Hình thức và nhiệm vụ liên văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích hồn trương ba, da hàng thịt của lưu quang vũ (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 32 - 34)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Lý thuyết liên văn bản

1.1.4 Hình thức và nhiệm vụ liên văn bản

1.1.4.1 Các hình thức liên văn bản

Với tham vọng thay thế khái niệm tính liên văn bản do Kristeva đƣa ra, Genette đã đƣa ra năm hình thức liên văn bản theo hệ thống phân loại những kiểu tác động

qua lại giữa các văn bản : liên văn bản (intertextuality) là "mối quan hệ cùng hiện

diện giữa hai văn bản hay một vài văn bản trong một văn bản cụ thể". Cận văn bản (paratextuality) là quan hệ của văn bản với bộ phận của nó (đầu đề, tiêu đề các chƣơng, tựa, các ghi chú, đề từ). Cận văn bản biểu thị những yếu tố nằm trên ngƣỡng cửa của sự diễn giải văn bản, chúng trực tiếp trợ lực và điều khiển sự tiếp nhận của độc giả đối với phần chính của văn bản. Ngoa dụ văn bản là thuật ngữ Genette dùng để chỉ hiện tƣợng một văn bản B nào đó (đƣợc ơng gọi là hypertext) đƣợc biến đổi từ một văn bản A nào đó đã tồn tại trƣớc đó (đƣợc gọi là hypotext) mà nó khơng hẳn là chỉ bình luận. Thuật ngữ kiến trúc văn bản của Genette có thể hiểu là mối quan hệ về mặt thể loại của các văn bản. Kiến trúc văn bản khơng chỉ liên quan đến "tầm đón đợi" về mặt thể loại của độc giả khi tiếp xúc với văn bản mà còn liên quan đến hành vi sáng tạo văn bản của nhà văn. Tất nhiên, chính Genette cũng lƣu ý chúng ta là bản thân kiến trúc văn bản không phải là những "phạm trù riêng biệt và thuần túy" mà là "sự va chạm, tƣơng tác và chồng lấn lên nhau" giữa các thể loại. Loại cuối cùng là siêu văn bản. Khái niệm này đề cập đến việc một văn bản bình luận rõ ràng hoặc khơng rõ ràng về một văn bản khác. Nhìn chung, Genette tuy trung thành với những tƣ tƣởng cấu trúc luận nhƣng đã có những cách nhìn mới.

1.1.4.2 Các nhiệm vụ liên văn bản

Có ba nhiệm vụ đang đƣợc đặt ra khi nghiên cứu lí thuyết liên văn bản

- Thứ nhất, giới hạn chính đối tƣợng của lí thuyết liên văn bản, lí thuyết khơng cần phát hiện sự gọi tên theo kiểu liên tƣởng, chủ quan các ý nghĩa mà cần phát hiện các mối liên hệ trực tiếp, hiển nhiên và có thể chứng minh giữa các văn bản, tức là giữa các trƣờng hợp có sự dịch chuyển ít hay nhiều một văn bản này sang văn bản khác.

- Thứ hai, nghiên cứu bình diện quan hệ của lí thuyết liên văn bản đó là "tổng thể các quan hệ với những văn bản khác đƣợc tìm thấy bên trong văn bản" (vấn đề văn bản trong văn bản)

- Thứ ba, đƣa chiều kích sáng tạo "chuyển đổi" liên văn bản lên bình diện thứ nhất: mệnh đề "tổng hoà các quan hệ với những văn bản khác" trong trƣờng hợp này sẽ khơng có nghĩa là sự cộng gộp hay đặt cạnh nhau một cách cơ học, mà là sự xử lí, tinh chế tích cực. Tác phẩm liên văn bản sẽ kéo toàn bộ tập hợp các văn bản đƣợc nó hấp thụ vào một đầu mối ý nghĩa thống nhất. Một mặt, chúng không triệt tiêu lẫn nhau, mặt

khác tác phẩm sẽ trở thành một chỉnh thể cấu trúc không bị rã ra: "Liên văn bản khơng phải là sự tích tụ những tác động khác nhau một cách hỗn loạn và vơ nghĩa lí, mà là hoạt động biến đổi và đồng hố vơ số văn bản do văn bản - hạt nhân trung

tâm - loại văn bản ln dành về phía mình vai trị ngữ nghĩa " [21,tr.355-391]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích hồn trương ba, da hàng thịt của lưu quang vũ (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 32 - 34)