Từ khi hai thuyết Âm - Dương và Ngũ hành hợp nhất với nhau thì chúng có sự bổ túc cho nhau trong quan niệm về sự biến dịch và cấu tạo vạn vật trong thế giới. Chủ nhân của văn minh Âm dương - Ngũ hành - Bát quái là tộc người Bách Việt, nó là kết quả hịa nhập của cả ba văn minh Ngũ hành, Toán học và Âm - Dương của cả ba tộc người Hoa Bắc, Tam Miêu và Bách Việt.
Thuyết Âm - Dương thiên về lý giải nguyên nhân của sự biến dịch. Thuyết Ngũ hành thiên về giải thích cấu tạo của vạn vật trong q trình biến dịch vơ cùng. Các yếu tố của Ngũ hành cũng được quy về Âm - Dương: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đều có hai loại âm và dương. Ngược lại Bát quái cũng được quy về Ngũ hành: Kiền và Đoài là Kim; Chấn và Tốn là Mộc; Cấn và Khôn là Thổ; Ly là Hỏa; Khảm là Thủy. La bàn Bát qi có năm vịng tròn: giữa là Thái cực, vòng hai là lưỡng nghi, vòng ba là tứ tượng, vòng bốn là bát qi, vịng năm 64 qi.
Theo Kinh dịch thì vũ trụ biến dịch từ Vô cực đến Thái cực. Lưỡng nghi: nghi dương ký hiệu là vạch liền (---), nghi âm ký hiệu là vạch đứt (- -) Ta lấy dương chồng lên dương và lấy âm chồng lên dương sẽ được hai hình tượng Thái Dương (= = hai liền) biểu tượng cho lửa và Thiếu Dương (= = liền dưới) biểu tượng cho kim khí; Ta lại lấy âm chồng lên âm và dương chồng lên âm sẽ được hai hình tượng Thái Âm (= = hai đứt) biểu tượng cho nước và Thiếu Âm (= = đứt dưới) biểu tượng cho gỗ. Chúng ta lấy dương lần lượt chồng lên Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm, và sau đó lấy âm lần lượt chồng lên Thái Âm, Thiếu Âm, Thái Dương, Thiếu Dương ta sẽ được hình tượng của Bát quái: Kiền là Trời (≡ ≡ ba liền), Ly là lửa (≡ ≡ rỗng giữa), Cấn là núi (≡ ≡ bát úp), Tốn là
gió (≡ ≡ khuyết dưới), Khôn là đất (≡ ≡ ba đứt), Khảm là nước (≡ ≡ đặc giữa),
Đoài là đầm (≡ ≡ khuyết trên), Chấn (≡ ≡ bát ngữa) là sấm.
Mỗi quẻ có ba vạch gọi là ba hào. Hào trên là hào hạ tượng trưng cho đất - âm; hào giữa là hào trung tượng trưng cho người; hào dưới là hào thượng tượng trưng cho trời - dương. Lấy mỗi quẻ trong tám quẻ ấy lần lượt chồng lên cả tám quẻ sẽ tạo ra 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép có 6 hào, ba hào trên là ngoại quẻ, ba hào dưới là nội quẻ.
Trong thế giới dù khác nhau đến mức nào cũng quy về 64 quẻ ấy. Khi cần dự báo lành hay dữ người ta xem sự kiện đó ứng với quẻ nào và đọc quẻ đó. Tùy đối tượng nghiên cứu mà việc ứng dụng mỗi quẻ đơn và mỗi quẻ kép nhận những ý nghĩa cụ thể khác nhau. Chẳng hạn theo Hà Đồ thì:
- Kiền là trời, hướng Nam, số 1, dương; - Khôn là đất, hướng Bắc, số 8, âm; - Khảm là nước, hướng Tây, số 6, âm; - Ly là lửa, hướng Đông, số 3, dương; - Đồi là đầm, hướng Đơng Nam, số2, âm; - Chấn là sấm, hướng Đông Bắc, số 4, âm: - Tốn là gió, hướng Tây Nam, số 5, dương; - Cấn là núi, hướng Tây Bắc, số 7, dương.
Từ 1-4 tức từ Kiền đến Chấn là đi thuận; từ 5-8 tức từ Tốn đến Khôn là đi nghịch.
Hoặc: Cửu Dương (số 9) là Nam, Cương, Thiện, Đại, Chính, Thành, Thực, Quân tử, Phú. Lục Âm (số 6) là Nữ, Nhu, Ac, Tiểu, Tà, Ngụy, Hư, Tiểu nhân, Bần. Hoặc: số 9 là thái dương, mùa hạ; Số 6 là thái âm, mùa đông; Số 7 là thiếu dương, mùa xuân; Số 8 là thiếu âm, mùa thu; 5 và 10 là thái cực...
Ngũ hành giải thích Thổ thắng Thủy vì đất thấm và ngăn được dòng Nước; Thủy thắng Hỏa do nước lạnh làm hạ nhiệt và tắt lửa; Hỏa thắng Kim do lửa nóng làm nóng chảy và biến dạng kim loại; Kim thắng Mộc do kim khí có thể cưa, chặt cây cối; Mộc thắng Thổ do rễ cây ăn vào đất... quá trình cứ thế lặp lại.
Tùy theo lĩnh vực ứng dụng và đối tượng nghiên cứu mà mỗi yếu tố của Ngũ hành nhận các nội dung cụ thể khác nhau. Chẳng hạn, theo Hà Đồ thì Thuỷ là số 1 và 6, nằm hướng Bắc; Hỏa là số 2 và 7, nằm ở hướng Nam; Mộc là số 3 và 8, nằm ở hướng Đông; Kim là số 4 và 9, nằm ở hướng Tây; Thổ là số 5 và 10, nằm ở Trung tâm
Hiện nay cịn có nhiều cách đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau trong việc nhận định chân giá trị phổ biến của những tư tưởng triết học trong thuyết Âm dương - Ngũ hành, nhưng khó bác bỏ các nhận định sau:
Thuyết Âm dương - Ngũ hành đã thể hiện trình độ tư duy triết học khái quát rất cao của người Trung Quốc cổ đại. Họ ln truy tìm cội nguồn khởi nguyên của vạn vật và đã đạt đến sự thống nhất tính đa dạng của vũ trụ ở 64 trạng thái. Những khái niệm Âm, Dương, Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái, Trùng quái ... là kết quả của q trình tư duy khái qt hóa vạn vật để trở về với cái nguyên lý phổ quát của mọi tồn tại.
Trên bình diện triết học, có thể quan niệm Âm, Dương, Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái, Trùng quái và Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ... không chỉ là những khái niệm, những phạm trù triết học khái quát những thuộc tính thống nhất, bản chất của tồn tại mà còn đạt đến giá trị của hệ thống các khái niệm, phạm trù trong tính thống nhất chỉnh thể, phản ánh tính thống nhất của tồn tại.
Giá trị lịch sử cũng như giá trị phổ biến của thuyết Âm dương - Ngũ hành thể hiện rất rõ qua những ứng dụng nó trong các lĩnh vực chuyên sâu như Thiên văn, Lịch pháp, Y học dự trắc, Xã hội học ... của Trung Quốc từ thời cổ đại cũng như sau này đã đạt đến những phán đốn chính xác, đơi khi vượt thời đại.
Đồi (Đnam) 2 Ly (Đông) 3 Chấn (Đ.bắc) 4 Khơn (Bắc) 8 Cấn (T.bắc) 7 Kham̉ (Tây) 6 Tốn (T.nam) 5 Kiền (Nam) 1
Ngày nay, trong tư tưởng và văn hóa nhân loại, thuyết Âm dương - Ngũ hành vẫn là một trong những triết học được giới nghiên cứu chú ý khai thác. Trong q trình giao lưu tư tưởng văn hóa Đơng-Tây thì Âm dương - Ngũ hành đã bộc lộ những giá trị tư tưởng triết học sâu sắc của người phương Đông.
Do giao lưu tư tưởng và văn hóa với Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, người Việt Nam cũng đã tiếp thu những tư tưởng triết học Âm dương - Ngũ hành một cách sáng tạo, vận dụng khá phổ biến trong sinh hoạt cuộc sống của mình trên nhiều bình diện khác nhau: thiên văn, y học, xã hội học, kiến trúc, văn hóa ... Ở thế kỷ XVIII, người vận dụng xuất sắc tư tưởng triết học âm dương và ngũ hành thời sơ kỳ vào y học dân tộc Việt Nam là Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.