Kế hoạch thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tích hợp chạm bạc nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông (Trang 88 - 92)

Thời gian Công việc

Buổi thứ nhất

- Thông qua ban Giám hiệu nhà trường và phụ huynh học sinh - Nhận lớp 11 để giảng dạy và điều tra HS

- Chia nhóm, phân cơng và hướng dẫn nhiệm vụ cho các nhóm - Tổ chức trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở chạm bạc Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, Thái Bình.

Buổi thứ hai

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo các nội dung đã được phân công

- Phát phiếu đánh giá sản phẩm trải nghiệm để các nhóm HS đánh giá lẫn nhau

- Phát phiếu đánh giá đồng đẳng và hướng dẫn HS đánh giá - Chuyển giao nhiệm vụ học tập, cung cấp thông tin cho HS - Thảo luận, trao đổi để xác định vấn đề cần nghiên cứu

Buổi thứ ba

- Tổ chức cho HS tìm hiểu về kim loại – Tính chất của kim loại

- Phát phiếu đánh giá đồng đẳng và hướng dẫn HS đánh giá - HS nhận xét và bổ sung ý kiến. GV chốt lại kiến thức

Buổi thứ tư

- Tổ chức cho HS tìm hiểu Sự ăn mịn kim loại

- Phát phiếu đánh giá đồng đẳng và hướng dẫn HS đánh giá - HS nhận xét và bổ sung ý kiến. GV chốt lại kiến thức

Buổi thứ năm

- Tổ chức cho HS tìm hiểu Thuyết điện li – Dịng điện trong chất điện phân

- Phát phiếu đánh giá đồng đẳng và hướng dẫn HS đánh giá - HS nhận xét và bổ sung ý kiến. GV chốt lại kiến thức - Phân công nhiệm vụ Ứng dụng hiện tượng điện phân. Các nhóm hồn thành ở nhà và nộp lại sản phẩm.

Buổi thứ sáu

- Tổ chức cho HS tìm hiểu Hiện tượng điện phân – Ứng dụng của hiện tượng điện phân

- Phát phiếu đánh giá đồng đẳng và hướng dẫn HS đánh giá - HS nhận xét và bổ sung ý kiến. GV chốt lại kiến thức. - GV đánh giá kết quả phiếu học tập “Ứng dụng của hiện tượng điện phân”

- Giao nhiệm vụ và hướng dẫn hoàn thành nội dung Vận dụng kiến thức. HS nộp lại dưới dạng bài cá nhân

Buổi thứ bảy

- GV phát phiếu đánh giá hoạt động cá nhân để HS tự ĐG - GV hoàn thiện các phần đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm trên lớp

3.4. Kết quả và đánh giá kết quả thực nghiệm

Chúng tôi đánh giá kết quả thực nghiệm thông qua quan sát và thu thập thơng tin về q trình hoạt động của các nhóm HS kết hợp với đánh giá thơng qua các tiêu chí trong phiếu ĐG để đưa ra được đánh giá như sau:

3.4.1. Đánh giá định tính

Trong q trình dạy học chủ đề tích hợp “Chạm bạc”, đây là lần đầu tiên HS được tham gia hoạt động trải nghiệm cũng như một số phương pháp tổ chức dạy học, phương pháp đánh giá mới nên không tránh khỏi sự lúng túng trong quá trình tiếp nhận cũng như hồn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, cũng là lần đầu tiên nên HS trong lớp đều rất hứng thú và tự giác trong hoạt động học tập.

Đa số học sinh đều tỏ ra rất hứng thú tham gia hoạt động học tập tích cực. Ngay cả những học sinh trong lớp trước đây rất ít khi tham gia xây dựng bài cũng trở nên rất hứng thú đóng góp ý kiến. Khơng khí lớp học sơi động hơn, học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc hơn.

Một số tiết dạy đầu khi GV nêu câu hỏi HS còn lúng túng, nhưng trong những tiết dạy tiếp theo HS đã quen với cách đặt câu hỏi của GV. Kĩ năng trình

bày và phản biện ở những buổi sau có tiến triển tích cực hơn so với những buổi đầu tiên.

Để đảm bảo kiến thức cung cấp đến cho học sinh, chúng tôi đã sử dụng các câu hỏi để kiểm tra miệng ở cuối giờ để kiếm tra chéo kiến thức các em tiếp thu được từ nhóm mình và từ các nhóm khác trong lớp.

 Nội dung Trải nghiệm thực tiễn:

- Trong quá trình trải nghiệm thực tế tại làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình, HS đã rất hào hứng vì được tiếp cận với một lĩnh vực hồn tồn mới mẻ. Chính vì thế nên HS hoàn thành tương đối tốt những phần yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập trong đúng thời gian yêu cầu.

- Trong quá trình báo cáo HS chủ yếu sử dụng Powerpoint để thiết kế poster, dùng tranh ảnh để minh họa và hoàn thiện nội dung phần báo cáo của nhóm mình. Các bài trình bày dù nội dung cũng cịn thiếu sót nhưng phần thiết kế, trình bày tương đối tốt. Là một hình thức tổ chức dạy học mới được áp dụng nên các em HS chưa chủ động tốt về mặt thời gian dẫn đến thời gian bị tăng lên so với kế hoạch ban đầu. GV đã chủ động nhắc nhở, định hướng để đảm bảo thời lượng.

 Các nội dung học tập trên lớp

- HS trên lớp được lĩnh hội kiến thức chủ yếu thông qua hoạt động nhóm, hồn thành các phiếu bài tập với những nguồn tài liệu sẵn có hoặc tìm hiểu trước từ ở nhà.

- HS đều tham gia tích cực, hào hứng, chủ động tìm hiểu, phát triển những kiến thức trong phần nội dung mà GV và HS đã đưa ra trong buổi học đầu tiên.

- Được thực hiện thông qua 2 hoạt động: tiến hành thí nghiệm về điện phân và tìm hiểu nâng cao về “Chạm bạc” để có thể đánh giá đa dạng hơn năng lực của HS.

- Với quá trình tiến hành thí nghiệm về điện phân, HS tương đối hứng thú. Hoạt động nhóm diễn ra sơi nổi dù cịn nhiều ý kiến trái chiều nhưng các em rất cố gắng để hoàn thành phần nhiệm vụ cũng như giải thích được kiến thức liên quan trong tình huống giả định.

- Với bài kiểm tra kết thúc chuyên đề, HS cần phải vận dụng những kiến thức được học cũng như tự tìm kiếm thơng tin. Qua đánh giá bài làm cá nhân, chúng tôi nhận thấy phần lớn HS đều hồn thành tốt bài làm của mình.

3.4.2. Phân tích kết quả định lượng

3.4.2.1. Đánh giá sản phẩm trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tích hợp chạm bạc nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)