Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM (Trang 62 - 63)

Với tinh thần tiếp thu có chọn lọc, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những hạn chế của Nho giáo, Phật giáo và tiếp thu, học tập những điểm tích cực về bình đẳng, hằng sản, triết lý tu thân của Nho giáo, tinh thần bình đẳng, dân chủ chất phác, chống lại mọi phân biệt đẳng cấp trong “từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha, lợi lạc quần sinh” và đề cao lao động, chống lười biếng của Phật giáo.

Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa những tích cực của tư tưởng “xã hội chủ nghĩa không tưởng” trong triết lý Nho giáo, triết lý Phật giáo, mà Người còn tìm thấy ở chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn có những điều phù hợp với yêu cầu lịch sử của nước ta.

Hấp dẫn bởi “tự do, bình đẳng, bác ái” của giai cấp tư sản, bằng bộ óc phân tích tinh tế của mình, Hồ Chí Minh không tìm đường cứu nước ở phương Đông, mà đã tìm đường cứu nước ở phương Tây. Sau khi thực thi dân chủ tư sản trên đất nước Pháp, với chiêm nghiệm của mười năm bôn ba bốn biển tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từ bỏ lập trường dân chủ tư sản để đến với dân chủ vô sản.

Cội nguồn cốt lõi của tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là chủ nghĩa Mác-Lênin. Ở đó Hồ Chí Minh đã tìm thấy lý tưởng về một xã hội nhân đạo, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện tất yếu tự do cho tất cả mọi người. Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đến với con đường thực hiện ước mơ giải phóng các dân tộc bị áp bức, nô lệ, đặc biệt là đến với chính sách kinh tế mới của Lênin, mà đưa cách mạng Việt Nam lên CNXH.

Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội, xét ở góc độ triết học: Về kinh tế, CNXH là xã hội có nền đại công nghiệp phát triển cao hơn đại công nghiệp của CNTB phát triển và phát triển dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; Về tinh thần, CNXH là xã hội có chủ nghĩa nhân đạo phát triển cao hơn nhân đạo chủ nghĩa của CNTB về giải phóng con người.

Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Mác, Ăngghen đưa ra quan niệm quá độ trực tiếp từ nước tư bản phát triển ở trình độ cao phát triển lên CNXH. Đây là thời kỳ chuyển biến cách mạng gay go quyết liệt từ CNTB lên CNXH.

CNXH đích thực và con đường quá độ trực tiếp đi lên CNXH như trên của Mác và Ăngghen là khoa học, nhưng cho đến nay chưa có điều kiện trở thành hiện thực

Lênin, trong điều kiện lịch sử mới đã đưa ra quan niệm quá độ gián tiếp với hai hình thức: Quá độ từ nước tư bản phát triển ở trình độ trung bình lên CNXH, hoặc quá độ từ nước tiền tư bản, lạc hậu lên CNXH. Tính chất của thời kỳ này theo Lênin là “cơn đau đẻ kéo dài”.

Tiếp thu những tinh hoa ấy của dân tộc và nhân loại, với tri thức uyên thâm về nhiều lĩnh vực, với sự từng trãi của thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh đã có quan niệm riêng của mình về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

3. Tư tưởng triết học cơ bản của Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM (Trang 62 - 63)