8. Cấu trúc luận văn
1.3. Chuẩn và chuẩn đánh giá
1.3.1. Khái niệm chuẩn
Theo định nghĩa trong từ điển Bách khoa thư giáo dục quốc tế, chuẩn (Standard) là mức độ ưu việt cần phải có để đạt được những mục đích đặc biệt; là cái để đo xem điều gì là phù hợp; là trình độ thực hiện mong muốn trên thực tế hoặc mang tính xã hội.[22]
- Theo Từ điển tiếng Việt, chuẩn được hiểu theo 3 ý sau:
+ Là cái được chọn làm mốc để rọi vào , để đối chiếu mà làm cho đúng. + Là vật chọn làm mẫu cho đơn vị đo lường.
+ Là cái được xem là đúng với quy định, với thói quen xã hội.
-Theo Oxford American Dictionary, Standard có nghĩa là chuẩn, tiêu chuẩn dùng để đo, trắc nghiệm đồ vật, xác định chất lượng công việc, xác định chuẩn ngơn ngữ (nghe, nói, đọc, viết), mức độ thành thạo trong chuyên môn.[31]
1.3.2. Chuẩn trong giáo dục
Theo phân tích nêu trên, có thể nói rằng, chuẩn trong giáo dục là các tiêu chuẩn chất lượng trong hoạt động giáo dục được con người xây dựng và được dùng làm công cụ để thực hiện quá trình quản lý giáo dục theo định
hướng quản lý chất lượng thay vì chế độ quản lý hành chính chỉ huy. Các chuẩn được biểu hiện bằng các tiêu chí và chỉ số đo. Chuẩn trong giáo dục bao gồm các loại hình sau:
- Phân theo lĩnh vực quản lý: + Chuẩn nhân lực: GV, CBQL
+ Chuẩn các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục: Cơ sơ vật chất trường học, mạng lưới thông tin giáo dục, đầu tư tài chính cho giáo dục, nội dung chương trình và sách cho giáo dục, chuẩn dùng đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
- Phân theo lĩnh vực cấp bậc học: Chuẩn cho giáo dục mầm non; chuẩn cho giáo dục tiểu học; chuẩn cho giáo dục phổ thông; chuẩn cho giáo dục đại học; chuẩn cho giáo dục chuyên nghiệp.
- Chuẩn cho người học: Đó là kết quả cần đạt được của người học trong các mơn học, chương trình học, khóa học.
Giáo dục là lĩnh vực có liên quan nhiều đến tư duy con người, vấn đề chuẩn trong giáo dục hiện nay vẫn chủ yếu mang yếu tố số lượng kiến thức và dựa vào các kì thi để xác định. Về mặt cá nhân, nếu thời gian học nhiều hơn, qua nhiều cấp học hơn với nhiều mơn học và vượt qua nhiều kì thi hơn thì có bằng cấp cao hơn, đồng nghĩa với chất lượng giáo dục cao hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa trong hệ thống giáo dục khép kín. Trong q trình hội nhập, nếu mở rộng sự so sánh với các hệ thống giáo dục khác thì vấn đề được đặt ra hồn tồn khác : người học học được kiến thức lí thuyết và kĩ năng thực hành gì trong thời gian đó, làm được gì sau khi tốt nghiệp? Khi đó, vấn đề so sánh các chuẩn chất lượng giữa các hệ thống giáo dục, giá trị của học vấn được đặt ra một cách khách quan và nghiêm túc.
1.3.3. Chuẩn đánh giá
Chuẩn đánh giá là mắt xích quan trọng trong cơng tác đánh giá GV. Từ q trình thơng thường của đánh giá GV có thể thấy tiêu chuẩn đánh giá đặt
ra khoa học, khách quan và tin cậy, thì kết quả đánh giá sẽ có độ tin cậy và mang lại hiệu quả cao, ngược lại thì khơng có tác dụng. Cơ sở sâu sắc nhất quyết định tiêu chuẩn đánh giá là nhu cầu và lợi ích của chủ thể với tính quy luật và tính hiện thực của khách thể làm căn cứ, tiếp đến cần xem xét đến nhu cầu của chủ thể. Nhưng mọi tiêu chuẩn đánh giá cuối cùng đều kinh qua sự kiểm nghiệm của thực tiễn chủ thể và phát triển khách quan.
Muốn lập ra chuẩn đánh giá tốt, trước tiên cần phải biết yếu tố của chuẩn đánh giá. Tiếp đến, cần tìm chuẩn căn cứ lập ra tiêu chuẩn đánh giá. Có căn cứ khoa học, khách quan và hiệu quả. Tiêu chuẩn đánh giá là quy định đối ứng với đối tượng đánh giá. Cụm từ tiêu chuẩn được giải thích là: “Điều kiện được quy định là mẫu mực để đánh giá và phân loại” [24,tr.721] “Điều quy định làm căn cứ để đánh giá”[29, tr.956], “chuẩn mực nguyên tắc đánh giá sự vật”.[16, tr.103]
Chúng ta đã biết hàm nghĩa của “đánh giá” là phán đoán độ cao thấp của giá trị sự vật. Như vậy giải thích trực giác “chuẩn đánh giá” chính là quy tắc chuẩn mực đánh giá giá trị cao thấp của sự vật gồm 2 nội dung thước đo từ những phương diện nào để đánh giá giá trị sự vật. Hàm nghĩa của “đánh giá” là kinh qua bình phán hoặc xem xét để quyết định. Căn cứ vào thước đo đánh giá tiến hành phán đoán đối với sự vật. Như vậy, giải thích trực giác của “chuẩn đánh giá” là “thước đo cụ thể tiến hành phán đoán đối với sự vật”