Giới thiệu chung về Khoa Quản trị Kinh doanh – HSB, ĐHQGHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý mạng lưới cựu học viên (alumni) tại khoa quản trị kinh doanh đại học quốc gia hà nội nhằm phát triển thương hiệu nhà trường (Trang 50)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1. Giới thiệu chung về Khoa Quản trị Kinh doanh – HSB, ĐHQGHN

2.1..1 Lịch sử hình thành và phát triển

Khoa Quản trị Kinh doanh – HSB là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu Kinh tế học và Quản trị kinh doanh, trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Được thành lập ngày 13.07.1995, dưới sự lãnh đạo của Cố Viện sĩ, GS.TS Nguyễn Văn Đạo, Nguyên Giám đốc ĐHQGHN và PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội Đồng Quản trị, Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT, một công ty lớn hàng đầu về công nghệ thơng tin ở Việt Nam. PGS.TS Trương Gia Bình hiện đang là chủ nhiệm Khoa Quản trị Kinh doanh.

Trong thời gian đầu hoạt động, đội ngũ cán bộ của HSB chỉ có 4 đến 5 người trong căn phịng 13m². Nhưng những cán bộ này luôn nuôi dưỡng ước mơ đưa HSB thành trường quản trị kinh doanh ngang tầm thế giới.

Thừa hưởng kết quả của chính sách bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, HSB có vinh dự được thiết lập quan hệ lâu dài với trường Quản trị Kinh doanh Amos Tuck dưới sự bảo trợ của quỹ Freeman. Cuối năm 1995, HSB thiết lập quan hệ lâu dài với trường quản trị kinh doanh lâu đời nhất thế giới, trường Amos Tuck thuộc đại học Dartmouth, Hoa Kỳ. Kết quả của việc hợp tác này là khóa học đầu tiên do HSB tổ chức, gồm 30 nhà lãnh đạo và các doanh nhân trẻ thành đạt sang Mỹ. Đây cũng chính là thế hệ học viên đầu tiên của HSB, họ cũng chính là những doanh nhân Việt Nam đầu tiên tiếp nhận nền tri thức mới trong những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước.

Tháng 6 năm 1997, GS. TS Roger H. Ford đến HSB và giúp Khoa xây dựng, phát triển hệ thống chương trình học mới và hệ thống thư viện HSB. (GS Roger H. Ford là người Mỹ, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh năm 1986 tại Đại học Syracuse, Mỹ. Năm 1992, Ông quan tâm đến Việt Nam và bắt đầu tổ chức, lãnh đạo Chương trình trao đổi sinh viên đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ). Ngày 4 tháng 9 năm 1999 đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng: HSB hồn tất tồ nhà riêng với hệ thống phịng làm việc, giảng đường, trang thiết bị dạy học hiện đại, công nghệ cao sau nhiều năm chờ đợi.

Năm 1999 cũng là năm chứng kiến nhiều sự phát triển của HSB, với sự tham gia của một đội ngũ các giảng viên trẻ, được đào tạo ở các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và trên thế giới, tạo ra bước đột phá cho Khoa: đội ngũ giảng viên cơ hữu của Khoa có thể đảm nhận được phần lớn việc giảng dạy các môn học của chương trình đào tạo. HSB cũng được đón tiếp 2 học giả của chương trình Fullbright là GS. Mark Kroll và GS. Roger Ford. GS. Ford sau này là Cố vấn Cao cấp, Giám đốc Quan hệ Quốc tế của HSB.

Ngay từ những ngày đầu, mục tiêu của HSB là đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh cho đối tượng quản lý cao cấp. Năm 2001, sau 5 năm kiên trì cố gắng, chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh đầu tiên liên kết với Đại học Hawaii - Hoa Kỳ được thực hiện. Trong số 40 học viên khóa đầu tiên, có 10 người nước ngoài từ Mỹ, Nhật, Bỉ và Hàn Quốc.

Năm 2001, Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh chính quy do ĐHQGHN cấp bằng được HSB tổ chức. HSB với cam kết đào tạo tầng lớp lãnh đạo doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai, mong muốn trở thành tổ chức giáo dục đào tạo hàng đầu của Việt Nam, ngang tầm thế giới.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ, tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý.

* Chức năng nhiệm vụ:

Theo Quyết định của Giám đốc ĐHQGHN về việc thành lập Khoa Quản trị Kinh doanh trực thuộc ĐHQGHN, HSB có chức năng nhiệm vụ chính: [15]

- Đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh với các loại hình đào tạo để cấp các văn bằng: Cử nhân Quản trị Kinh doanh, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh và mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về quản trị kinh doanh;

- Tiến hành các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh, tham gia thẩm định các dự án quốc gia, tư vấn cho các Cơ quan Quản lý Nhà nước, các Doanh nghiệp, đưa những thành tựu khoa học mới nhất vào thực tiễn Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách do yêu cầu kinh tế - xã hội nước ta đặt ra.

* Tầm nhìn

Trở thành Trường Quản trị kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam, có năng lực cạnh tranh với các cơ sở uy tín cùng lĩnh vực trong khu vực và thế giới [15].

* Sứ mệnh

- Góp phần vào sự thành đạt của doanh nghiệp thơng qua sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện đại và truyền thống;

- Giáo dục Quản trị kinh doanh hướng tới sự tiến bộ và thịnh vượng cho Việt Nam và Thế giới;

- Tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển và thành công của từng thành viên HSB [15].

* Triết lý

Lãnh đạo HSB tin tưởng vào triết lý về sự kết hợp giữa “Âm” (truyền thống) và “Dương” (Hiện đại) trong quản trị kinh doanh và đang phát triển triết lý này để áp dụng như một yếu tố tạo nên sự khác biệt tại HSB [15].

2.1.3. Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như thực tiễn. Trên quan điểm lấy người học làm trung tâm, các khố học ln được đánh giá cao với những bài tập tình huống thiết thực, hình thức thảo luận, trao đổi thẳng thắn nhằm đưa ra hướng giải quyết chính các vấn đề học viên đang gặp phải với chính doanh nghiệp của mình.

Ngồi ra, điểm đánh giá giảng viên do học viên đưa ra sau mỗi ngày học là một trong những cơ sở để chất lượng khố học ln được nâng cao và có sự điều chỉnh kịp thời phù hợp với nhu cầu học thực tế.

2.1.4. Các loại hình đào tạo và đối tượng đào tạo

HSB đào tạo về Kinh tế học và Quản trị kinh doanh theo các loại hình đào tạo chủ yếu ở bậc Cao học.

Với chương trình Cao học, hiện nay, HSB có những chương trình đa dạng để phù hợp với các loại đối tượng đào tạo.

- Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh do ĐHQGHN cấp bằng; - Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh hợp tác với Đại học Hawaii (Hoa Kỳ) do đại học Hawaii cấp bằng;

- Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh hợp tác với Đại học Northwestern (Thụy Sĩ) do đại học Northwestern cấp bằng.

Mặt khác, HSB đã thành lập Trung tâm Đào tạo và Tư vấn doanh (ĐT&TVDN) nghiệp với sứ mệnh cung cấp dịch vụ tư vấn và các khóa đào

tạo cho lãnh đạo cấp cao và cấp trung đến từ các Tổng cơng ty, Tập đồn, Doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong bối cảnh hội nhập, học viên tìm đến Trung tâm ĐT&TVDN như một nhu cầu cấp thiết, cập nhật, bổ sung kiến thức cũng như kỹ năng để trở thành những nhà lãnh đạo dẫn dắt doanh nghiệp mang tính cạnh tranh cao. Trung tâm ĐT&TVDN cũng có thể tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngồi khi họ định tìm hiểu và đầu tư về Việt Nam. Đây chính là cơ sở của sự ra đời của các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về Quản trị kinh doanh. Qua khảo sát và phân tích ngành, phân tích thực trạng và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, các khóa học được thiết kế riêng đáp ứng từng nhu cầu cụ thể của từng đối tượng học viên trong từng doanh nghiệp. Các chuyên đề bao gồm:

- Quản trị chiến lược; - Tái cơ cấu doanh nghiệp; - Quản trị nhân sự;

- Quản trị marketing; - Quản trị sự thay đổi; - Quản trị tài chính;

- Quản trị chuỗi cung ứng; - Tài chính - Kế tốn; - Tài chính - Ngân hàng; - Đầu tư chứng khoán; - Quản trị dự án;

- Kỹ năng mềm (được chuyên biệt hoá đối với từng đối tượng học viên hay cơng ty đối tác) gồm những khố học kỹ năng sau:

+ kỹ năng làm việc nhóm; + kỹ năng lãnh đạo;

+ kỹ năng bán hàng hiệu quả (dành cho các khối dịch vụ); + kỹ năng kiểm soát và kiểm toán nội bộ;

+ kỹ năng tư duy sáng tạo và quản lý thời gian hiệu quả; + kỹ năng lập kế hoạch;

+ kỹ năng lập chiến lược kinh doanh;

+ phương pháp tổ chức làm việc khoa học và hiệu quả; + kế hoạch marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu; + kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp;

+ kỹ năng đàm phán hiệu quả;

+ kỹ năng quản lý và giải quyết xung đột.

Bằng cách tiếp cận này, HSB đã thành công trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp trong q trình phát triển của họ.

Có thể nói, do phần lớn học viên trong các chương trình của HSB đều là những nhà quản lý cao cấp và lãnh đạo tiềm năng, cho nên, để đem lại những thay đổi về tư duy cho học viên, HSB phải áp dụng phương pháp giảng dạy khuyến khích phát triển tư duy và cung cấp cho học viên cái nhìn tổng quan về bối cảnh toàn cầu. Ngoài những kiến thức từ bài giảng, HSB cung cấp nhiều các bài tập tình huống (case study), nghiên cứu doanh nghiệp và làm dự án theo nhóm, kết hợp với phương pháp khác phù hợp với văn hóa và con người Việt Nam.

2.1.5. Văn hóa doanh nghiệp HSB và quan hệ học viên với HSB

Văn hóa doanh nghiệp, hay cịn gọi là văn hố tổ chức chính là tài sản vơ hình của mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức. Trong nền kinh tế thị trường,

việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng trở nên cần thiết và gặp khơng ít khó khăn. Theo các nhà kinh tế thì đây chính là sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tương lai. Vậy, việc đề cập đến văn hóa doanh nghiệp đối với một tổ chức giáo dục thoạt tiên có vẻ khơng phù hợp.

Trên thực tế, bất kỳ một tổ chức, một cơ quan, hay một đơn vị nào, đều tồn tại trong đó một văn hóa riêng, gọi một cách đơn giản hơn, đó chính là văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là tồn bộ giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình hình thành tổ chức, chi phối hành vi và mọi suy nghĩ của các thành viên trong tổ chức, tạo nên sự khác biệt giữa tổ chức này và tổ chức khác, và được coi là giá trị truyền thống của mỗi tổ chức.

Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau:

Thứ nhất là thể hiện ngay trong công việc hàng ngày như cách báo cáo

công việc, giữ gìn tài sản chung, ngơn ngữ khi giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, các thủ tục hành chính…

Thứ hai là các giá trị tinh thần trong việc xác định việc phải làm, hành

động của mình là đúng hay là sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung hay không? Đây là điều mà các lãnh đạo mong muốn nhận được ở nhân viên và cần phải xây dựng dần từng bước.

Và cuối cùng, cao hơn nữa và là nền tảng cho các hành động, chính là

niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân trong tổ chức.

Như vậy, văn hóa tổ chức có thể đúc kết lại, là “tổng hịa của niềm tin, kiến thức, cách nghĩ, và thói quen hành vi mà mỗi người thể hiện trong điều kiện xã hội của mình. Trong mơi trường cụ thể, từng cá nhân học được một ngôn ngữ, thu được các giá trị và hình thành thói quen về hành vi và suy nghĩ. Văn hóa tổ chức tích cực tạo mơi trường truyền thơng lành mạnh. Trong đó các thành viên tận tụy và trung thành với tổ chức, thân thiện và tin cậy lẫn

nhau. Môi trường này được nuôi dưỡng bằng tinh thần cởi mở, hỗ trợ nhau, ln thách thức và có thưởng phạt phân minh. Điều này đã được nhà quản trị Elton Mayo (1880 – 1949) đề cập đến khi phân tích quan hệ con người với con người trong hệ thống, và đặc biệt quan tâm đến yếu tố cá nhân trong tập thể nhóm [32].

Hình 2.1.5.1. Thuyết quản lý của Elton Mayo

Bất kỳ một tổ chức nào cũng phải có văn hóa mới trường tồn được. Vì vậy xây dựng văn hóa tổ chức là yếu tố đầu tiên mà các tổ chức lưu tâm tới Văn hóa tổ chức đảm bảo sự trường tồn của tổ chức giống như khi ta thể hiện thái độ sao phải sống, sống để làm gì và sống như thế nào?

Trong xu thế vận động chung đó, dù là đơn vị giáo dục, nhưng HSB không thể khơng chú trọng đến việc xây dựng được văn hóa doanh nghiệp tại đơn vị mình. Là một đơn vị chuyên đào tạo về lĩnh vực Kinh tế học và Quản trị kinh doanh, Lãnh đạo HSB thấm nhuần tư tưởng nguồn lực là yếu tố cốt lõi của tổ chức, và đặc biệt coi trọng vai trị của văn hóa tổ chức với hiệu quả vận hành và cảm nhận của xã hội với hình ảnh, thương hiệu của HSB. Với một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, HSB ln khiến cho mỗi cán bộ, nhân viên muốn làm việc qn mình, ln thấy nhớ, ln thấy tự hào khi nhắc về

mơi trường làm việc của mình. Mỗi cán bộ nhân viên của HSB đều cảm thấy mơi trường làm việc cũng chính là mơi trường sống, là gia đình thứ hai của mình.

Văn hóa HSB hướng tới các đặc trưng:

o Văn hóa học tập: từng thành viên của HSB chủ động học hỏi kinh nghiệm, bổ sung kỹ năng và kiến thức công việc. Tổ chức trao quyền tự chủ cho nhân viên trong những phạm vi cơng việc, khuyến khích năng lực sáng tạo cá nhân. Lãnh đạo gây dựng khơng khí dân chủ và hịa nhập, chia sẻ tầm nhìn chiến lược với từng thành viên.

Người lãnh đạo trở thành hình mẫu về chấp nhận thách thức và tự rút kinh nghiêm từ các thất bại.

o Văn hóa chất lượng: HSB theo đuổi quá trình cải thiện chất lượng đào tạo và dịch vụ liên tục. Nỗ lực tìm kiếm và thực hiện ý tưởng nâng cao chất lượng sản phẩm (ở đây chính là các loại hình đào tạo) và mang lại sự thỏa mãn lớn hơn của khách hàng được cổ vũ và ghi nhận.

o Văn hóa tinh thần khởi nghiệp: Tinh thần khởi nghiệp được xây dựng và khích lệ khơng chỉ ở Ban Lãnh đạo HSB hay các cán bộ quản lý cấp cao mà còn từ những nhân viên cấp nhỏ nhất. Tinh thần nay thể hiện bằng hành động sẵn sàng đón nhận thách thức mới, khơng sợ thất bại ở mỗi thành viên.

Với phương châm “làm hết sức, chơi hết mình” của cán bộ nhân viên HSB hiện nay, làm sao để duy trì cho cán bộ nhân viên một tinh thần tốt để họ cống hiến nhiệt tình, tâm huyết cho tổ chức là một điều rất quan trọng. Đẩy mạnh chiến dịch phát huy tinh thần sáng tạo và tiếp nguồn sinh khí cho cán bộ nhân viên, Ban Lãnh đạo HSB đã hết sức ủng hộ các kế hoạch, hoạt động nâng cao tinh thần do Cơng đồn phối hợp với Đồn thanh niên tổ chức: xem phim cuối tuần, giã ngoại định kỳ theo tháng của từng phòng ban, và các

hoạt động phù hợp với xu hướng của xã hội hiện nay: thành lập nhóm thích chụp ảnh, nhóm thích đi xem phim..., tổ chức các buổi sinh hoạt Khoa rất ý nghĩa: về thăm gia đình của lần lượt các thành viên trẻ đến từ mọi vùng của đất nước.

Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp bỏ chi phí để thực hiện bản tin nội bộ. Họ xem đó là kênh chuyển tải thơng tin thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp. Bản tin còn là nơi chia sẻ những giá trị văn hóa và quản lý của doanh nghiệp. Và HSB cũng đã xuất bản một ấn phẩm đặc biệt như thế, và đã duy trì được suốt 8 năm qua, số báo nội bộ hàng tháng với tên “HSB people” đã thu hút ngày càng nhiều cây bút và các phóng viên trẻ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý mạng lưới cựu học viên (alumni) tại khoa quản trị kinh doanh đại học quốc gia hà nội nhằm phát triển thương hiệu nhà trường (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)