Khn mẫu để tạo hình trước khi chạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tích hợp chạm bạc nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông (Trang 52)

 Có 3 kỹ thuật chạm cơ bản:

- Chạm ám: Chạm ám còn gọi là chạm trơn. Người thực hiện chạm trơn trên một bàn vuông. Thực chất đây là cái giá đã được sử dụng để dát bạc. Tấm bạc đã dát được cắt theo hình sản phẩm và gắn chặt vào bàn xi. Dùng dụng cụ các loại đi hình, tỉa sét, chạm các hoa văn, hoa lá, đường triện lên cả hai mặt trước và sau của tấm dát. Gọi công đoạn này là chạm ám hay chạm trơn vì các nét chạm đều trên một mặt phẳng, như một bức tranh kim loại.

- Chạm nổi: sau chạm trơn là chạm nổi, còn gọi là chạm thúc. Dùng ve thúc nổi các họa tiết lên thật căng, độ nổi cao hay thấp phụ thuộc vào từng sản phẩm. Sau đó lấy ga làm nóng chảy bàn xi, úp mặt phải của tấm dát xi, dùng ve chạy theo đường biên các hình nổi để nâng lên sau đó tách, tỉa, trang trí các loại ve xăm, ve chữ, vảy rồng. Sau khi các họa tiết in lên, lại dùng ve hạ làm nhẵn phẳng các khối hoa văn và lấy ve cát chạm lên bên cạnh thành những nền tấm nhỏ li ti nhằm làm nổi rõ các hình chạm.

- Chạm thủy: Ngồi chạm ám và chạm nổi người thợ cịn dùng kĩ thuật chạm thủy. Tuy nhiên, kĩ thuật này chỉ dùng cho yêu cầu tạo chiều sâu cho sản phẩm. Dụng cụ chạm thủy là ve rứt trống có lưỡi nhọn và sắc. Khi tiến hành thì khơng phải chạm bề mặt mà chạm thủng tấm dát, tạo ra những khoảng trong bao quanh các mảng chạm có hoa văn.

Nhìn chung ba kĩ thuật chạm rất phức tạp, địi hỏi một kĩ thuật riêng với độ khó dễ khác nhau. Thơng thường trong q trình tạo một sản phẩm thường kết hợp hai kĩ thuật chạm ám và nổi, còn kĩ thuật chạm thủy chỉ dùng ở một số sản phẩm nhất định.

 Có 4 giai đoạn chạm bạc chính:

- Tạo mẫu sản phẩm: Tạo mẫu sản phẩm là một công việc phức tạp. Người thợ có thể tạo ra một mẫu sản phẩm hồn tồn mới hoặc có thể nhái lại dáng một sản phẩm nào đó. Vì thế việc tạo mẫu cũng phân chia thành hai loại. Nếu là sản phẩm mới hay cải tiến, người thợ tự tưởng tượng kết hợp với sự

quan sát tinh tế, tạo ra kiểu dáng lạ mắt, sinh động, có hoa văn trang trí tinh xảo. Đối với hàng sao chép thì người thợ dùng cách “in kiểu”. Dùng giấy trắng mỏng đặt lên mẫu định in rồi lấy giấy than chì bơi đè lên mặt tờ giấy. Sau đó dán mẫu lên mặt kim loại, dùng ve thúc trực tiếp vào các hoa văn thủng qua tờ giấy vào bề mặt kim loại.

Hình 2.8. Máy dập tạo mẫu theo khn

- Tạo dáng sản phẩm: Tạo dáng sản phẩm chủ yếu sử dụng kĩ thuật trơn, gị thúc tạo dáng ban đầu. Cơng đoạn này sử dụng nhiều công cụ như búa thúc, búa vả, mà gỗ, mà sắt, đòng gò, đe,... Cơng việc này địi hỏi kĩ thuật cao để tạo dáng thanh thoát, cân đối cho sản phẩm.

Hình 2.10. Sản phẩm sau khi tạo dáng

- Hàn nối các bộ phận: Người thợ kim hồn bơi hàn the vào phần cần ghép nối với tác dụng tẩy sạch các bụi bẩn trong q trình chạm. Sau đó dùng vẩy hàn (vẩy đơng) bơi vào vị trí muốn hàn nối, tiếp đó ống hơi để hàn các mối nối, lắp ráp các chi tiết lại với nhau khi mà các sản phẩm không làm liền khối được. Công đoạn này được dùng để hàn các chi tiết cổ, bình, lọ hoa vào thân, hàn phần đế và phần thân.

- Đánh bóng sản phẩm: Các sản phẩm sau khi được hàn xong sẽ được đánh bóng, làm sáng. Đây chính là bước cuối cùng để sản xuất ra sản phẩm. Đầu tiên người thợ kim hoàn Đống Xâm ngâm sản phẩm vào dung dịch axit để sản phẩm có màu sáng hơn, sau đó dùng quả phớt (chạy bằng mơ tơ, có đầu gắn bơng hoặc nỉ) ma sát vào sản phẩm. Như vậy, sản phẩm sẽ có màu sáng bóng.

Và sau những giai đoạn trên, thợ chạm sẽ mạ bạc tùy theo từng loại sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

2.2.6. Các loại hình sản phẩm

Sản phẩm của làng nghề Đồng Xâm chủ yếu được chế tác từ bạc các loại. Ngoài ra, tùy theo hợp đồng, một số loại sản phẩm sẽ được mạ bạc theo yêu cầu, phần cốt bên trong sử dụng chủ yếu là đồng thau.

Các sản phẩm của làng nghề Đồng Xâm thường chia làm ba loại: Hàng thờ cúng, hàng trang sức, hàng mỹ nghệ.

2.2.6.1. Hàng thờ cúng

Gồm một số loại thường thấy như: đỉnh, vạc, lư hương, đĩa quả, mũ thờ, ….Chủng loại hàng thờ tự không nhiều thường là những thành phẩm đơn chiếc, về mẫu mã cơ bản vẫn là những mẫu chung chế tác theo các đồ thờ cúng làm bằng gỗ, bằng đồng tại những đình, chùa, đền, miếu nhưng được “biến tấu” đi chút ít và kích thước được thu gọn do giá thành của chất liệu.

Dù các hàng thờ cúng có chức năng phục vụ nhu cầu tôn giáo nhưng đối với khách hàng nước ngồi thì đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu được họ đặc biệt ưa thích, một dạng “đồ cổ” trong mắt người nước ngoài.

2.2.6.2. Hàng trang sức

Phải kể đến như vòng tay, vòng cổ, hoa tai, nhẫn, lắc, …. Mỗi loại lại được chia thành nhiều kiểu khác nhau. Chỉ riêng nhẫn đã có các kiểu: magie, gióng, trúc, lịng máng, mặt nhật, mặt vng, mặt ngọc, mặt đá các màu, mặt tạo thành dây, riêng mặt dây chuyền cũng gồm rất nhiều loại mẫu mã. Đồ trang sức thường sở hữu nhiều chi tiết nhỏ, cầu kì nên những mặt hàng này thường địi hỏi tính kiên nhẫn, tỉ mỉ của người thợ.

Thơng thường người thợ chạm một số hoa văn nhỏ, tinh xảo vào đồ trang sức. Muốn có sản phẩm đẹp phải dùng bạc tốt, hơn nữa nhu cầu của con người ngày càng cao nên người thợ luôn cải biến mẫu mã, tạo ra sản phẩm độc đáo. Tuy nhiên, hiện nay đồ trang sức bằng bạc khơng cịn được ưa chuộng nữa nên việc sản xuất mặt hàng này cũng giảm mạnh. Người Đồng Xâm chuyển sang sản xuất theo đơn hàng chứ không sản xuất nhiều như trước nữa.

Hình 2.12. Hàng trang sức

2.2.6.3. Hàng mỹ nghệ

Đây là dòng sản phẩm chiến lược và cũng được coi là mang đến nguồn kinh tế chính cho những người thợ ở đây. Hàng mỹ nghệ Đồng Xâm cũng sở hữu nhiều loại khác nhau từ những thứ nhỏ như con giống, tượng, … cho tới

bình trà, khay, lọ hoa, tranh đồng, …. Trong mặt hàng mỹ nghệ này thì các bức tranh khảm rất được chú ý, đề tài tranh rất phong phú, người nghệ nhân thường kết hợp khéo léo yếu tố cổ và kim, màu sáng và tối để làm nổi bật các chi tiết. Người xem có cảm giác như đang chứng kiến cảnh thật.

Hình 2.13. Bộ ấm chén được trang trí bằng hoa văn chạm bạc

2.2.7. Các vấn đề về môi trường

Ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí: Ngun liệu chính của làng nghề chạm bạc là đồng thau, vàng, bạc. Đã nói đến kim loại thì sản xuất đều phải dùng hóa chất độc hại để hóa mạ và tẩy rửa khử sạch lắp ráp và đánh bóng khi thành phẩm. Cách xử lý cho nguồn nước thải của các cơ sở cịn rất tùy tiện, có những cơ sở đào hố ngầm, có những cơ sở đổ ra ao hồ và chảy ra sông dọc xã rồi chảy ra sơng Trà Lý. Cịn hóa bạc của các cơ sở thì đem ra giữa những cánh đồn hoặc ngồi bãi sông Trà Lý để đổ trực tiếp.

Trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu, những người thợ vẫn hàng ngày tiếp xúc với hóa chất độc hại nhưng chỉ có một số ít trong đó trang bị phương tiện bảo hộ lao động. Trong một vài năm trở lại đây, Đảng bộ và nhân dân xã Đồng Xâm cũng đã có những cải tiến, xây dựng những cơ sở hóa mạ tập trung theo từng khu vực, đảm bảo đầy đủ hệ thống xử lý nguồn nước hóa chất thải góp phấn hạn chế ơ nhiễm nguồn nước cũng như khơng khí của địa phương.

Ơ nhiễm tiếng ồn: Những tiếng đục, gõ, chạm, … diễn ra trong suốt quá trình chạm bạc đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, trường học, trạm ý tế, …. Do đặc thù là làng nghề gia truyền, nên có rất nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Chính vì thế mà vẫn đề ơ nhiễm tiếng ồn vẫn chưa thể xử lí được triệt để.

2.3. Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp “Chạm bạc”

2.3.1. Xây dựng chủ đề “Chạm bạc”

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, Hồng Thái, Thái Bình là một trong những làng nghề thủ công lâu đời trên địa bàn thành phố Thái Bình. Khơng chỉ gắn bó và góp phần tạo kinh tế ổn định cho người dân địa phương, chạm bạc còn là một trong những điều phải nhắc đến mỗi khi nói tới Thái Bình. Tuy nhiên, khơng phải bất kì HS nào trên địa bàn tỉnh cũng thực sự hiểu hết về chạm bạc cũng như những ý nghĩa của làng nghề. Vậy chạm bạc là gì? Nguồn gốc và quá trình phát triển nghề chạm bạc? Quy trình sản xuất diễn ra như thế nào? Có

những loại hình sản phẩm nào là kết quả của quá trình chạm bạc? …. Để trả lời cho những câu hỏi này, HS có thể vận dụng kiến thức cũ trong nhiều môn học để giải quyết được các vấn đề thực tiễn của địa phương, đồng thời từ đó HS cũng có cơ hội để lĩnh hội được các kiến thức trong thực tế khơng có trong sách vở.

Trên cơ sở phân tích nội dung chương trình các bộ mơn Vật Lí, Hóa Học, Địa Lý, … ở THPT, chúng tôi chia chủ đề thành những phần nội dung chính như sau:

- Nội dung 1: Tìm hiểu về làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình

- Nội dung 2: Tìm hiểu và hệ thống kiến thức về chạm bạc - Nội dung 3: Tìm hiểu nâng cao về “Chạm bạc” tại địa phương

2.3.2. Xác định các vấn đề trong chủ đề “Chạm bạc”

HS sẽ được tìm hiểu chủ đề “Chạm bạc” bằng cách trả lời các câu hỏi sau: - Vị trí địa lý, nguồn gốc và quá trình phát triển của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm diễn ra như thế nào?

- Làng nghề mang tới những giá trị gì cho địa phương? - Quy trình làm ra những sản phẩm chạm bạc như thế nào?

- Có những loại sản phẩm chạm bạc Đồng Xâm nào trên thị trường? - Chất rắn là gì? Có những loại chất rắn phổ biến nào?

- Đặc trưng của vật rắn kết tinh ra sao? - Vật rắn kết tinh có những tính chất nào? - Kim loại là gì? Chúng có cấu tạo ra sao? - Những tính chất của kim loại là gì?

- Sự ăn mịn là gì? Cách bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn?

2.3.3. Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề

Đối với chủ đề “Chạm bạc” thì các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề đó là:

 Với mơn Vật lí:

- Chất rắn và những đặc trưng của chất rắn - Dòng điện trong chất điện phân và ứng dụng

 Với mơn Hóa học:

- Kim loại và tính chất của kim loại

- Mạng tinh thể phổ biến của kim loại và sự khác nhau giữa chúng - Sự ăn mòn kim loại

- Cách bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn

 Với mơn Địa lí:

- Tài nguyên du lịch nhân văn với sự phát triển du lịch - Vị trí địa lý của làng nghề

- Các sản phẩm làng nghề đối với sự phát triển của địa phương

 Các kiến thức thực tế khác:

- Vị trí địa lý, nguồn gốc và q trình phát triển của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

- Quy trình chạm bạc hồn chỉnh

- Làng nghề mang đến những giá trị gì cho địa phương - Các mặt hàng sản phẩm chính của làng nghề

- Ảnh hưởng của làng nghề đối với môi trường và cuộc sống của người dân địa phương

2.3.4. Xác định mục tiêu dạy học chủ đề “Chạm bạc”

2.3.4.1. Kiến thức

- Nêu được vị trí địa lý, nguồn gốc và quá trình phát triển của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm diễn ra như thế nào?

- Kể tên được những loại sản phẩm chạm bạc Đồng Xâm trên thị trường? - Làng nghề mang tới những giá trị gì cho địa phương?

- Trình bày được quy trình làm ra những sản phẩm chạm bạc như thế nào? - Nêu được vị trí của kim loại trong bảng tuần hồn

- Trình bày được cấu tạo ngun tử, cấu tạo tinh thể của kim loại - Nêu và giải thích được tính chất vật lí, hóa học của kim loại

- Trình bày khái niệm các loại ăn mịn và nêu được điều kiện xảy ra ăn mịn điện hóa

- Giải thích được sự ăn mịn kim loại.

- Nêu được những cách bảo vệ kim loại khỏi ăn mịn

- Trình bày được bản chất của dịng điện trong chất điện phân - Kể tên những ứng dụng của dòng điện trong chất điện phân

- Giải thích được những ứng dụng từ cơ sở lý thuyết vào quy trình chạm bạc

- Chỉ ra được những ảnh hưởng của q trình sản xuất đến mơi trường cũng như con người ở địa phương

- Đánh giá được ý nghĩa của làng nghề đối với sự phát triển về kinh tế cũng như văn hóa của địa phương

2.3.4.2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng thu thập, xử lí, trình bày thơng tin - Rèn luyện kĩ năng phản biện, làm việc nhóm

- Rèn luyện kĩ năng thiết kế, tiến hành thí nghiệm và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đúng cách

2.3.4.3. Thái độ

- Có thái độ tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng các biện pháp bảo vệ kim loại vào trong thực tiễn (kỹ thuật và đời sống)

2.3.4.4. Năng lực

Sau khi học xong chủ đề tích hợp “Chạm bạc”, HS bồi dưỡng cho mình được năng lực GQVĐ. (Bảng 1.2)

2.3.5. Xây dựng nội dung các hoạt động dạy học của chủ đề

2.3.5.1. Nội dung 1: Tìm hiểu về làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình

Hoạt động 1: Trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở chạm bạc Đồng Xâm, xã

Hồng Thái, huyện Kiến Xương, Thái Bình

 Mục tiêu hoạt động:

- Nêu được vị trí địa lý, nguồn gốc và quá trình phát triển của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

- Kể tên được những loại sản phẩm chạm bạc Đồng Xâm trên thị trường - Trình bày được những giá trị về kinh tế, văn hóa, du lịch mà làng nghề đem lại cho địa phương

- Trình bày được quy trình làm ra những sản phẩm chạm bạc

- Nêu được những nguyên liệu được sử dụng và cách chế biến chúng trong quy trình chạm bạc

- Liệt kê được những dụng cụ được sử dụng trong quá trình chạm bạc - Trình bày được những kỹ thuật và các bước chạm cơ bản

- Rèm luyện kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, phản biện

 Tổ chức hoạt động:

- HS hoạt động theo nhóm và hồn thành nhiệm vụ của từng nhóm - HS trải nghiệm thực tiễn tại các cơ sở chạm bạc Đồng Xâm: tự tìm hiểu thơng tin trên mạng, trao đổi với người trong làng nghề hoặc nghệ nhân để thu thập thơng tin tìm hiểu về làng nghề và hồn thành phiếu học tập

Nhóm 1

1. Chạm bạc là gì?

2. Vị trí địa lý của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm 3. Nguồn gốc và quá trình phát triển của làng nghề

Nhóm 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tích hợp chạm bạc nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)