Sđd, tập 2, trang 270 34 Sđd, tập 5, trang

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM (Trang 55 - 57)

Nhà nước do dân, là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mnh; nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động; nhà nước đó do dân phê bình, xây dựng và giúp đỡ. Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của dân.

Nhà nước vì dân, là một nhà nước thực sự của dân, do dân. Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, khơng có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Trong nhà nước vì dân, tất cả cân bộ đều là công bộc của dân, việc gì lợi cho dân thì cố hết sức làm, việc gì hại cho dân thì hết sức tránh.

Để thực hiện “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, Hồ Ch Minh luôn nhấn mạnh, là người phục vụ, cán bộ nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, người

hướng dẫn của nhân dân. Người nói: “Nếu khơng có nhân dân thì Chính phủ

khơng đủ lực lượng. Nếu khơng có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường”35. Trong Di chúc, Người căn dặn, mỗi cán bộ, đảng viên phải xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Là đầy tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Là người lãnh đạo thì phải trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa, trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài. Người thay mặt dân phải đầy đủ cả đức lẫn tài.

Khi nói Nhà nước của ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, không có nghĩa là nhà nước phi giai cấp, siêu giai cấp. Mà Nhà nước của ta phải dựa trên

nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Bản chất giai cấp

công nhân của Nhà nước ta đước thể hiện:

- Do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đảng lãnh đạo bằng những chủ trương, đường lối, thơng qua Quốc hội, Chính phủ và các cấp, các ngành của Nhà nước. Đảng không bao biện, làm thay Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên của mình trong bộ máy, cơ quan Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng công tác kiểm tra.

- Nhà nước phải định hướng đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến.

- Nguyên tắc tổ chức cơ bản của Nhà nước là tập trung dân chủ. “Nhà nước có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân

dân đưa cách mạng tiến lên. Đồng thời phải tập trung đến cao độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội”36.

Dân chủ ln quan hệ với chun chính. Người nói: “Dân chủ là của q báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại... Dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ”37.

Bản chất giai cấp công nhân không làm triệt tiêu tính nhân dân, tính dân tộc, mà thống nhất, hài hòa trong Nhà nước đại đoàn kết dân tộc.

Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc là ở chỗ:

- Nhà nước ta là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ với sự hy sinh xương máu của bao thế hệ cách mạng.

- Nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng.

- Nhà nước ta phải đảm nhiệm nhiệm vụ lịch sử tổ chức cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc để bảo vệ thành quả của cách mạng.

“Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, phải là một Nhà nước hợp hiến.

Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3/9/1945), một trong sáu nhiệm vụ cấp bách do Hồ Chí Minh đề ra là “Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tơi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”38 để sớm có một nhà nước hợp hiến do dân bầu ra.

Mặc dù khó khăn dồn dập do thù trong giặc ngoài gây ra, cuộc Tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc đã thành cơng tốt đẹp. Đây là chính phủ hợp hiến đầu tiên do đại biểu của nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong giải quyết mọi công việc của Việt Nam.

Trong một nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau. Khơng thể có dân chủ ngồi pháp luật, pháp luật là bà đỡ của dân chủ. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp và pháp luật phải đảm bảo quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế.

“Nhà nước của dân, do dân, vì dân” phải là nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh mẽ. Xđy dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa đảm bảo việc thực

hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Trong Yêu sách 8 điểm, Người đòi thực dân Pháp phải bải bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh và thay thế bằng đạo luật. Trong Việt Nam yêu cầu ca, Người khẳng định vai trò của pháp luật: Trăm điều phải có thần linh pháp quyền.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w