Tổ chức các hoạt động gắn kết mạng lưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý mạng lưới cựu học viên (alumni) tại khoa quản trị kinh doanh đại học quốc gia hà nội nhằm phát triển thương hiệu nhà trường (Trang 46 - 50)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Nội dung xây dựng và quản lý mạng lưới Alumni

1.4.3. Tổ chức các hoạt động gắn kết mạng lưới

Như đã đề cập, mạng lưới là tập hợp những nhóm người, tổ chức có chung mục đích, lĩnh vực làm việc. Các mắt xích của mạng lưới Alumni (các Alumni) là một nguồn lực vốn đã có sẵn, vì thế nhà trường là người khởi đầu gây dựng mạng lưới này trên cơ sở kết nối các mắt xích sẵn có, từ đó các cá nhân trong mạng lưới sẽ tự tiếp tục kết nối và phát triển. Muốn gây dựng và phát triển mạng lưới mạnh, nhà trường cần tích cực tổ chức các hoạt động, sự kiện:

1.4.3.1. Thiết lập Ban liên lạc

Mạng lưới là rất lớn, do đó để liên kết được những cá nhân, hoặc những nhóm, những tổ chức trong mạng lưới, cần phải xác định được những

mắt xích quan trọng. Đó chính là bước quan trọng trong việc thiết lập ban liên lạc cho mỗi mạng lưới. Thành viên của ban liên lạc sẽ là đại diện của các lớp, các khóa, hoặc các câu lạc bộ, nhóm, hội.

1.4.3.2. Tổ chức hội thảo chuyên đề

Tổ chức hội thảo chuyên đề là một hoạt động quan trọng trong các hoạt động mạng lưới, đặc biệt đối với mạng lưới Alumni. Hoạt động này, tự thân nó đã có rất nhiều ý nghĩa: làm tăng thêm giá trị cho Alumni thông qua việc cập nhật tri thức cho họ sau khi tốt nghiệp; tổ chức và mời gọi cộng đồng Alumni tham gia hội thảo thể hiện được hiệu quả hoạt động của các Ban liên lạc; đồng thời, là một cách để cập nhật thông tin về Alumni.

Trước hết, xét đến khía cạnh cập nhật tri thức cho học viên: khi tổ chức hội thảo chuyên đề nhà trường có thể chọn, tùy theo lĩnh vực, mối quan tâm, chuyên ngành, để đưa ra những vấn đề mang tính thời sự nhất, kết hợp với tìm diễn giả có kiến thức hàn lâm nhất về chủ đề này tham gia hoặc hội thảo, hoặc tọa đàm, nhằm chia sẻ đến Alumni những thơng tin mang tính thời sự nhất Hoạt động này luôn thu hút Alumni tham gia vì tri thức phải ln được cập nhật. Hơn nữa, học viên cảm thấy rất được tôn trọng mặc dù đã rời khỏi nhà trường nhưng vẫn được nhà trường tổ chức những sân chơi dành riêng cho họ.

Tiếp đến, nhận xét hoạt động tổ chức hội thảo chuyên đề là thể hiện được hiệu quả hoạt động của các Ban liên lạc bởi lý do: tổ chức sân chơi cho cả một cộng đồng, Ban tổ chức cần phải nắm được các đầu mối liên lạc, để từ đó phân cơng nhiệm vụ cho các đầu mối này. Như vậy, thơng tin có đến được với người tham dự một cách hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào Ban liên lạc này.

Cuối cùng, rất thực tế và hiệu quả khi cho rằng tổ chức hội thảo chuyên đề cũng là một hình thức để cập nhật thơng tin Alumni. Trong quá

trình mời tham dự hội thảo, Ban liên lạc sẽ nắm được các thành viên nào trong nhóm mình đã thay đổi thơng tin, hoặc liên hệ như thế nào. Ngoài ra, Ban tổ chức thu lại những tấm danh thiếp của các khách mời tham dự hội thảo (là Alumni) trong ngày diễn ra hội thảo chính là cách thức để có thơng tin về Alumni một cách chuẩn xác nhất.

Địa điểm tổ chức hội thảo có thể đa dạng: có thể diễn ra tại phịng hội trường, giảng đường… trong không gian của nhà trường, hoặc có thể là diễn ra bên ngồi nhà trường (khách sạn, địa điểm ngoài trời khác…)

1.4.3.3 . Tổ chức ngày hội trường

Cũng giống như tổ chức hội thảo chuyên đề, tổ chức hội trường cũng là một hoạt động để quy tập cộng đồng Alumni tham gia các hoạt động của nhà trường. Hoạt động này cũng có ý nghĩa tương tự hoạt động tổ chức hội thảo chuyên đề. Điều khác duy nhất, hoạt động này không phải mang tính chất cập nhật tri thức cho Alumni, mà là sự thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa Alumni với nhà trường. Đối với nhà trường, các dịp để tổ chức hội trường thường xoay quay các ngày lễ đặc biệt như Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập trường… Và địa điểm tổ chức ngày hội trường thường diễn ra tại không gian của trường để giúp Alumni cảm nhận lại về nơi đã diễn ra quá trình học tập tại đây.

1.4.3.4. Thành lập website cộng đồng Alumni.

Hòa nhập với sức mạnh của công nghệ, thời đại internet, việc thành lập website cộng đồng Alumni là hoàn toàn hợp lý và thiết thực. Giúp cho cộng đồng Alumni liên kết được với nhau một cách nhanh nhất và thường xuyên nhất.

Tiểu kết chƣơng 1

Thương hiệu là tài sản vơ hình quý giá nhất mà mỗi doanh nghiệp, đơn vị hay cơ sở giáo dục có được trong q trình hình thành và phát triển. Ở Chương 1, chúng ta đã làm rõ một cách cơ bản các khái niệm, các thuật ngữ về thương hiệu. Và một tổ chức giáo dục xây dựng thương hiệu cho đơn vị mình cũng là điều cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, vẫn còn rất ít các trường Đại học quan tâm đúng mức việc nghiên cứu về xây dựng và quản lý về mạng lưới Alumni nhằm phát triển thương hiệu nhà trường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các trường Đại học và cao đẳng đã không khai thác và phát triển hết các giá trị tiềm ẩn tương lai trong mối quan hệ Alumni với nhà trường. Các trường đều thích giữ mối liên hệ với Alumni nhưng rất ít trường trong số đó có thể tận dụng được các giá trị mà Alumni có thể đem lại (như là nguồn thu nhập thứ 3 hoặc là phát triển các chương trình chun mơn khác). Chính vì thế, nhà trường hiện đại, với các lý luận dạy học hiện đại và phương pháp quản lý hiện đại sẽ là chưa đủ nếu bỏ qua công tác quản lý mạng lưới Alumni.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MẠNG LƢỚI CỰ HỌC VIÊN TẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH – HSB,

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý mạng lưới cựu học viên (alumni) tại khoa quản trị kinh doanh đại học quốc gia hà nội nhằm phát triển thương hiệu nhà trường (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)