8. Cấu trúc luận văn
1.4. Đánh giá giảng viên
1.4.4. Tiêu chuẩn và các tiêu chí đánh giá GV
Theo từ điển của Hồng Phê, tiêu chí là “tính chất, dấu hiệu làm căn cứ đánh giá”[29,tr.956]. Hệ thống tiêu chí đánh giá là chỉ tập hợp của nội dung
đánh giá cụ thể của yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng và số lượng hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của người GV. Nó chủ yếu là căn cứ vào tập hợp nội dung giá trị cần xem xét: mục tiêu, nội dung, phương tiện, phương pháp để đạt được chuẩn đối với hoạt động của người GV.
Khi thiết kế hệ thống tiêu chí đánh giá GV, không những cần xem xét các chứng cứ quy định của tiêu chuẩn đánh giá GV, mà còn tuân thủ quy luật nội tại của bản thân hệ thống tiêu chí. Trong hoạt động thực tiễn đánh giá GV, chúng ta đã tổng kết hàng loạt nguyên tắc thiết kế hệ thống tiêu chí. Những ngun tắc này sẽ có tác dụng chỉ đạo trực tiếp đối với việc thiết kế hệ thống tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí chính là nguyên tố trong tập hợp tiêu chuẩn đánh giá. Nó có cả tính định lượng và định tính.Điều này cần xem xét tình huống cụ thể của đối tượng đánh giá mà xác định. Thông thường, chỉ số có thể trực tiếp đo được là chỉ số định lượng.Ngoài ra,cịn có chỉ số có thể quan sát.Trong chỉ số có thể quan sát kết quả quan sát là thu lại (tức là có thể phân biệt đẳng cấp), cũng có thể coi là chỉ số định lượng. Cịn kết quả quan sát là chỉ số phân tán (tức là không thể phân ra đẳng cấp) thì chỉ có thể xử lí bằng phương pháp định tính.Muốn tiến hành đánh giá GV, mà chỉ căn cứ vào một chỉ số bình thường là điều khơng thể. Bởi số lượng và chất lượng của đối tượng đánh giá đòi hỏi ở nhiều phương diện. Một tiêu chí có thể phản ánh địi hỏi chất lượng hoặc số lượng ở một phương diện của đối tượng đánh giá. Muốn phản ánh toàn diện mọi yêu cầu về số lượng chất lượng của đối tượng đánh giá cần phải xây dựng nhiều tiêu chí hay cịn gọi là bộ tiêu chí hoặc hệ thống tiêu chí. Bằng quan điểm phân tích hệ thống, hệ thống tiêu chí có 3 đặc điểm của hệ thống thơng thường là: Tính đa ngun; Tính tương quan; Tính chỉnh thể. Sự hịa hợp của tính tương quan và tính đa nguyên của các tiêu chí sẽ nảy sinh tính chỉnh thể. Tính chỉnh thể này khiến cho hệ thống tiêu chí mang tính khoa
học, có thể vận hành,tồn diện và trọng điểm nổi bật phản ánh đòi hỏi chất lượng hoặc số lượng của đối tượng đánh giá.
Hệ thống tiêu chí đã là một hệ thống thì sự diễn biến và vận hành của nó tất yếu phù hợp với quy luật hệ thống khoa học đã tuyên bố. Cần một hệ thống tiêu chí từ chưa hồn thiện đến hồn thiện,từ khơng có trật tự đến có trật tự, hoặc từ cấp thấp có trật tự đến cấp cao có trật tự. Hệ thống tiêu chí thiếu bền vững là hệ thống các tiêu chí cần giao lưu với hồn cảnh có vật chất,năng lượng và thơng tin. Hệ thống tiêu chí bền vững khơng ngừng trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin với hoàn cảnh. Khi thiết kế hệ thống tiêu chí cần lưu ý các nguyên tắc sau:
- Có thể quan sát và đo được trực tiếp của tiêu chí; - Giữa các tiêu chí cần có tính độc lập tương hỗ;
- Sự phù hợp giữa bản chất và nội dung của hệ thống tiêu chí; - Có thể so sánh của tiêu chí;
- Tính cơng bằng của tiêu chí; - Có thể tiếp nhận của tiêu chí.