Điều kiện để vận dụng có hiệu quả lý thuyết liên văn bản trong dạy học đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích hồn trương ba, da hàng thịt của lưu quang vũ (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 37 - 41)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2 Tính khả thi, điều kiện và ý nghĩa của việc dạy học đọc hiểu văn bản văn

1.2.2 Điều kiện để vận dụng có hiệu quả lý thuyết liên văn bản trong dạy học đọc

học đọc hiểu văn bản trong chƣơng trình Ngữ văn THPT

1.2.2.1 Điều kiện để vận dụng có hiệu quả tính liên văn bản trong chương trình Ngữ văn 12

- Cần phải có vốn kiến thức văn học sâu rộng và khả năng liên tưởng tốt:

Dạy văn, học văn đều cần thiết phải có vốn kiến thức văn học và năng lực liên tƣởng, tƣởng tƣợng.

Dạy đọc hiểu văn bản, văn học theo tinh thần vận dụng lý thuyết liên văn bản càng cần phải có một phơng văn hóa và khả năng liên tƣởng mạnh mẽ.

Nhƣ phần trên đã chỉ rõ, muốn hiểu văn bản này phải đặt nó trong mối liên hệ với các văn bản khác, chứ không phải trong những mối quan hệ với những “nghĩa

đen” hay sự thật tuyệt đối, một quy phạm nào đó, phải đặt mọi thứ vào trƣờng diễn ngôn của văn học.

Lý thuyết liên văn bản mở ra cho văn bản văn học nói chung và văn bản văn học hậu hiện đại nói riêng một “kích thƣớc mới”. Theo Nguyễn Hƣng Quốc thì trong một tác phẩm hậu hiện đại; bất kỳ chữ nào cũng có hai mối quan hệ, một là mối quan hệ nội tại với những chữ khác trong văn bản (để tạo ý nghĩa) và hai là mối quan hệ ngoại tại với những chữ khác trong các văn bản khác. Vì thế, nó là một quần thể giả định của các văn bản khác, là sự đan dệt của rất nhiều các mảng màu của những nền văn hóa khác nhau, trong đó mọi việc đã đƣợc nói đến vào một lúc nào đó, trong một ngữ cảnh nào đó, một văn bản nào đó. Các yếu tố trong văn bản đều ít nhiều có quan hệ với một hệ thống liên văn bản rộng lớn vƣợt ra ngồi tầm kiểm sốt của tác giả. Một hệ quả tất yếu đƣợc sinh ra từ mệnh đề này là sự lên ngôi - sự tự do của ngƣời đọc [33, tr.261-263].

Vì thế, để vận dụng có hiệu quả lý thuyết liên văn bản vào dạy đọc hiểu văn bản văn học ở THPT, rất cần phải có vốn kiến thức văn học sâu rộng; năng lực nắm bắt và giải mã các ký hiệu, những kiến thức thu nhận trong quá trình sống, trong mơi trƣờng văn hóa của mình và cả những tiếp nhận từ bên ngồi... Từ đó, ngƣời đọc (giáo viên - học sinh) chọn lựa cho mình một cách đọc thích hợp, kiến giải tác phẩm theo quan điểm riêng của mình, tìm những kết luận cho tác phẩm và đặc biệt là mở rộng thêm chiều kích cho các văn bản đó.

Cùng với đó là yêu cầu địi hỏi ngƣời đọc phải có một khả năng liên tƣởng mạnh mẽ để có thể nối kết những thành tố của hình tƣợng nghệ thuật, những giá trị văn chƣơng ẩn tàng trong và ngoài tác phẩm. Đặc biệt, đối với các tác giả kịch lớn nhƣ Lƣu Quang Vũ – ngƣời không chỉ mang đến cho làng kịch Việt Nam với nghệ thuật viết kịch độc đáo mà cịn thơng qua tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” muốn gửi gắm đến ngƣời đọc những triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc, năng lực liên tƣởng mạnh mẽ của “ngƣời đọc” không chỉ giúp họ trở thành “tri âm - tri kỷ” với văn bản văn học mà còn khám phá thêm những chân trời mới, những ý tƣởng thâm thúy ẩn tàng sau văn bản mà thƣờng khi tác giả của nó khơng ngờ tới.

- Cần có tầm bao quát rộng rãi đối với các loại hình sáng tác khơng thuộc phạm trù văn học

Ngày nay, xu hƣớng mở rộng khái niệm “văn bản” (liên văn bản) đã dung nạp hầu nhƣ toàn bộ các phƣơng thức thể hiện mà không nhất thiết phải dựa trên phƣơng tiện văn tự ghi ký (nhƣ văn bản văn học chẳng hạn). Nhƣ thế, một tác phẩm hội họa, điện ảnh hay quảng cáo... đã trở thành văn bản và đƣợc “đọc” bằng nhiều phƣơng thức khác nhau. Văn bản có thể đƣợc tạo nên từ nhiều nguyên tắc khác nhau ở phạm vi ngữ cảnh rộng lớn, trong đó: lịch sử, xã hội và văn hóa... trở thành những nguồn cung cấp chất liệu. Liên văn bản khơng những đã kết hợp, hịa trộn mà cịn xóa đi tất cả những ranh giới giữa các thể loại. Một tác phẩm có thể bắt đầu từ một mẩu quảng cáo, liên kết với những dịng tin báo chí có thực và rồi xen kẽ những tƣởng tƣợng, hƣ cấu của ngƣời viết. Nhƣng ngay cả trong những hƣ câu ấy, ngƣời ta vẫn tìm ra dấu vết của những ảnh hƣởng về văn hóa, xã hội, mơi trƣờng sống, kiến thức, tôn giáo... đã tồn tại một cách tiềm tàng trong bản thân ngƣời viết.

Chính vì vậy mà điều kiện để vận dụng lý thuyết liên văn bản có hiệu quả trong dạy học Ngữ văn là cần phải có một “phơng văn hóa” - nhƣ đã nói ở phần trƣớc - không chỉ về vốn kiến thức văn học mà cịn phải có tầm bao quát rộng rãi đối với các loại hình sáng tác khơng thuộc phạm trù văn học nhƣ: hội họa, điện ảnh, âm nhạc..., những tri thức về lịch sử, địa lý, dân tộc, xã hội, tơn giáo... tóm lại là một vốn văn hóa - vốn sống càng đầy dặn, phong phú bao nhiêu càng hiệu quả bấy nhiêu.

- Phải nắm được những quyền lực văn hóa chi phối hoạt động sáng tạo của nhà văn

Đây là nội dung cơ bản của việc vận dụng lý thuyết liên văn bản trong dạy học đọc hiểu văn bản song lại ít đƣợc chú ý trong dạy học ngữ văn ở THPT hiện nay. Lâu nay, nhiều giáo viên đã thực hiện khá suôn sẻ những thao tác nhƣ: phân tích bối cảnh lịch sử - thời đại của tác phẩm, tìm hiểu điều kiện, hồn cảnh sống của tác giả... Chí ít, cũng có thể xem đó là tiền đề lịch sử của phạm trù “khảo sát tính liên văn bản của văn bản”. Song những điều đó chƣa thể đƣợc xem là căn cứ xác đáng để nói rằng giáo viên Ngữ văn đã có ý thức (dù tự phát) về vấn đề liên văn bản nhƣ một quan niệm học thuật mang tính đột phá.

Bởi vì quá trình tạo lập văn bản của nhà văn không chịu sự chi phối của các sự kiện xã hội, sự kiện đời sống cá nhân theo kiểu trực tiếp mà theo kiểu gián tiếp, qua khâu trung gian là muôn trùng văn bản, muôn trùng quyền lực diễn ngôn vây

bọc quanh ta. Nhƣng suy cho cùng, khơng thể có sự tồn tại khách quan tuyệt đối của các sự kiện thực tế. Tất cả chúng đều đƣợc văn bản hóa bởi những diễn giải đa dạng, đầy khác biệt và mâu thuẫn. Tƣ tƣởng này chƣa có dịp đƣợc truyền bá trong nhà trƣờng hiện nay khi “phản ánh luận” Macxit còn chi phối trong tƣ duy nghiên cứu - phê bình văn học của đội ngũ giáo viên (Theo Phan Huy Dũng [6]).

Áp lực của đời sống lên một thành viên xã hội (Cơm áo không đùa với khách

thơ) và áp lực nghệ thuật lên một nhà văn - ngƣời viết (khi họ chấp nhận cuộc chơi

văn bản - liên văn bản) thuộc về hai phạm trù khác nhau, có mối liên hệ với nhau nhƣng không phải là một. Không nhận rõ điều này, sự lý giải của ta đối với tác phẩm văn học sẽ hời hợt, vừa khơng thốt khỏi cái nhìn của quyết định luận xã hội học vừa bỏ quên những quy luật riêng của sáng tạo văn học.

Theo cách nhìn của lý thuyết liên văn bản, nhà văn không phải bao giờ cũng đƣợc tự do tung hoành trong “cõi sáng tạo” của mình (dƣờng nhƣ “cõi sáng tạo” mang tính độc lập hồn tồn kia chỉ là một sản phẩm tƣởng tƣợng của tâm thức lãng mạn chủ nghĩa trong sáng tác cũng nhƣ trong phê bình.

Tựu trung, việc chỉ ra những quyền lực văn hóa chi phối hoạt động sáng tạo của nhà văn có ý nghĩa quan trong dạy học đọc hiểu văn bản ở THPT theo hƣớng tiếp cận liên văn bản. Công việc này về bản chất - khác với công việc dẫn giải về bối cảnh xã hội - lịch sử, hoàn cảnh ra đời của sáng tác mà trƣớc nay ta vẫn quen làm.

1.2.2.2 Điều kiện của việc vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học tác phẩm“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ (Ngữ văn 12, tập 2)

Khi dạy văn bản kịch trong nhà trƣờng phổ thơng, giáo viên gặp khơng ít khó khăn so với những văn bản thuộc các thể loại khác. Nhất là ngƣời dạy cần phải bám sát đặc trƣng của kịch bản văn học nhƣ: lời thoại nhân vật, hành động kịch…ngồi ra cịn cần mở rộng kiến thức liên môn cho học sinh, tài liệu giảng dạy thể loại chƣa nhiều. Chƣơng trình cũng nhƣ nội dung bài học có sự thay đổi về thời lƣợng tiết dạy, cách ghi bảng, hƣớng tiếp cận bài dạy. Riêng dạy học đoạn trích “Hồn Trương

Ba, da hàng thịt” của Lƣu Quang Vũ (Ngữ văn 12, tập 2) theo hƣớng tiếp cận liên văn bản thân ngƣời giáo viên có vai trị rất lớn. Bởi đây là một trong những phƣơng pháp tiếp cận văn bản rất mới và chƣa đƣợc vận dụng đƣa vào giảng dạy một cách

phổ biến. Cho nên, để áp dụng tốt thì giáo viên cần phải am hiểu và nắm vững lý thuyết liên văn bản, các kỹ thuật liên văn bản.

Để định hƣớng nội dung đề tài, tơi tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đặc trƣng thể loại kịch nhƣ đọc một số tác phẩm của Lƣu Quang Vũ và tác phẩm “Hồn

Trương Ba, da hàng thịt”. Ngồi ra tơi cịn tìm hiểu tài liệu Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại của tác giả Trần Thanh Đạm; tài liệu nghiên cứu: Dẫn luận thi pháp học của Trần Đình Sử, Văn học hậu hiện đại lý thuyết và tiếp nhận của Lê Huy Bắc, Lý luận văn học của Lã Nguyên...Khi nghiên cứu và soạn giảng, chúng tôi luôn bám sát các tài liệu giảng dạy theo quy định bộ môn của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đƣợc phân bố dạy trong thời lƣợng 2 tiết. Số giờ dạy kịch bản văn học chiếm một tỷ lệ chƣa nhiều so với các văn bản thuộc các thể loại khác trong chƣơng trình. Vì thế, việc chiếm lĩnh tác phẩm văn chƣơng theo hƣớng tiếp cận liên văn bản giúp ta hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm. Điều đó, càng địi hỏi ngƣời giáo viên nỗ lực hơn trong việc nghiên cứu những phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng tiếp cận liên văn bản đối với mỗi văn bản văn học nhằm đạt hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích hồn trương ba, da hàng thịt của lưu quang vũ (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 37 - 41)