8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng đánh giá GV của trường Cao đẳng Hàng hải I
2.3.1. Công tác quản lý GV của trường Cao đẳng Hàng hải I
Coi trọng xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ, là yếu tố quyết định thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển Nhà trường trước mắt cũng như lâu dài, đây là sứ mạng chung cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực nhằm cung ứng nhân lực chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế đất nước và tiến trình hội nhập quốc tế. Nhận thức rõ vai tro quyết định của yếu tố con người nên nhiều năm Trường Cao đẳng Hàng hải I đã dành sự quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng bồi dưỡng , đặc biệt là công tác quản lý đội ngũ GV của trường.
Kế hoạch tổng thể quản lý phát triển đội ngũ GV của trường Cao đẳng Hàng hải I được xây dựng dựa trên sự tính tốn và phát triển quy mơ đào tạo các loại hình trong thời gian từ 5 đến 10 năm thậm trí là 15 năm căn cứ theo số lượng SV, về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình, trình độ đào tạo, về cơ sở vật chất,…Ngồi ra hàng năm cần tính đến số cán bộ nghỉ hưu để xác định số lượng và chất lượng GV cần tuyển dụng.
Việc xây dựng kế hoạch tổng thể quản lý phát triển đội ngũ GV là tạo ra cho trường một đội ngũ GV đủ cả về số lượng và chất lượng, đồng bộ về cơ cấu trình độ và độ tuổi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo các loại hình và nâng cao dần chất lượng theo mục tiêu đề ra của nhà trường.
Bên cạnh việc ban hành Quy chế bắt buộc cán bộ- GV trẻ phải tự nâng cao trình độ trong thời gian 5 năm kể từ ngày được ký hợp đồng lao động, Quy chế còn quy định chế độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc để nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ đối với cán bộ - GV có độ tuổi dưới 50. Bên cạnh đó Trường cịn có cơ chế khuyến khích cán bộ GV nâng cao trình độ cụ thể như sau:
- GV tham gia học Cao học và nghiên cứu, thời gian đi học được tính vào giờ lên lớp theo tiêu chuẩn.
- Cấp 100% học phí cho các đối tượng học Cao học, học sỹ quan vận hành không hạn chế các hạng tàu.
- Hỗ trợ kinh phí hàng tháng cho đối tượng nghiên cứu sinh , thưởng 100 triệu đồng cho nghiên cứu sinh hoàn thành luận án Tiến sĩ, cũng như đi du học ở nước ngồi.
- Tập thể, cá nhân có đề tài NCKH cấp Trương đều được Hiệu trưởng hỗ trợ kinh phí ngay trong thời gian nghiên cứu. Nếu đạt kết quả thiết thực sẽ được khen thưởng.[36]
Công tác quản lý việc đánh giá GVcũng luôn được nhà trường coi trọng.
2.3.2. Các nội dung đánh giá GV của trường Cao đẳng Hàng hải I
Trong thực tại chung của các trường Cao đẳng, ĐH trường Cao đẳng Hàng hải I cũng chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá GV, do đó việc đánh giá GV chưa thực sự đạt yêu cầu, chưa bao quát hết các nhiệm vụ, chức năng của GV, mà việc đánh giá đó vẫn mang tính tạm thời, khơng đồng bộ. Trong thời gian qua Trường đã đánh giá GV theo một số nội dung sau:
Trường Cao đẳng Hàng hải I quy định về tiêu chuẩn đánh giá GV theo tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua sau:
- Danh hiệu Lao động tiên tiến: Trong năm học cá nhân phải đạt đủ 04
điểm sau:
1)Là cá nhân tích cực, gương mẫu trong đơn vị; chấp hành tốt chủ trương, chính sách, nội quy, quy chế, tích cực tham gia các cơng tác đồn thể; thực hiện đúng các quy định về thi đua, khen thưởng;
2)Hồn thành tốt nhiệm vụ được giao;
3)Ln có ý thức cải tiến phương pháp làm việc, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả lao động, tích cực tham gia NCKH;
4) Tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, văn hóa, ngoại ngữ;
- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Cơ sở, GV phải đạt đủ 03 điểm sau:
1) Là cá nhân xuất sắc trong số những cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; có nhiều đóng góp xây dựng đơn vị; khơng vi phạm Nơi quy, quy chế; có nhiều đóng góp xây dựng đơn vị; có Bản đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Cơ sở, có bản khai thành tích;
2) Trong năm học có sáng kiến cải tiến, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hoặc NCKH; có thành tích trong học tập nâng cao trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ ;
3) Trong năm học phải có ít nhất một trong những thành tích sau đây: - Là tấm gương tiêu biểu cho toàn đơn vị học tập.
- Có đóng góp đặc biệt trong việc xây dựng và nâng cao vị thế của Trường, được Hội đồng thi đua khen thưởng bình chọn.
- Chủ trì 01 đề tài NCKH cấp trường hoặc cấp Ngành trở lên được Hội đồng KH trường đánh giá đạt loại khá trở lên.
Như vậy với mục tiêu xây dựng trường thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu về Hàng hải, trường đã có những chú trọng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của GV. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc đánh giá thi đua như hiện nay đã bao hàm được tất cả các nhiệm vụ của GV chưa? dựa trên căn cứ nào? có dựa trên những kết quả đã đánh giá đã được lược hóa và chuẩn hóa trong việc đánh giá chưa? Nguồn thơng tin về kết quả đánh giá nào được xem xét khi bình xét các danh hiệu thi đua và khen thưởng?
Qua thực trạng về công tác đánh giá của các cơ sở giáo dục ĐH, Cao đẳng và Trường Cao đẳng Hàng hải nói riêng cho chúng ta thấy rằng các nhà quản lí giáo dục, và kể cả các GV mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của cơng tác đánh giá GV- một lực lượng nịng cốt trong nhà trường. Những chỉ tiêu thi đua, tiêu chí bình xét các danh hiệu…thường mang tính chủ quan, thiếu độ tin cậy khoa học nên hạn chế nhiều tới hiệu quả của việc đánh giá. Đôi khi chỉ lấy một số tiêu chí cụ thể có thể dễ dàng nhận ra được như đề tài nghiên cứu khoa học, các cơng trình đã cơng bố để đánh giá, cịn lĩnh vực khác thì chỉ thực hiện theo cảm tính theo nhận định chung chung của tập thể, khơng có căn cứ bằng những minh chứng cụ thể. Hậu quả là để lại những phản ứng tiêu cực của cán bộ và GV. Nguyên nhân của hiện tượng này là:
1) Các nhà quản lí nhà trường chưa quán triệt một nguyên tắc quan trọng của công tác đánh giá là “mô tả đầy đủ điều mong muốn và đánh giá đầy đủ những điều mong muốn đó”. Cho đến nay đa số các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng chưa có một bộ tiêu chí và quy trình đánh giá có thể mơ ta đầy đủ cơng việc của GV bằng các tiêu chí cụ thể. Khơng mô tả được đầy đủ hoạt động của GV mà các nhà quản lí mong muốn thì khơng thể đánh giá được
hoạt động đó. Do một số tiêu chí định lượng như số các bài báo đã công bố, số đề tài NCKH đã tham gia có thể dẫn đến các hiệu quả khơng mong muốn là các GV chỉ tập trung vào kết quả công việc của họ nhiều hơn là chú ý đến việc làm gì để thường xun cải tiến cơng việc của họ.
2) Kết quả của sự đánh giá chưa được sử dụng đúng mục đích của nó, chỉ phục vụ cho công tác thi đua, khen thưởng để nâng bậc lương trước thời hạn mà không phục vụ cho những mục tiêu quan trọng của công tác đánh giá là cổ vũ việc học tập, tu dưỡng, phấn đấu của GV.Đánh giá thường được tiến hành trong nội bộ GV khơng có sự tham gia của SV ( thường qua các phiếu điều tra ), khơng tính đến chất lượng công việc của GV thông qua kết quả học tập và phấn đấu của SV. Do vậy việc đánh giá GV khơng giúp gì cho việc tiến bộ của SV trong suốt quá trình dạy học. Hơn nữa các GV thường ngại khi phải nhận xét, đánh giá đồng nghiệp, nhất là trong các đợt bình bầu các danh hiệu thi đua cuối năm học.
3) Q trình đánh giá thường khơng quan tâm đầy đủ tới mục tiêu kép của hoạt động này: sự tiến bộ của cá nhân và lợi ích cũng như trách nhiệm của trường CĐ, ĐH. Các trường CĐ, ĐH thường không chú ý đúng mức tới việc dùng kết quả học tập, sự tiến bộ của SV trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá GV. GV thường khơng có ý thức nghĩ đến cơng việc của mình một cách thường xuyên trong quá trình làm việc, mà chỉ sau khi kết thúc cơng việc. Ví dụ một số ít GV thực hiện một vài hình thức đánh giá SV ở cuối khóa học, với một số câu hỏi về việc GV đã dạy như thế nào, mà khơng giúp GV biết được những khó khăn mà SV phải trải qua trong cả q trình và thơng qua đó khơng giúp GV tự đánh giá mình và có những điều chỉnh cần thiết trong quá trình giảng dạy.