NGUYỄN TẤT THÀNH*
hi Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì các quy định về các tội phạm trong lĩnh vực kinh tế càng tiếp tục có nhiều biến động. Thực tiễn cho thấy, trong q trình phát triển kinh tế, lợi dụng các chính sách khuyến khích sự năng động, sáng tạo của các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế nên đã xuất hiện một số hành vi vi phạm pháp luật, thể hiện tính nguy hiểm rất lớn cho xã hội, có nơi, có lúc diễn biến nghiêm trọng nhưng lại chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS) là tội phạm (chưa được tội phạm hoá). Ngược lại, cũng từ hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng cho thấy, một số hành vi khơng cịn mang tính nguy hiểm cho xã hội đến mức đáng kể, khơng còn phù hợp trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, thể hiện ở việc nhiều năm qua rất ít xảy ra, thậm chí chúng ta khơng xử lý về hình sự nhưng vẫn được quy định trong BLHS. Do vậy, để bảo vệ các mối quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực kinh tế một cách có hiệu quả địi hỏi các quy định của pháp luật hình sự ln ln
phải duy trì được một mức độ “tiệm cận” nhất định đối với các quan hệ này. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi xin được đề cập đến một số nguyên tắc để xác định độ “tiệm cận” này, hay nói khác, đó chính là các ngun tắc giúp q trình tội phạm hố các hành vi trong lĩnh vực kinh tế một cách kịp thời chính xác và có hiệu quả.