8. Cấu trúc luận văn
3.1. Nguyên tắc khi xây dựng chuẩn và thực hiện đánh giá GV
3.1.1. Đánh giá giảng viên phải dựa vào cơ sở pháp lý
Việc đánh giá viên chức hàng năm được Nhà nước quy định tại Nghị định 116/ 2003/ NĐ- CP ngày 10 /10 /2003 của Chính phủ. Quy chế đánh giá công chức hàng năm ban hành theo quyết định số: 11/1998/TCCP-CCVC ngày 05/12/1998 của Bộ Trưởng – Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ cũng đã quy định rõ đối tượng, nội dung, quy trình đánh giá, tổ chức thực hiện và kèm theo là các biểu mẫu đánh giá.
Do đó, việc đánh giá GV với tư cách là một viên chức phải quán triệt được các quan điểm và quy định nêu trên của Đảng và Nhà nước.
3.1.2. Đánh giá GV phải tác động vào các khâu, các yếu tố của quá trình quản lý đội ngũ thơng qua các tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng, đầy đủ quản lý đội ngũ thơng qua các tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng, đầy đủ
Phát triển đội ngũ GVlà một q trình với nhiều khâu nhiều bước có quan hệ chặt chẽ với nhau: đào tạo ,bồi dưỡng- sử dụng. Công tác đánh giá GV cũng gồm một quy trình có nhiều khâu có quan hệ hữu cơ với cơng tác quản lý các hoạt động khác trong nhà trường CĐ, ĐH. Vì vậy quy trình đánh giá GV phải tác động vào tất cả các khâu của quá trình quản lý, vào các thành tố của quá trình phát triển đội ngũ GV, vào các chủ thể tham gia quá trình này Đồng thời, mỗi tiêu chuẩn chỉ tác động vào một khâu, một mặt hoạt động nhất định của GV. Do đó các tiêu chí phải có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau để tạo tác động tổng hợp, đồng bộ đến quá trình quản lý GV. Các tiêu chuẩn đánh giá phải bao quát toàn bộ hoạt động theo chức trách của GV với tư cách là: trí thức, nhà giáo, nhà khoa học và người công dân. Nguồn
thông tin đánh giá phải khái quát được đầy đủ nhiệm vụ cụ thể trong mơ hình hoạt động của GV
Muốn lập ra chuẩn đánh giá tốt, trước tiên cần phải biết yếu tố của chuẩn đánh giá. Tiếp đến cần tìm căn cứ lập ra tiêu chuẩn đánh giá. Có căn cứ khoa học mới có thể định ra tiêu chuẩn và các tiêu chí đánh giá khoa học khách quan và hiệu quả
Hệ thống tiêu chí đánh giá là chỉ tập hợp của nội dung đánh giá cụ thể của yêu cầu chuẩn chất lượng và số lượng hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của người GV. Nó chủ yếu là căn cứ vào tập hợp nội dung giá trị cần xem xét: mục tiêu, nội dung, phương tiện, phương pháp để đạt được chuẩn đối với hoạt động của người GV
Khi thiết kế hệ thống tiêu chí đánh giá GV, khơng những cần xem xét các mimh chứng của tiêu chuẩn đánh giá GV, mà còn tuân thủ quy luật nội tại của bản thân hệ thống tiêu chí. Trong hoạt động thực tiễn đánh giá GV, chúng ta đã tổng kết hàng loạt nguyên tắc thiết kế hệ thống tiêu chí. Những ngun tắc này sẽ có tác động chỉ đạo trực tiếp đối với việc thiết kế hệ thống tiêu chí đánh giá
3.1.3. Đánh giá GV phải góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ
Quy trình đánh giá GV ở CĐ, ĐH phải góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ; định hướng và làm động lực cho đội ngũ GV tự giác hồn thiện mình theo chuẩn. Hoạt động của GV trong trường CĐ, ĐH cũng như bất kỳ một công việc chuyên môn nào khác, chịu áp lực của hai loại lợi ích: lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. GV CĐ, ĐH là những người có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, được xã hội, nhà trường, SV tơn vinh và kính trọng, đồng thời tạo mọi điều kiện để họ học tập, tu dưỡng và thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Mặt khác xã hội, nhà trường, SV cũng địi hỏi GV có tinh thần trách nhiệm cao, toàn tâm tồn ý với cơng việc của họ. Chính vì vậy việc đánh giá GV cũng phải nhằm ủng hộ, thúc đẩy cho sự phát triển của cá nhân họ, đồng
thời cũng phải giúp cho sự tiến bộ của nhà trường. Đánh giá GV phải trở thành động lực thúc đẩy sự tiến bộ và cải cách trong nhà trường khi các thông tin đánh giá được sử dụng để ra cá quyết định về nhân sự.