Tư tưởng triết học Âm Dương.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM (Trang 39 - 40)

Có thể khái quát những tư tưởng triết học Âm - Dương sơ kỳ ở những điểm sau:

Một là, vạn vật trong vũ trụ từ vô cùng lớn đến vô cùng bé đều bao hàm hai mặt đối lập là Âm và Dương. Sự thống nhất, cân bằng hai thế lực đối lập ấy trong mỗi tồn tại gọi là thái cực.

Hai là, Âm và Dương không tồn tại bên cạnh nhau, độc lập tuyệt đối với nhau, mà trái lại chúng có khả năng chuyển hóa cho nhau theo nguyên tắc của sự đắp đổi, hoán vị: Âm chuyển hóa thành Dương và Dương chuyển hóa thành Âm.

Ba là, sự chuyển hóa đó là xuất phát từ năng lực vốn có của Âm - Dương, trong đó Âm là cơ sở, Dương là cái được sinh ra từ cơ sở đó: Khi Âm cùng thì Dương khởi và ngược lại; Khi Dương tận thì Âm sinh và ngược lại. “Âm (Dương)cùng” và “Dương (Âm) tận” là khái niệm chỉ sự phát triển của Âm và Dương đã tới tột đỉnh của nó. “Dương (Âm) khởi” và “Âm (Dương) sinh” là khái niệm chỉ sự bắt đầu phát sinh của Âm và Dương. Khi Âm cùng gọi là Thái Âm thì Dương bắt đầu sinh gọi là Thiếu Dương. Ngược lại khi Dương thịnh gọi là Thái Dương thì Âm bắt đầu xuất hiện gọi là Thiếu Âm.

Có thể minh họa sơ đồ đó như sau: Vịng trịn lớn là Thái cực; nửa trắng là Thái Dương, nửa đen là Thái Âm, chấm đen ở phần trắng là Thiếu Âm, chấm trắng ở phần đen là Thiếu Dương. Theo cách họa đồ này thì Vịng trịn lớn khơng thay đổi, Dương tiến đến đâu thì Âm lùi đến đó và ngược lại; Thiếu Âm sinh ra ở phần lớn nhất của nửa trắng, Thiếu Dương sinh ra ở phần lớn nhất của phần đen.

Bốn là, sự biến đổi Âm - Dương không dẫn đến sự phát triển nào cả. Đó chỉ là sự thay đổi giữa hai trạng thái của vạn vật trong vũ trụ: Dương (động), Âm (tĩnh) mà thôi.

Thuyết Âm - Dương không phải là thuyết về sự phát triển, mà nhằm duy trì trật tự cân bằng Âm - Dương trong vạn vật, coi đó là trạng thái lý tưởng của tự nhiên, xã hội và con người.

Năm là, chu trình biến dịch của vạn vật và vũ trụ theo lôgic sau: Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm - Dương cân bằng); Lưỡng nghi sinh tứ tượng (Thái Âm, Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương); Tứ tượng sinh bát quái (Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Ly, Tốn, Khơn,

Đồi); Bát quái sinh 64 trạng thái; 64 trạng thái sinh vạn vật. Vạn vật quy về 64 trạng thái Thái, bỉ, truân v.v. lại quy về bát quái, lại quy về tứ tượng, lại quy về lưỡng nghi, lại quy về thái cực rồi lại quy về Âm - Dương.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM (Trang 39 - 40)