- Địn gị: Có nhiều kiểu, dạng như cái chạc 3 được làm bằng gỗ hoặc thép. Dùng để gò, uốn sản phẩm.
- Kìm: Cũng có nhiều loại, nhiều cỡ. Chủ yếu dùng để gắp, ghép các chi tiết nhỏ, các mối hàn.
- Ve: Cũng có nhiều loại, có những tên gọi khác nhau theo đặc trưng. Ve nét: chủ yếu dùng để đi nét. Ve dong: lưỡi dẹt, rộng 3cm, dùng để dong đường thẳng, đường lượn các họa tiết. Ve hạ: có nhiều loại lưỡi, hình bán nguyệt, hình giọt nước. Ve hạ dùng để nâng hình ở mặt phải của họa tiết. Ve thúc: đầu tròn, dùng để tia những cánh hoa, gân lá và những nét nhỏ mảnh hình tam giác, hình chữ nhật,….
Ngồi ra, cịn có các dụng cụ như thúc, bàn kéo, bàn đạp sừng hay các loại lị, các loại lị, các loại nồi, khn mà, nỉa, kéo, díp, giũa, cân tiểu ly...
Chuẩn bị nguyên liệu
Trước đây cũng như hiện nay, nguồn nguyên liệu chế tác của làng chạm bạc Đồng Xâm được thu nhập từ nhiều nơi, nhưng chủ yếu là do các khách hàng đưa lại dựa trên yêu cầu sản phẩm của họ.
Người thợ chọn nguyên liệu dựa trên bốn tiêu chí: màu sắc, độ vang, vết gãy, độ nóng chảy. Theo đó, nguyên liệu sẽ được chia làm hai loại tốt và xấu.Nguyên liệu chính là: Đồng, Thau, Vàng, Bạc, Niken.
Đồng là loại đồng đỏ, đa số được nhập của nước ngoài và lượng lớn từ Trung Quốc, Nga. Đồng đỏ là đồng được trải mỏng như tấm vải và được cuộn lại. Độ dày của đồng đỏ có nhiều chủng loại khác nhau từ 2mm đến 5mm.
Thau là loại đồng vàng, chủng loại thau tấm lá cũng giống như đồng đỏ, có màu vàng và cứng hơn đồng đỏ, dùng để làm những sản phẩm cần độ cứng cao hơn. Thau dây cũng có nhiều loại như dây đồng đỏ, đồng vàng dùng để làm các việc như tạo các đường chỉ tròn vào sản phẩm hoặc làm tai quai các loại ấm chén nhỏ và suốt của các bản lề hộp.
Vàng bạc là kim loại quý đắt tiền chỉ dùng làm đồ trang sức, riêng bạc cịn có thể dùng để làm các vận dụng khác như ấm chén bạc, bát đũa bạc và các hộp để đựng đồ quý. Hàng xuất khẩu thì đa số làm bằng bạc hoặc cốt đồng mạ bạc.
Về nguyên liệu, người thợ Đồng Xâm còn phải sử dụng một số nguyên liệu phụ khác như: Xi, hàn the, axit sunfuric.
Xi là loại nhựa thông colofan, chế biến thành xi để dán các sản phẩm vào để chạm trổ cho khỏi bị bẹp, xi khi gặp nóng thì chảy ra thành nước để nguội thì rắn chặt lại và có độ dính cao. Xi được cho vào chảo đồng hoặc nhôm đem nấu lên cho chảy ra rồi để xi ra tấm gỗ chờ cho xi gắn chặt vào tấm gỗ gọi là bàn xi.
Khi chế tác sản phẩm vàng, bạc, đồng, thau sẽ hơ nóng mặt bàn xi cho xi chảy ra có độ dính cao, đem dán sản phẩm vào xi, khi xi nguội cứng lại sản phẩm nằm chặt trên mặt bàn xi mới có thể chạm trổ được.
Hàn the à chất dẫn chảy khi muốn nấu chảy vàng, bạc, đồng, thau hoặc khi muốn hàn liền lại đều cần phải có hàn the.
Axit sunfuric dùng để tẩy rửa cho vàng, bạc, đồng, thau khi qua lửa xạm lại sẽ trở lại màu như cũ.
2.2.5.2. Chế biến nguyên liệu:
Trước hết là công đoạn tuyển bạc.
Trước khi thực hiện công đoạn tuyển bạc cần chuẩn bị một nồi nấu và một lò nấu. Nồi nấu bạc làm bằng hỗn hợp chất vôi, gạch non và tro bếp được lọc kỹ, trộn đều với nước. Đến độ dẻo nhất định thì hỗn hợp được đắp thành nồi. Nồi nấu đã có hình lịng chảo. Lị được kht sâu xuống lịng đất như kiểu lị rèn, có bễ thổi lửa và người ta đun lị bằng than đá.
Người ta cho nguyên liệu vào nồi và thổi lửa, khi bạc chảy thành nước thì cho than chì, đồng hoặc niken vào để tạo ra một lượng hợp kim có độ rắn và dẻo. Tùy vào chất lượng bạc mà cho nhiều hay ít. Khi được pha trộn, chì sẽ hút hết tạp chất và kết tủa dưới đáy nồi thành xi bạc, phần xi này sẽ bỏ đi. Còn phần bạc nguyên chất sẽ nổi lên phía trên mặt nước.
Trong q trình luyện xong, có thể dùng thêm axit sunfuric và phèn chua để tẩy trắng bạc, khi hỗn hợp nóng chảy, người ta cho thêm vào nồi một ít hàn the có tác dụng làm bạc thêm lỗng, muối làm bạc dóc khn và làm bạc không bị vỡ khi dán, cán.
Tiếp theo là đúc bạc nén:
Cũng như công đoạn tuyển bạc, để thực hiện đúc bạc nén phải chuẩn bị trước cơng cụ. Lị đúc vẫn dùng lị cũ, chỉ có nồi đúc là phải thay mới. Nguyên liệu đắp nồi là đất sét. Ngoài ra, người thợ cịn phải chuẩn bị khn đúc bạc.
Loại khuôn này gọi là thảo. Thảo làm bằng đất, đồng hoặc sắt. Loại thảo bằng sắt là thông dụng nhất do ưu thế vượt trội hơn hẳn, nó khơng dễ vỡ cũng không bị co giãn trong nhiệt độ cao.
Trước khi đặt nồi lên lò luyện người thợ cho một ít hàn the vào nồi để nó phát huy tác dụng làm lỗng bạc. Sau đó nguyên liệu cho vào nồi, đun nóng cho đến khi nóng chảy thì cho bạc vào khuôn. Lưu ý là khuôn này đã được nung nóng và láng một lượt dầu hỏa, rắc một ít than gỗ thơng lên trên để chống dính. Vừa đổ bạc vào khuôn, người thợ phải cầm chuôi khuôn lắc đều để bạc trải đều ra các góc cạnh. Cuối cùng là đổ bạc ra để khô.
Chúng ta thường thấy trên những nén bạc thường có dấu khắc tên hay dấu kí hiệu của người sản xuất, những kí hiệu này là dấu hiệu chứng minh nguồn gốc tạo ra nó, đảm bảo danh tiếng của chủ nhân nó. Những kí hiệu này được khắc vào lúc này, tức là lúc trước khi bạc khô.
Cuối cùng là luyện bạc:
Để luyện bạc cần có một nồi luyện được chế tạo khá công phu. Người ta đắp nồi bằng đất sét trộn giấy bản và hàn the theo tỷ lệ nhất định. Chiếc nồi này phải đảm bảo chịu được nhiệt độ rất lớn của lò lửa.
Như vậy thợ bạc Đồng Xâm tuyển bạc rồi đúc ra bạc nén. Sau đó lại làm ngược lại là luyện bạc từ bạc 10 sang bạc thấp hơn. Dù đây chỉ là công đoạn chuẩn bị nhưng rất công phu, mất nhiều thời gian chế tác pha hợp kim để giữ bí mật nghề nghiệp.
2.2.5.3. Chạm bạc
Trước khi tiến hành chạm bạc, người thợ phải dát bạc, họ dùng búa để làm biến dạng thỏi bạc thành một tấm kim loại mỏng, có chiều dài và chiều rộng như yêu cầu sản phẩm. Bề mặt tấm bạc dát được gia công rất phẳng và nhẵn, độ dày trung bình từ 0,5mm đến 0,6mm. Dát bạc địi hỏi trình độ tay nghề cao đồng thời tiêu phí nhiều thời gian và sức lực của người thợ.
Hình 2.6. Tấm đồng sau khi dát
Sau cơng đoạn dát là chạm. Trước tiên, người thợ phải chuẩn bị sẵn sơ đồ, hình mẫu, kích thước của sản phẩm. Do chạm bạc có nhiều kĩ thuật nên sẽ phải có một sơ đồ phác thảo chi tiết trên bản vẽ sản phẩm ứng với từng kĩ thuật. Mục đích của việc này là tạo sự hài hòa cho sản phẩm, một số sản phẩm cần có một cơng cụ chun biệt.
Có 3 kỹ thuật chạm cơ bản:
- Chạm ám: Chạm ám còn gọi là chạm trơn. Người thực hiện chạm trơn trên một bàn vuông. Thực chất đây là cái giá đã được sử dụng để dát bạc. Tấm bạc đã dát được cắt theo hình sản phẩm và gắn chặt vào bàn xi. Dùng dụng cụ các loại đi hình, tỉa sét, chạm các hoa văn, hoa lá, đường triện lên cả hai mặt trước và sau của tấm dát. Gọi công đoạn này là chạm ám hay chạm trơn vì các nét chạm đều trên một mặt phẳng, như một bức tranh kim loại.
- Chạm nổi: sau chạm trơn là chạm nổi, còn gọi là chạm thúc. Dùng ve thúc nổi các họa tiết lên thật căng, độ nổi cao hay thấp phụ thuộc vào từng sản phẩm. Sau đó lấy ga làm nóng chảy bàn xi, úp mặt phải của tấm dát xi, dùng ve chạy theo đường biên các hình nổi để nâng lên sau đó tách, tỉa, trang trí các loại ve xăm, ve chữ, vảy rồng. Sau khi các họa tiết in lên, lại dùng ve hạ làm nhẵn phẳng các khối hoa văn và lấy ve cát chạm lên bên cạnh thành những nền tấm nhỏ li ti nhằm làm nổi rõ các hình chạm.
- Chạm thủy: Ngồi chạm ám và chạm nổi người thợ cịn dùng kĩ thuật chạm thủy. Tuy nhiên, kĩ thuật này chỉ dùng cho yêu cầu tạo chiều sâu cho sản phẩm. Dụng cụ chạm thủy là ve rứt trống có lưỡi nhọn và sắc. Khi tiến hành thì khơng phải chạm bề mặt mà chạm thủng tấm dát, tạo ra những khoảng trong bao quanh các mảng chạm có hoa văn.
Nhìn chung ba kĩ thuật chạm rất phức tạp, địi hỏi một kĩ thuật riêng với độ khó dễ khác nhau. Thơng thường trong q trình tạo một sản phẩm thường kết hợp hai kĩ thuật chạm ám và nổi, còn kĩ thuật chạm thủy chỉ dùng ở một số sản phẩm nhất định.
Có 4 giai đoạn chạm bạc chính:
- Tạo mẫu sản phẩm: Tạo mẫu sản phẩm là một công việc phức tạp. Người thợ có thể tạo ra một mẫu sản phẩm hồn tồn mới hoặc có thể nhái lại dáng một sản phẩm nào đó. Vì thế việc tạo mẫu cũng phân chia thành hai loại. Nếu là sản phẩm mới hay cải tiến, người thợ tự tưởng tượng kết hợp với sự
quan sát tinh tế, tạo ra kiểu dáng lạ mắt, sinh động, có hoa văn trang trí tinh xảo. Đối với hàng sao chép thì người thợ dùng cách “in kiểu”. Dùng giấy trắng mỏng đặt lên mẫu định in rồi lấy giấy than chì bơi đè lên mặt tờ giấy. Sau đó dán mẫu lên mặt kim loại, dùng ve thúc trực tiếp vào các hoa văn thủng qua tờ giấy vào bề mặt kim loại.
Hình 2.8. Máy dập tạo mẫu theo khuôn
- Tạo dáng sản phẩm: Tạo dáng sản phẩm chủ yếu sử dụng kĩ thuật trơn, gị thúc tạo dáng ban đầu. Cơng đoạn này sử dụng nhiều công cụ như búa thúc, búa vả, mà gỗ, mà sắt, đòng gò, đe,... Cơng việc này địi hỏi kĩ thuật cao để tạo dáng thanh thoát, cân đối cho sản phẩm.
Hình 2.10. Sản phẩm sau khi tạo dáng
- Hàn nối các bộ phận: Người thợ kim hồn bơi hàn the vào phần cần ghép nối với tác dụng tẩy sạch các bụi bẩn trong q trình chạm. Sau đó dùng vẩy hàn (vẩy đơng) bơi vào vị trí muốn hàn nối, tiếp đó ống hơi để hàn các mối nối, lắp ráp các chi tiết lại với nhau khi mà các sản phẩm không làm liền khối được. Công đoạn này được dùng để hàn các chi tiết cổ, bình, lọ hoa vào thân, hàn phần đế và phần thân.
- Đánh bóng sản phẩm: Các sản phẩm sau khi được hàn xong sẽ được đánh bóng, làm sáng. Đây chính là bước cuối cùng để sản xuất ra sản phẩm. Đầu tiên người thợ kim hoàn Đống Xâm ngâm sản phẩm vào dung dịch axit để sản phẩm có màu sáng hơn, sau đó dùng quả phớt (chạy bằng mơ tơ, có đầu gắn bơng hoặc nỉ) ma sát vào sản phẩm. Như vậy, sản phẩm sẽ có màu sáng bóng.
Và sau những giai đoạn trên, thợ chạm sẽ mạ bạc tùy theo từng loại sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
2.2.6. Các loại hình sản phẩm
Sản phẩm của làng nghề Đồng Xâm chủ yếu được chế tác từ bạc các loại. Ngoài ra, tùy theo hợp đồng, một số loại sản phẩm sẽ được mạ bạc theo yêu cầu, phần cốt bên trong sử dụng chủ yếu là đồng thau.
Các sản phẩm của làng nghề Đồng Xâm thường chia làm ba loại: Hàng thờ cúng, hàng trang sức, hàng mỹ nghệ.
2.2.6.1. Hàng thờ cúng
Gồm một số loại thường thấy như: đỉnh, vạc, lư hương, đĩa quả, mũ thờ, ….Chủng loại hàng thờ tự không nhiều thường là những thành phẩm đơn chiếc, về mẫu mã cơ bản vẫn là những mẫu chung chế tác theo các đồ thờ cúng làm bằng gỗ, bằng đồng tại những đình, chùa, đền, miếu nhưng được “biến tấu” đi chút ít và kích thước được thu gọn do giá thành của chất liệu.
Dù các hàng thờ cúng có chức năng phục vụ nhu cầu tôn giáo nhưng đối với khách hàng nước ngồi thì đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu được họ đặc biệt ưa thích, một dạng “đồ cổ” trong mắt người nước ngoài.
2.2.6.2. Hàng trang sức
Phải kể đến như vòng tay, vòng cổ, hoa tai, nhẫn, lắc, …. Mỗi loại lại được chia thành nhiều kiểu khác nhau. Chỉ riêng nhẫn đã có các kiểu: magie, gióng, trúc, lịng máng, mặt nhật, mặt vuông, mặt ngọc, mặt đá các màu, mặt tạo thành dây, riêng mặt dây chuyền cũng gồm rất nhiều loại mẫu mã. Đồ trang sức thường sở hữu nhiều chi tiết nhỏ, cầu kì nên những mặt hàng này thường địi hỏi tính kiên nhẫn, tỉ mỉ của người thợ.
Thông thường người thợ chạm một số hoa văn nhỏ, tinh xảo vào đồ trang sức. Muốn có sản phẩm đẹp phải dùng bạc tốt, hơn nữa nhu cầu của con người ngày càng cao nên người thợ luôn cải biến mẫu mã, tạo ra sản phẩm độc đáo. Tuy nhiên, hiện nay đồ trang sức bằng bạc khơng cịn được ưa chuộng nữa nên việc sản xuất mặt hàng này cũng giảm mạnh. Người Đồng Xâm chuyển sang sản xuất theo đơn hàng chứ không sản xuất nhiều như trước nữa.
Hình 2.12. Hàng trang sức
2.2.6.3. Hàng mỹ nghệ
Đây là dòng sản phẩm chiến lược và cũng được coi là mang đến nguồn kinh tế chính cho những người thợ ở đây. Hàng mỹ nghệ Đồng Xâm cũng sở hữu nhiều loại khác nhau từ những thứ nhỏ như con giống, tượng, … cho tới
bình trà, khay, lọ hoa, tranh đồng, …. Trong mặt hàng mỹ nghệ này thì các bức tranh khảm rất được chú ý, đề tài tranh rất phong phú, người nghệ nhân thường kết hợp khéo léo yếu tố cổ và kim, màu sáng và tối để làm nổi bật các chi tiết. Người xem có cảm giác như đang chứng kiến cảnh thật.
Hình 2.13. Bộ ấm chén được trang trí bằng hoa văn chạm bạc
2.2.7. Các vấn đề về mơi trường
Ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí: Ngun liệu chính của làng nghề chạm bạc là đồng thau, vàng, bạc. Đã nói đến kim loại thì sản xuất đều phải dùng hóa chất độc hại để hóa mạ và tẩy rửa khử sạch lắp ráp và đánh bóng khi thành phẩm. Cách xử lý cho nguồn nước thải của các cơ sở cịn rất tùy tiện, có những cơ sở đào hố ngầm, có những cơ sở đổ ra ao hồ và chảy ra sông dọc xã rồi chảy ra sơng Trà Lý. Cịn hóa bạc của các cơ sở thì đem ra giữa những cánh đồn hoặc ngồi bãi sơng Trà Lý để đổ trực tiếp.
Trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu, những người thợ vẫn hàng ngày tiếp xúc với hóa chất độc hại nhưng chỉ có một số ít trong đó trang bị phương tiện bảo hộ lao động. Trong một vài năm trở lại đây, Đảng bộ và nhân dân xã Đồng Xâm cũng đã có những cải tiến, xây dựng những cơ sở hóa mạ tập trung theo từng khu vực, đảm bảo đầy đủ hệ thống xử lý nguồn nước hóa chất thải góp phấn hạn chế ơ nhiễm nguồn nước cũng như khơng khí của địa phương.
Ơ nhiễm tiếng ồn: Những tiếng đục, gõ, chạm, … diễn ra trong suốt quá trình chạm bạc đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, trường học, trạm ý tế, …. Do đặc thù là làng nghề gia truyền, nên có rất nhiều hộ kinh doanh nhỏ