Mobifone và Viettel đồng loạt tăng giá cước 3G
Liên quan đến việc ba doanh nghiệp viễn thông lớn gồm MobiFone, Viettel và VinaPhone điều chỉnh giá cước dịch vụ truy cập Internet qua mạng di động 3G từ ngày 16/10/2013, trước phản ánh của dư luận, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương đã tiến hành thu thập, đánh giá các thông tin, tài liệu để xác minh sự việc. Việc xác minh của cơ quan có thẩm quyền xoay quanh hai nội dung:
(i) Có hay khơng việc các nhà mạng thỏa thuận tăng giá cước vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh về thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp?
(ii) Hành vi tăng giá cước của các nhà mạng có phải là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường áp đặt giá bán dịch vụ một cách bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng, vi phạm khoản 2 Điều 13 Luật Cạnh tranh?
47
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHẤPSưë 06 (262) T3/2014 Sưë 06 (262) T3/2014
CHĐNH SẤCH
Chúng tơi sẽ phân tích việc áp dụng các quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của Luật Cạnh tranh để xác định hành vi của ba nhà mạng có phải là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để áp đặt giá bán dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng.
Để có thể kết luận việc ba nhà mạng đồng thời tăng giá dịch vụ 3G là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để áp đặt giá bán hàng hóa dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng, cần chứng minh nhóm ba doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường và hành vi của ba doanh nghiệp thực hiện thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành của hành vi áp đặt giá bán dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng theo quy định của khoản 2 Điều 27 Nghị định 116.
Đối với nội dung thứ nhất, căn cứ vào kết quả xác minh, thu thập thông tin về thị trường và thị phần, căn cứ vào quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 11 Luật Cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền đã xác định ba doanh nghiệp Viettel, Vinaphone và Mobifone là nhóm doanh nghiệp thống lĩnh trên thị trường dịch vụ dữ liệu 3G. Tuy nhiên, đối với nội dung thứ hai, cơ quan có thẩm quyền đã kết luận là chưa có đủ căn cứ để coi đây là hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
Theo khoản 2, Điều 27 Nghị định 116, hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng nếu cầu về hàng hóa, dịch vụ khơng tăng đột biến tới mức vượt q công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện:
- Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó;
- Khơng có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá.
Như vậy, để xác định hành vi này, cơ quan có thẩm quyền cần chứng minh các dấu hiệu sau đây:
- Có hiện tượng giá bán lẻ trung bình của hàng hóa, dịch vụ trên cùng thị trường liên quan tăng vượt quá mức 5% so với trước đó trong 60 ngày liên tiếp.
- Cầu về hàng hóa, dịch vụ khơng tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp, tức là chứng minh việc tăng giá của doanh nghiệp không phải là hệ quả tác động của quy luật cung - cầu và giá cả, không dựa trên những quy luật, cơ sở kinh tế hợp lý.
- Không tồn tại các biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó lên quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi có hiện tượng tăng giá.
Căn cứ vào quy định, có thể hiểu ngược lại, việc tăng giá bán, hàng hóa, dịch vụ khơng bị coi là bất hợp lý, có thể chấp nhận được nếu:
- Giá bán lẻ trung bình của hàng hóa, dịch vụ trên cùng thị trường liên quan tăng nhưng không vượt quá mức 5% trong mọi trường hợp, hoặc
- Có sự tăng đột biến cầu về hàng hóa, dịch vụ tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp, trong trường hợp này mức tăng giá của doanh nghiệp sẽ khơng bị khống chế (doanh nghiệp có thể tăng giá vượt quá mức 5%), hoặc
- Tồn tại những biến động bất thường làm tăng chi phí sản xuất của hàng hóa, dịch vụ lên quá 5%, trong trường hợp này doanh nghiệp cũng được tăng giá bán mà không bị khống chế mức tăng.
Căn cứ vào kết quả xác minh của Cục Quản lý cạnh tranh công bố ngày 27/12/2013 cho thấy, cơ quan có thẩm quyền đã xem xét ba yếu tố để xác định dấu hiệu về hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng, cụ thể:
- Về dấu hiệu mức độ tăng giá cước, Cục Quản lý cạnh tranh khẳng định có sự tăng giá cước trung bình khoảng 20%, vượt
CHĐNH SẤCH
49
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHẤPSưë 06 (262) T3/2014 Sưë 06 (262) T3/2014
quá mức 5% theo quy định, nhưng Cục cũng lý giải thêm là việc điều chỉnh giá là thực hiện theo chủ trương, định hướng điều chỉnh giá cước viễn thơng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu và được sự phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông. Phần lý giải thêm của cơ quan quản lý cạnh tranh gợi lên suy nghĩ về một vấn đề, là Luật Cạnh tranh có cho phép sự ứng xử khác đối với doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp tăng giá vượt quá mức cho phép theo quy định của Luật Cạnh tranh, nhưng phù hợp với chủ trương, quyết định và được sự cho phép của cơ quan nhà nước về ngành, lĩnh vực hay không?
- Về biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất, trên cơ sở phân tích báo cáo giá thành của ba nhà mạng đã được Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận, Cục quản lý cạnh tranh kết luận khơng có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất dịch vụ dữ liệu 3G vượt quá mức 5% theo quy định tại điểm b, khoản 2 điều 27 Nghị đinh 116.
- Về quan hệ cung cầu trên thị trường, căn cứ vào báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình điều chỉnh giá cước dịch vụ dữ liệu thông tin di động 3G của Bộ Thông tin và Truyền thơng tại cơng văn số 3304/BTTTT-CVT ngày 06/11/2013, tính đến tháng 9/2013, số thuê bao của ba doanh nghiệp liên quan đạt 18,9 triệu thuê bao, đồng thời dung lượng cũng tăng mạnh, vượt quá khả năng cung cấp dịch vụ với chất lượng đảm bảo của mạng lưới.
Như vậy, trong ba dấu hiệu để xác định nhóm doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng, thì hành vi của nhóm ba doanh nghiệp viễn thơng mới thỏa mãn hai dấu hiệu (có hiện tượng tăng giá vượt quá 5% theo quy định, không tồn tại biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của
hàng hóa, dịch vụ) tuy nhiên, dấu hiệu cầu về hàng hóa, dịch vụ khơng tăng đột biến thì khơng thỏa mãn. Do đó, Cục Quản lý cạnh tranh kết luận, chưa đủ cơ sở để coi đây là hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật cạnh tranh5. Kết luận này cho thấy, để xác định hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong trường hợp này đòi hỏi phải thỏa mãn cả ba dấu hiệu, chỉ cần một trong ba dấu hiệu khơng thỏa mãn thì dù việc tăng giá của doanh nghiệp có cao đến mấy cũng không bị coi là vi phạm. Với vụ việc này, mức tăng giá cước trung bình là 20% (vượt quá mức 5% theo quy định) nhưng giả sử mức tăng giá cước trung bình mà ba doanh nghiệp viễn thơng đưa ra khơng phải chỉ là 20%, mà là 50% hoặc thậm chí hơn nữa, thì chỉ cần chỉ ra là có tồn tại một trong hai dấu hiệu hoặc là có sự biến động bất thường của thị trường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ quá 5% hoặc có biến động về quan hệ cung cầu trên thị trường thì việc tăng giá đó cũng khơng bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Việc áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh trong giải quyết vụ việc tăng giá cước 3G cho thấy một lỗ hổng của Luật Cạnh tranh. Trong khi Luật Cạnh tranh quy định nếu khơng có biến động về quan hệ cung cầu trên thị trường, khơng có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ q 5% thì khơng cho phép các doanh nghiệp thống lĩnh tăng giá bán trung bình của hàng hóa, dịch vụ q 5%, nhưng ngược lại, nếu chỉ cần xảy ra một trong hai trường hợp có biến động về quan hệ cung - cầu, hoặc có biến động thị trường làm tăng giá thành sản xuất lên quá 5% thì các doanh nghiệp lại được thoải mái tăng giá mà khơng bị Luật Cạnh tranh điều chỉnh. Đó là lý do tại sao kết luận của Cục Quản lý cạnh tranh, mặc dù dựa trên những căn cứ xác đáng của pháp luật (với giả thiết là các số liệu, tài liệu