8. Cấu trúc luận văn
1.4. Đánh giá giảng viên
1.4.5. Các yêu cầu của việc đánh giá giảng viên
Đánh giá trong giáo dục về cơ bản là một hoạt động mang tính xã hội,
có tầm quan trọng hàng đầu đối với vấn đề chất lượng. Chất lượng là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặc biệt là những người có liên quan trực tiếp tới hoạt động giảng dạy, GV trở thành những người đóng vai trò chủ chốt trong việc đánh giá cơng việc của chính họ. Vấn đề là làm sao các tiêu chuẩn, tiêu chí phải bán sát mơ hình hoạt động nghề nghiệp của GV và tạo điều kiện cho GV tham gia vào việc đánh giá một cách hợp lý có hiệu quả, trong đó họ vừa là người được đánh giá vừa là người hỗ trợ cho việc đánh giá.
GV là người khơng chỉ có khả năng giúp SV phát hiện và giải quyết những vần đề chuyên môn sâu của một ngành học mà còn là người gắn bó với NCKH; tức là người biết nghiên cứu để có thể hướng dẫn SV tự nghiên cứu.
Đánh giá GV là việc thu thập, phân tích, giải thích và sử dụng các thông tin về hoạt động nghề nghiệp của GV. Đây phải là một q trình mang tính hệ thống, địi hỏi sự tự nguyện và hợp tác của các bên, phù hợp với đặc điểm tâm lí của đội ngũ trí thức. Đánh giá GV phải phát huy được vai trị chủ động, tích cự, tự giác của GV, lơi cuốn họ tham gia công tác đánh giá và tự đánh giá từ đó hình thành động lực trong việc tự nâng cao trình độ chun mơn ,nghiệp vụ sư phạm của GV.
GV là đối tượng cần thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng. Chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Trong đó sự nỗ lực chủ quan của GV có vai trị quan trọng. Quy trình đánh giá GV phải thúc đẩy được sự tự bồi dưỡng của GV, khuyến khích họ tham gia các hình thức bồi dưỡng do trường tổ chức, tạo mơi trường thích hợp cho việc tự bồi dưỡng của GV.
Muốn vậy, mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức đánh giá phải phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, trình độ hiện có của GV và thực hiện theo quan điểm đổi mới giáo dục của ngành. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý khoa học kỹ thuật ln thay đổi. Q trình đánh giá tác động việc tự bồi dưỡng thường xuyên của GV, đảm bảo để người thầy có những nền tảng kiến thức mới, có khả năng định hướng cho SV tìm tịi, phát triển.Từ đó xây dựng được các chính sách phù hợp về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ,khen thưởng đối với GV.
Quy trình đánh giá GV phải tác động vào các khâu, các yếu tố của q trình quả lí GV. Phát triển đội ngũ GV là một quá trình với nhiều khâu, nhiều bước có quan hệ chặt chẽ với nhau: đào tạo- bồi dưỡng- sử dụng. Công tác đánh giá GV cũng gồm một quy trình có nhiều khâu, nhiều bước có quan hệ hữu cơ với công tác quản lý các hoạt động khác trong nhà trường.
Vì vậy, quy trình đánh giá GV phải tác động vào tất cả các khâu của quá trình quản lý, vào các thành tố của qua trình phát triển đội ngũ GV và các
chủ thể tham gia q trình này. Đồng thời, mỗi tiêu chí chỉ tác động vào một khâu, một mặt nhất định. Do đó, các tiêu chí phải có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với các tiêu chuẩn để tạo tác động tổng hợp, đồng bộ đến quá trình quản lý.
Việc đánh giá GV cũng phải nhằm ủng hộ, thúc đẩy cho sự phát triển của cá nhân họ, đồng thời cũng phải giúp cho sự tiến bộ của nhà trường.
Đánh giá trong giáo dục về cơ bản là một hoạt động mang tính xã hội, có phần quan trọng hàng đầu đối với vấn đề chất lượng. Nhiều nghiên cứu đã thừa nhận rằng việc đánh giá thường xun có tác động tích cực tới việc nâng cao không ngừng chất lượng của quá trình dạy và học. Do chất lượng là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặc biệt là những người có liên quan trực tiếp tới hoạt động giảng dạy, GV trở thành những người đóng vai trị chủ chốt trong việc đánh giá cơng việc của chính họ. Vấn đề là làm sao cho GV tham gia vào việc đánh giá một cách hợp lí và có hiệu quả, trong đó họ vừa là người được đánh giá vừa là người hỗ trợ cho việc đánh giá.
Với tầm quan trọng như trên, việc tiến hành đổi mới công tác đánh giá GV ở các trường Cao đẳng, ĐH cần được quan tâm nghiên cứu, triển khai để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.