Thực tế việc vận dụng lý thuyết liên văn bản trong dạy học đọc hiể uở THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích hồn trương ba, da hàng thịt của lưu quang vũ (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 45)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3 Thực tế việc vận dụng lý thuyết liên văn bản trong dạy học đọc hiể uở THPT

THPT hiện nay

1.3.1 Vận dụng không tự giác

1.3.1.1 Vận dụng cịn máy móc, thiếu sáng tạo

Nhƣ các phần trên đã trình bày, chúng ta có thể khái quát về lý thuyết liên văn bản một cách cô đọng: liên văn bản là liên kết các văn bản trong một văn bản qua sự sáng tạo và tiếp nhận của “ngƣời đọc” với tính đối thoại một cách ý thức hay vô thức. Hiện trạng thực tế tiếp cận lý thuyết liên văn bản ở các nhà trƣờng THPT hiện nay, qua sự khảo sát của chúng tơi, phần lớn giáo viên Ngữ văn cịn đang trong tình trạng vơ thức: vận dụng không tự giác - với những biểu hiện nhƣ sau:

Thứ nhất: giáo viên Ngữ văn THPT hiện đang vận dụng lý thuyết liên văn

bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở một cấp độ thấp. Trong các cấp độ của liên văn bản có yếu tố trích dẫn và giáo viên khi thực hiện một thao tác so sánh, liên tƣởng... hoặc xếp chồng văn bản một cách manh mún, thiếu hệ thống, nhất là chƣa làm nổi bật cách thức mà nhà văn “đối thoại”, luận giải nhiều vấn đề trong trƣờng ý nghĩa của tác phẩm văn chƣơng... Trong việc này, nhiều giáo viên thƣờng “mƣợn ý” của các tƣ liệu tham khảo, các bài phê bình, bình giảng các tác phẩm văn học một cách bị động, thiếu sáng tạo... Nguyên nhân chính ở đây là ngƣời dạy chƣa vƣợt thoát đƣợc quan niệm xƣa cũ về văn bản: coi tác phẩm văn học là một thể độc lập, một ốc đảo riêng biệt - dù nó tƣơi xanh đến mấy.

Thứ hai, giáo viên chƣa thực sự coi trọng vai trò của ngƣời đọc - học sinh -

trong giờ đọc hiểu văn bản văn học (trong khi R.Barthes đã tuyên bố “Tác giả đã chết” và Lý thuyết liên văn bản đã đƣa đến “sự lên ngơi của ngƣời đọc”). Nói đúng hơn là: cách thức làm thế nào để ngƣời đọc trở thành trung tâm thì ngƣời giáo viên

dạy Ngữ văn THPT hiện nay vẫn còn lúng túng, chƣa thực hiện đƣợc một cách nhuần nhị.

Không thể phủ nhận một thực tế là, trong mƣơi năm trở lại đây, cùng với sự thay đổi chƣơng trình - sách giáo khoa; việc đổi mới cách dạy - học văn đã đƣợc tiến hành rộng khắp trong cả nƣớc, trong đó, mối quan hệ giữa ngƣời dạy và ngƣời học đã khác trƣớc, các phƣơng tiện dạy học trong các trƣờng THPT cũng phong phú hơn. Song cũng không thể không thấy rõ một thực tế là chƣa có sự đổi mới căn bản, triệt để dựa trên đặc thù môn Ngữ văn phản ánh trong mối quan hệ bộ ba tƣơng liên: giáo viên (ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức) - học sinh (chủ thể tiếp nhận) - văn bản văn học (đối tƣợng của sự tiếp nhận). Trong bài báo đăng trên Văn nghệ số 10, 7- 3-

2009, GS Trần Đình Sử đã từng đề cập đến thực trạng dạy học, đổi mới phƣơng pháp dạy học văn hiện nay: “đó là kiểu dạy học lấy “thế bản” thay cho văn bản. Chính sự lệ thuộc quá mức của học sinh vào tình trạng thụ động, ln ln chờ đợi những kết quả mà ngƣời khác cảm nghĩ hộ, mất khả năng tự mình thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chƣơng để nói lên cảm nhận, những rung động của chính bộ óc, con tim của mình bằng chính lời lẽ của mình”. “Thế bản” mà GS Trần Đình Sử nhắc đến ở đây là bài soạn của giáo viên (chủ yếu là đọc hiểu văn bản văn học) và các tài liệu tham khảo. Trong khi đó, muốn đổi mới căn bản phƣơng pháp dạy học văn, khơng có con đƣờng nào khác là phải trở về văn bản văn học. Vận dụng lý thuyết liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở THPT càng cấp thiết yêu cầu cả ngƣời dạy và ngƣời học phải tiếp xúc với văn bản; tạo cho ngƣời học tâm thế đón nhận văn bản - tác phẩm văn học - với nội hàm đúng nghĩa liên văn bản của nó.

Đó là chƣa nói đến một thực tế khá phổ biến trong vận dụng lý thuyết liên văn bản một cách vô thức trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở THPT hiện nay là: sau khi đặt câu hỏi gợi mở, giáo viên thƣờng chỉ gọi một (nhiều lắm là hai) học sinh trả lời; giáo viên hầu nhƣ không cho ý kiến nhận xét cụ thể nội dung trả lời của học sinh... rồi sau đó, giáo viên mải miết trình bày “đáp án” đã soạn sẵn. Nhiều giáo viên vừa nói vừa ghi bảng. Học sinh chỉ việc ngồi chờ giáo viên thuyết giảng rồi ghi vào vở. Sau đó, lại tiếp tục với các câu hỏi khác. Lối dạy đọc hiểu tác phẩm văn học nhƣ thế này thì làm sao phát huy đƣợc sự tích cực chủ động của ngƣời học; chƣa nói

đến việc giúp các em biết lƣu giữ và khai thác cái khả năng cảm xúc hồn nhiên, nguyên sơ của tâm hồn nhân loại trong chính các em mà chính các nhà văn lớn đang mê mải kiếm tìm.

Thứ ba, khi vận dụng lý thuyêt liên văn bản trong giờ dạy học đọc hiểu văn

bản, giáo viên thƣờng tiến hành kết nối văn bản văn học với các văn bản thuộc loại hình nghệ thuật khác khơng đạt mấy hiệu quả. Đó là việc áp dụng cơng nghệ thơng tin với những tranh ảnh, clip,...trong dạy học Ngữ văn ở THPT đƣợc cho là kém hiệu quả bởi chúng ta quan niệm nó đơn thuần chỉ là phƣơng tiện. Nhƣng theo các lý thuyết gia liên văn bản thì: một bức tranh, một đoạn phim... nhƣ thế đều đƣợc coi là một văn bản. Nhận thức đúng điều này, chúng ta có thể thấy việc ứng dụng cơng nghệ thông tin - một trong những thao tác vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học đọc hiểu văn bản văn học sẽ hiệu quả hơn.

1.3.2.2 Vận dụng chưa linh hoạt, còn khiên cưỡng

Việc vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học môn Ngữ văn những năm gần đây của giáo viên đã đƣợc thực hiện tuy nhiên cịn rất nhiều thiếu sót. Thực chất phần lớn giáo viên vẫn chƣa hiểu đƣợc bản chất của lý thuyết liên văn bản cho nên việc áp dụng vào dạy học cịn rất khiên cƣỡng, thậm chí có áp dụng nhƣng áp dụng một cách hời hợt, và đôi khi giống nhƣ đối phó. Mà thực chất giáo viên chƣa hề hứng thú và tự giác vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học tác phẩm. Vì vậy để vận dụng lý thuyết liên văn bản một cách hiệu quả nhất trong giảng dạy Ngữ văn thì cần phải có biện pháp thúc đẩy sự tích cực tìm hiểu về lý thuyết liên văn bản của giáo viên.

1.3.2 Vận dụng tự giác trên cơ sở hiểu biết lý thuyết liên văn bản

1.3.2.1 Áp dụng lý thuyết dạy học Ngữ văn nói chung và dạy đọc hiểu văn bản văn học ở THPT nói riêng cần được thụ cảm một cách vừa chặt vừa khống hoạt

Nó vừa để ngƣời đọc - ngƣời học biết cảnh, biết ngƣời, biết nắm vững cách điều khiển câu chữ... song bao trùm lên tất cả là phải làm sao nhuyễn thấm đƣợc những cái hay, cái đẹp của văn chƣơng vào trong tâm hồn, biến nó thành nỗi khát khao, thành động lực sống tốt hơn, trở thành ngƣời có ích hơn, đáng sống hơn.

Để tiếp cận đến cái đích này, ngƣời giáo viên Ngữ văn ở nhà trƣờng THPT hiện nay có khá nhiều thuận lợi. Trƣớc hết đó là việc đổi mới chƣơng trình - sách

giáo khoa THPT từ hơn một thập kỷ qua trong đó có bộ sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành biên soạn theo tinh thần tích hợp. Có nhiều điểm mới trong bộ sách này, đổi mới cả về mặt nội dung của chƣơng trình Ngữ văn và cả về mặt hình thức chƣơng trình. Tiêu chí tuyển chọn các tác phẩm văn học vào sách giáo khoa Ngữ văn - nhất là văn học hiện đại - khơng cịn nằm trong phạm trù “đúng - sai” mà cơ bản đã chuyển sang phạm trù “hay - dở”. Nhiều tác phẩm văn chƣơng mang tâm thức của thời đại mới và chịu ảnh hƣởng của chủ nghĩa hậu hiện đại - những sáng tác gắn liền với nhận thức mới về quyền năng của tác giả; về tính chức năng của ngƣời viết trong quan hệ với văn bản; về sự tƣơng đối của điều mà trƣớc đây ngƣời ta gọi là tính độc sáng trong một tác phẩm văn học - đã có mặt trong chƣơng trình Ngữ văn THPT.

Tiếp theo đó là sự tác động của các lý thuyết về lý luận dạy học đến việc đổi mới phƣơng pháp dạy học trong đó có lý thuyết liên văn bản trong dạy học Ngữ văn ở THPT. Đây là các tiền đề, yếu tố thuận lợi cho giáo viên trong vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy đọc hiểu văn bản văn học.

Theo khảo sát của chúng tơi, hiện nay khơng ít giáo viên THPT đã có sự đầu tƣ trong cơng việc soạn giáo án theo hƣớng: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; có ý thức tự học, tự bồi dƣỡng để nâng cao tri thức chuyên môn, tri thức về phƣơng pháp dạy học, tiếp nhận các lý thuyết mới về phê bình, nghiên cứu và giảng dạy văn học. Điều đáng mừng là trong đó một bộ phận, một số ít giáo viên đã biết vận dụng lý thuyết liên văn bản một cách tự giác trên cơ sở hiểu biết lý thuyết liên văn bản ở các mức độ khác nhau và có những hƣớng vận dụng lý thuyết văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học hiện đại và văn học đƣơng đại ở mức độ tự giác. Đó là một trong những điều kiện thuận lợi để tiến hành vận dụng lý thuyết liên văn bản vào đọc hiểu văn bản văn học trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 12 một cách có hiệu quả.

1.3.2.2 Vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học đọc hiểu nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh

Hiện nay, việc dạy học đang ngày càng đƣợc đổi mới, nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng cho dạy và học đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới của nền giáo dục nƣớc nhà. Một trong những điểm đƣợc quan tâm là dạy học phải làm sao phát huy đƣợc

tính chủ động, tích cực cho học sinh nhƣ vậy mới đem lại hiệu quả. Cho nên, trong quá trình dạy học thì các phƣơng pháp truyền thống nhƣ: thuyết trình, vấn đáp... và giáo viên là ngƣời truyền kiến thức nên ít phát huy đƣợc hết tác dụng. Và nó cũng khơng đáp ứng đƣợc nhu cầu của giáo dục trong xã hội hiện nay là đào tạo ra những con ngƣời năng động, tự tin và làm chủ kiến thức...Từ những u cầu đó địi hỏi ngƣời giáo viên phải sáng tạo, chọn lọc tri thức, phƣơng pháp trong tiết dạy để kích thích sự ham học, tạo tâm thế chủ động lĩnh hội kiến thức mới, giúp học sinh ngày càng tự tin và hoàn thiện bản thân mình hơn.

Dạy học theo hƣớng tiếp cận liên văn bản phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh nhờ cấu trúc mở khiến giờ học không nặng nề, học sinh không ở trong tƣ thế bị động nữa, mà khiến cho học sinh sẵn sàng thu nạp những tham số mới nảy sinh trong hoạt động của thầy và trò. Nhờ sự vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học mà phá vỡ mọi gị bó, cấu trúc mang tính hình thức, nhằm phát huy cao độ khả năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng của học sinh...Khiến cho học sinh thích thú, các em sẽ tự tìm tịi và khám phá những tri thức mới.

Không chỉ thế, dạy học theo hƣớng tiếp cận liên văn bản còn làm giàu thêm kiến thức văn học, văn hóa cho học sinh. Đọc một văn bản theo lý thuyết liên văn bản, học sinh khơng chỉ biết riêng về văn bản đó và cịn cần biết đến nhiều văn bản có liên quan. Hiểu đƣợc điều đó cũng nhƣ biết vận dụng lý thuyết liên văn bản, chắc chắn ngƣời dạy sẽ nhận thấy có một cơ hội lớn tạo ra để làm giàu kiến thức văn học, văn hóa và kiến thức về đời sống cho học sinh. Đó chính là động cơ kích thích cả ngƣời dạy và ngƣời học đi tìm tri thức và tiếp thu tri thức một cách chủ động.

Nhƣ thế, vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học đọc hiểu văn bản ở THPT sẽ góp phần làm giàu kiến thức văn học văn hóa đồng thời phát huy đƣợc tính tích cực, năng lực sáng tạo của học sinh.

1.3.3 Thành công và hạn chế trong việc vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy học đọc hiểu văn bản văn học trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 12

1.3.3.1 Thành công cơ bản

Trƣớc hết cần nói đến những yếu tố khách quan ít nhiều “thuận lợi” có tác dụng kích hoạt cho những “lứa quả đầu mùa” này:

Đó là hệ thống các văn bản đọc hiểu trong chƣơng trình Ngữ văn THPT lƣu hành từ 2002 đến nay. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành có những đổi mới cả về mặt nội dung lẫn hình thức trên cơ sở của nguyên tắc tích hợp, giúp cho ngƣời đọc học đƣợc cách tƣ duy tổng thể về thế giới, tìm ra mối tƣơng quan đa chiều giữa mọi vấn đề của cuộc sống của văn học nghệ thuật, đặc biệt là sự góp mặt của nhiều tác phẩm đƣơng đại Việt Nam và thế giới. Tuy cịn xa mới đạt đến mức tồn bích, song về cơ bản các văn bản văn học trong sách giáo khoa THPT hiện hành đã đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện đại, đổi mới (đó là so với chƣơng trình Ngữ văn THPT trƣớc 2002 và gần đây chúng ta đƣợc biết năm tới: 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định “đổi mới” toàn bộ chƣơng trình - sách giáo khoa phổ thơng).

Cùng với điều đó là sự thúc bách phải đổi mới phƣơng pháp dạy học Ngữ văn dƣới sự tác động của các lý thuyết mới về nghiên cứu phê bình văn học, về lý luận dạy học - trong đó có lý thuyết liên văn bản. Sự thúc bách này còn đến từ thực trạng học sinh THPT nhiều năm nay thờ ơ với bộ môn Ngữ văn và các môn khoa học xã hội - nhân văn khác.

Về phía chủ quan: những giáo viên Ngữ văn THPT tâm huyết với nghề đã vƣợt thoát những ám ảnh thời cuộc, lặng thầm và đổi mới cách dạy học văn, góp phần đổi thay mối quan hệ giữa ngƣời dạy và ngƣời học, ngõ hầu đổi mới tƣ duy của học sinh về văn học và cuộc sống.

Nhờ thế mà thực tế vận dụng lý thuyết liên văn bản trong dạy đọc hiểu văn bản văn học ở THPT hiện nay đã có những thành cơng bƣớc đầu. Đã có sự khởi sắc trong giờ dạy đọc hiểu văn bản văn học nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung. Giờ dạy học đọc hiểu văn bản đã “mở” hơn, thơng thống hơn, thực hiện nguyên tắc dạy học tích hợp có hiệu quả hơn, học sinh có cơ hội chiếm lĩnh tri thức phƣơng pháp, tri thức về cách đọc văn bản nhiều hơn. Những giờ dạy đọc hiểu văn bản văn học giáo viên tiếp cận lý thuyết liên văn bản một cách tự giác đƣợc đồng nghiệp và thanh tra đánh giá cao. Kết quả học tập môn Ngữ văn THPT ở những lớp đƣợc thực nghiệm vận dụng lý thuyết liên văn bản cao hơn một mức so với các lớp đối chứng. Một biểu hiện đáng mừng và nguồn động viên với giáo viên Ngữ văn THPT là: số lƣợng học sinh yêu thích mơn học và học tốt mơn văn đã có sự tăng lên.

1.3.3.2 Hạn chế, tồn tại cần khắc phục

Về phía ngƣời dạy: đó là sự trì níu, “sức ỳ” đáng nghi ngại của lối dạy cũ - kể cả lối dạy “nửa cũ nửa mới” tồn tại khá dai dẳng trong khơng ít giáo viên Ngữ văn THPT không chỉ ở những ngƣời lớn tuổi. Đồng thời trong dạy học Ngữ văn ở THPT, thực trạng hiểu biết, nhận thức về lý thuyết - kỹ thuật liên văn bản vào dạy đọc hiểu văn bản văn học của giáo viên còn nhiều hạn hẹp. Một nguyên cớ nữa - theo chúng tôi là việc vận dụng lý thuyết liên văn bản vào dạy đọc hiểu văn bản văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học đoạn trích hồn trương ba, da hàng thịt của lưu quang vũ (ngữ văn 12, tập 2) theo hướng tiếp cận liên văn bản (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)