Thứ nhất: Bằng việc đặt ra câu hỏi và trả lời câu hỏi “chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam là gì?”, trên cơ sở tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin từ các phương diện đạo đức, văn hóa, xã hội,.. tùy vào các đối tượng người Việt Nam khác nhau, các góc độ xem xét và mục đích của mỗi Hợi nghị khác nhau, mà Hồ Chí Minh đưa ra nhiều định nghĩa về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Từ những quan điểm cụ thể khác nhau ấy của Người về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, có thể khái quát những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vào những năm 60 của thế kỷ XX theo tư tưởng triết học Hồ Chí Minh là:
Mợt: Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một chế độ chính trị mà ở đó mọi quyền làm chủ đều thuộc về nhân dân.
Hai: Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát
triển cao, với lực lượng sản xuất tiên tiến hiện đại và khoa học kĩ thuật tiên tiến hiện đại, dần xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất để thực hiện chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất.
Ba: Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là giai đoạn xã hội phát triển cao hơn
CNTB về văn hóa, đạo đức.
Bốn: Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mới chỉ là một xã hội thực hiện công
bằng hợp lý.
Năm: Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là cơng trình tập thể của nhân dân, do
nhân dân tự xây dựng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ấy chứa đựng trong đó một hệ thống các giá trị đặc thù, mà giá trị trung tâm là con người với các nhu cầu lợi ích của nó. Con người là mục tiêu phát triển. Chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là xã hội của con người, vì con người, chế độ xã hội đó mang bản chất dân chủ, nhân đạo trong tiến trình vận động xã hội lồi người.
Thứ hai, khi trả lời cho câu hỏi “Làm gì để có chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam?”, Hồ Chí Minh đã xác định những mục tiêu xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là:
Một: phải xây dựng cho được Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do
dân và vì dân.
Hai: phải xây dựng một nền kinh tế cơng - nông nghiệp tiên tiến hiện đại,
khoa học và kĩ thuật tiên tiến hiện đại, trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản được xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng được cải thiện
Ba: phải xây dựng ngay lập tức và đi trước một bước là nền văn hóa mới
XHCN ở Việt Nam.
Bớn: phải thực hiện ngay nguyên tắc “làm tùy sức hưởng theo lao động”,
đồng thời thiết lập quỹ phúc lợi cơng cộng để điều tiết thu nhập cho tồn dân.
Năm: phải lấy của dân, tài dân, sức dân mà làm lợi cho dân.
Thứ ba, khi trả lời cho câu hỏi “Làm gì để có chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”,
Hồ Chí Minh đờng thời đã chỉ ra các động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là:
Một: Động lực hiểu theo nghĩa rộng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sử dụng
đồng bộ các địn bẩy về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,.. kích thích tính tích cực của người lao động. Ở nghĩa rộng, Người nhấn mạnh hai nội dung: Tính đồng
bộ trong sử dụng các đòn bẩy và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong sử dụng đòn bẩy.
Hai: Động lực hiểu theo nghĩa hẹp trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề
con người. Động lực con người với tư cách là con người cộng đồng, Người nhấn mạnh đó là Đại đoàn kết toàn dân tộc. Động lực con người với tư cách là con người cá nhân, Người khẳng định đó là con người mới XHCN.