Cuộn đồng, thau được dùng làm nguyên liệu chạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tích hợp chạm bạc nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông (Trang 48 - 52)

Thau là loại đồng vàng, chủng loại thau tấm lá cũng giống như đồng đỏ, có màu vàng và cứng hơn đồng đỏ, dùng để làm những sản phẩm cần độ cứng cao hơn. Thau dây cũng có nhiều loại như dây đồng đỏ, đồng vàng dùng để làm các việc như tạo các đường chỉ tròn vào sản phẩm hoặc làm tai quai các loại ấm chén nhỏ và suốt của các bản lề hộp.

Vàng bạc là kim loại quý đắt tiền chỉ dùng làm đồ trang sức, riêng bạc cịn có thể dùng để làm các vận dụng khác như ấm chén bạc, bát đũa bạc và các hộp để đựng đồ quý. Hàng xuất khẩu thì đa số làm bằng bạc hoặc cốt đồng mạ bạc.

Về nguyên liệu, người thợ Đồng Xâm còn phải sử dụng một số nguyên liệu phụ khác như: Xi, hàn the, axit sunfuric.

Xi là loại nhựa thông colofan, chế biến thành xi để dán các sản phẩm vào để chạm trổ cho khỏi bị bẹp, xi khi gặp nóng thì chảy ra thành nước để nguội thì rắn chặt lại và có độ dính cao. Xi được cho vào chảo đồng hoặc nhôm đem nấu lên cho chảy ra rồi để xi ra tấm gỗ chờ cho xi gắn chặt vào tấm gỗ gọi là bàn xi.

Khi chế tác sản phẩm vàng, bạc, đồng, thau sẽ hơ nóng mặt bàn xi cho xi chảy ra có độ dính cao, đem dán sản phẩm vào xi, khi xi nguội cứng lại sản phẩm nằm chặt trên mặt bàn xi mới có thể chạm trổ được.

Hàn the à chất dẫn chảy khi muốn nấu chảy vàng, bạc, đồng, thau hoặc khi muốn hàn liền lại đều cần phải có hàn the.

Axit sunfuric dùng để tẩy rửa cho vàng, bạc, đồng, thau khi qua lửa xạm lại sẽ trở lại màu như cũ.

2.2.5.2. Chế biến nguyên liệu:

 Trước hết là công đoạn tuyển bạc.

Trước khi thực hiện công đoạn tuyển bạc cần chuẩn bị một nồi nấu và một lò nấu. Nồi nấu bạc làm bằng hỗn hợp chất vôi, gạch non và tro bếp được lọc kỹ, trộn đều với nước. Đến độ dẻo nhất định thì hỗn hợp được đắp thành nồi. Nồi nấu đã có hình lịng chảo. Lị được kht sâu xuống lịng đất như kiểu lị rèn, có bễ thổi lửa và người ta đun lò bằng than đá.

Người ta cho nguyên liệu vào nồi và thổi lửa, khi bạc chảy thành nước thì cho than chì, đồng hoặc niken vào để tạo ra một lượng hợp kim có độ rắn và dẻo. Tùy vào chất lượng bạc mà cho nhiều hay ít. Khi được pha trộn, chì sẽ hút hết tạp chất và kết tủa dưới đáy nồi thành xi bạc, phần xi này sẽ bỏ đi. Còn phần bạc nguyên chất sẽ nổi lên phía trên mặt nước.

Trong q trình luyện xong, có thể dùng thêm axit sunfuric và phèn chua để tẩy trắng bạc, khi hỗn hợp nóng chảy, người ta cho thêm vào nồi một ít hàn the có tác dụng làm bạc thêm lỗng, muối làm bạc dóc khn và làm bạc không bị vỡ khi dán, cán.

 Tiếp theo là đúc bạc nén:

Cũng như công đoạn tuyển bạc, để thực hiện đúc bạc nén phải chuẩn bị trước cơng cụ. Lị đúc vẫn dùng lị cũ, chỉ có nồi đúc là phải thay mới. Nguyên liệu đắp nồi là đất sét. Ngoài ra, người thợ cịn phải chuẩn bị khn đúc bạc.

Loại khuôn này gọi là thảo. Thảo làm bằng đất, đồng hoặc sắt. Loại thảo bằng sắt là thông dụng nhất do ưu thế vượt trội hơn hẳn, nó khơng dễ vỡ cũng khơng bị co giãn trong nhiệt độ cao.

Trước khi đặt nồi lên lị luyện người thợ cho một ít hàn the vào nồi để nó phát huy tác dụng làm lỗng bạc. Sau đó nguyên liệu cho vào nồi, đun nóng cho đến khi nóng chảy thì cho bạc vào khn. Lưu ý là khn này đã được nung nóng và láng một lượt dầu hỏa, rắc một ít than gỗ thơng lên trên để chống dính. Vừa đổ bạc vào khn, người thợ phải cầm chuôi khuôn lắc đều để bạc trải đều ra các góc cạnh. Cuối cùng là đổ bạc ra để khô.

Chúng ta thường thấy trên những nén bạc thường có dấu khắc tên hay dấu kí hiệu của người sản xuất, những kí hiệu này là dấu hiệu chứng minh nguồn gốc tạo ra nó, đảm bảo danh tiếng của chủ nhân nó. Những kí hiệu này được khắc vào lúc này, tức là lúc trước khi bạc khô.

 Cuối cùng là luyện bạc:

Để luyện bạc cần có một nồi luyện được chế tạo khá công phu. Người ta đắp nồi bằng đất sét trộn giấy bản và hàn the theo tỷ lệ nhất định. Chiếc nồi này phải đảm bảo chịu được nhiệt độ rất lớn của lò lửa.

Như vậy thợ bạc Đồng Xâm tuyển bạc rồi đúc ra bạc nén. Sau đó lại làm ngược lại là luyện bạc từ bạc 10 sang bạc thấp hơn. Dù đây chỉ là công đoạn chuẩn bị nhưng rất công phu, mất nhiều thời gian chế tác pha hợp kim để giữ bí mật nghề nghiệp.

2.2.5.3. Chạm bạc

Trước khi tiến hành chạm bạc, người thợ phải dát bạc, họ dùng búa để làm biến dạng thỏi bạc thành một tấm kim loại mỏng, có chiều dài và chiều rộng như yêu cầu sản phẩm. Bề mặt tấm bạc dát được gia cơng rất phẳng và nhẵn, độ dày trung bình từ 0,5mm đến 0,6mm. Dát bạc địi hỏi trình độ tay nghề cao đồng thời tiêu phí nhiều thời gian và sức lực của người thợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tích hợp chạm bạc nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)