Khó khăn Tỉ lệ %
GV đồng ý
Mất nhiều thời gian thực hiện 92,6 %
Áp lực về số lượng tiết dạy, phân phối chương trình 88,9% Chưa được cung cấp các tài liệu hướng dẫn cụ thể 48,2% Chưa biết cách thiết kế chủ đề cho các dự án 51,8%
Từ bảng số liệu cho thấy, các GV chưa tiến hành được các dự án dạy học vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh vì quỹ thời gian trên lớp còn hạn hẹp và các em học sinh cũng có nhiều mơn học cần phải làm bài tập ở nhà. Bên cạnh đó, GV cũng khơng có nhiều các bài giảng mẫu để tham khảo, tập huấn giáo viên về bồi dưỡng NL VDKT vào thực tiễn còn chung chung, chưa cụ thể. Từ đó, các GV đề nghị nhà trường cần có các buổi tập huấn cụ
thể và riêng biệt về phương pháp Bồi dưỡng NL VDKT vào thực tiễn cho GV, tổ chức các buổi dạy học có sự tham gia góp ý của các chuyên gia.
1.3.2.2. Thực trạng bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS
Để điều tra thực trạng bồi dưỡngNLVDKT vào thực tiễn của HS, chúng tôi đã xây dựng phiếu điều tra (phụ lục 2). Các câu trong phiếu điều tra tương ứng với tiến trình giải quyết vấn đề, phiếu điều tra cho 186 HS ở 2 trường THPT trên địa bàn HN là:THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân), THPT Phùng Khắc Khoan (Đống Đa) .
95% HS đều cho rằng NL VDKT vào thực tiễn là quan trọng và cần thiết cho HS hiện nay. 55% HS cho rằng bản thân mình có NL VDKT vào thực tiễn ở mức trung bình, 20% HS cho rằng mình có NL VDKT vào thực tiễn ở mức độ khá, 25% HS cho rằng mình có NLVDKT vào thực tiễn ở mức độ yếu.
Nguyên nhân được các em đưa ra là chưa được tiếp xúc với nhiều tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống. Chủ yếu việc học của các em gắn liền với việc học lí thuyết trên lớp mà không được gợi mở để liên hệ các kiến thức đó vào thực tiễn. Thực trạng học tập của HS hiện nay là học các lí thuyết trên lớp sau đó làm nhiều bài tập để có kết quả cao trong các cuộc thi nên năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn chưa cao.
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, từ các tài liệu thu được, tác giả đã trình bày một số cơ sở lí luận về bồi dưỡng NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. Cụ thể:
- Cơ sở lí luận về năng lực, các năng lực chung, năng lực chuyên biệt cần
hình thành cho học sinh trong các mơn học nói chung và mơn Vật lí nói riêng.
- Cơ sở lí luận về năng lực bồi dưỡng kiến thức vào thực tiễn, đặc điểm,
cấu trúc và phương pháp bồi dưỡng năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Cơ sở lí luận về Dạy học dự án, khẳng định dạy học dự án là phương
pháp tối ưu giúp bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh
- Tìm hiểu được nhận thức của các GV tại một số trường THPT trên địa
bàn HN về NL VDKT vào thực tiễn và DHDA. Các GV đã xác định được rõ tầm quan trọng cũng như việc bồi dưỡng NL VDKT vào thực tiễn cho học sinh là cần thiết trong dạy học Vật lí hiện nay.
- Tìm hiểu thực trạng bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
của giáo viên và học sinh tại một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội làm cơ sở để viết tiếp chương 2 của luận văn.
CHƯƠNG 2. BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG
“MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC”, VẬT LÍ 11
2.1. Mục tiêu dạy học và cấu trúc nội dung chương “Mắt. Các dụng cụ quang học”, Vật lí 11 quang học”, Vật lí 11
Chương : Mắt. Các dụng cụ quang học là chương thuộc học kì II lớp 11 sau khi kết thúc chương Khúc xạ ánh sáng. Mục tiêu của chương là đi sâu nghiên cứu đường đi của tia sáng và sự tạo ảnh của vật qua các dụng cụ quang học; cấu tạo và hoạt động của mắt, các tật của mắt và cách sửa tật; đồng thời nghiên cứu về thấu kính, các cơng thức về thấu kính; cấu tạo, cơng dụng của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.
2.1.1. Mục tiêu dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang học
2.1.1.1. Kiến thức
- Mơ tả được lăng kính và các đặc điểm của lăng kính
- Lăng kính có thể làm dịch đường truyền của một tia sáng đi qua lăng
kính
- Thấu kính mỏng và các đặc điểm của thấu kính mỏng
- Các tiêu điểm, tiêu diện của thấu kính mỏng có những đặc điểm gì - Độ tụ và đơn vị đo độ tụ của thấu kính
- Nêu được số phóng đại tạo bởi thấu kính - Viết được các cơng thức về thấu kính[8]
- Sự điều tiết của mắt khi quan sát các vật ở các điểm cực cận và cực viễn - Các đặc điểm cụ thể của các tật về mắt cận, mắt viễn, mắt lão và cách
khắc phục, đề phòng các bệnh về mắt
- Nêu được sự lưu ảnh trên màng lưới và ví dụ cụ thể của hiện tượng này
- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cơng dụng của kính lúp, kính hiển vi
- Nêu được số bội giác
- Viết được cơng thức tính số bội giác của kính lúp đối với các trường hợp
ngắm chừng, cơng thức tính số bội giác của kính hiển vi và kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực[8].
2.1.1.2. Kĩ năng
- Vẽ được đường truyền của một tia sáng bất kì qua một thấu kính mỏng
hội tụ, phân kì và hệ hai thấu kính đồng trục[8]
- Dựng được hình ảnh của một vật thật tạo bởi thấu kính
- Nắm rõ công thức và áp dụng giải các bài tập mắt cận, mắt viễn, mắt lão - Xác định được tiêu cự của thấu kính phân kì, hội tụ bằng thí nghiệm - Quan sát, giải thích một số hiện tượng ở một số thí nghiệm Vật lí về mắt
và các dụng cụ quang học
- Tự tiến hành một số thí nghiệm về thấu kính và làm một số dụng cụ
quang học đơn giản
2.1.1.3. Thái độ
Thông qua nội dung kiến thức và các thí nghiệm Vật lí của chương để giáo dục cho học sinh các kiến thức về mắt và cách phòng chống các bệnh về mắt. Đồng thời bồi bồi dưỡng cho học sinh có sự u thích với mơn học thơng qua các hoạt động thí nghiệm ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
2.1.1.4. Các năng lực cần bồi dưỡng cho học sinh - Năng lực thực ngiệm Vât lí
- Năng lực tính tốn các bài tập Vật lí
- Năng lực giải quyết vấn đề dựa vào các kiến thức Vật lí - Năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
- Năng lực tự học - Năng lực hợp tác
2.1.2. Cấu trúc nội dung chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” , Vật lí 11
Bài 28. Lăng kính (1 tiết)
Bài 29. Thấu kính mỏng (2 tiết)
Bài 30. Giải bài tốn về hệ thấu kính (1 tiết) Bài 31. Mắt (1 tiết)
Bài 32. Kính lúp (1 tiết) Bài 33. Kính hiển vi (1 tiết) Bài 34. Kính thiên văn (1 tiết)
Bài 35. Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì (2 tiết)
2.2. Xây dựng một số dự án dạy học chương Mắt. Các dụng cụ quang học
2.2.1. Vì sao phải xây dựng Dự án?
Dạy học dự án với mục đích gắn kiến thức lí thuyết đã học với thực tiễn đời sống xã hội. DA có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực tiễn cuộc sống, HS có thể lựa chọn những nội dung kiến thức mình quan tâm và hứng thú để thực hiện. Trong DHDA, người học tự lực trong quá trình thực hiện giúp người học có tinh thần trách nhiệm và đẩy mạnh sự sáng tạo của người học. Các dự án thực án được phân cơng theo nhóm, giúp bồi dưỡng kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh. Các sản phẩm được tạo ra khơng chỉ gói gọn trong thu hoạch lí thuyết mà có thêm các sản phẩm thực tiễn giúp HS không chỉ nắm rõ kiến thức mà cịn có thể áp dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
2.2.2. Tìm hiểu về dạy học dự án
- GV trình chiếu một số hình ảnh về DHDA để học sinh có cái nhìn tổng
qt về DHDA
- Nêu vấn đề: DHDA là một phương pháp dạy học mới. Với DHDA, HS
sẽ tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thực tiễn và làm việc độc lập, chủ động và sáng tạo. Vậy thế nào là DHDA? DHDA có gì mới và khác lạ so với phương pháp dạy học truyền thống trước đây? Cần làm nhiều việc gì để xây dựng một dự án có kiến thức gắn với thực tiễn? Chúng ta sẽ tìm hiểu và vận
dụng trong tiết học này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Sau khi chiếu các hình ảnh ví dụ về DHDA giúp học sinh có thể hiểu khái quát về DHDA, GV tiếp tục đưa ra khái niệm DHDA và các bước để có thể học theo DHDA
1. Phương pháp dạy học dự án
a. Khái niệm
DHDA là một hình thức dạy học trong đó học sinh là chủ thể của dự án dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của giáo viên giải quyết một vấn đề học tập mang tính phức hợp khơng chỉ về lí thuyết mà cả về thực tiễn, qua đó có thể giới thiệu và công bố được sản phẩm của dự án.
Với phương pháp này học sinh được tự lập và tự tin thể hiện sự sáng tạo của mình từ việc xác định mục tiêu, lên kế hoạch, thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh chính dự án của mình. Dự án địi hỏi HS phải tìm tịi, nghiên cứu thể
b. Các bước thực hiện một dự án học tập
Bước 1: Xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện
- Lựa chọn chủ đề của dự án: HS có thể là người
trực tiếp đưa ra chủ đề của dự án hoặc do đề xuất hay yêu cầu của giáo viên
- Lập kế hoạch chi tiết và phân cơng nhóm để
thực hiện dự án
Bước 2: Tiến hành dự án
các thông tin liên quan đến bài học
- Các nhóm thực hiện bàn bạc, tổng hợp và xử lí
các thơng tin thu được
- Các thành viên đã được phân công nhiệm vụ
tiến hành thực hiện các nhiệm vụ được giao sau đó tổng hợp lại kết quả và báo cáo dự án.
- Lập kế hoạch dự án, xác định mục tiêu dự án, phân công nhiệm vụ cụ
thể trong nhóm và đưa ra bảng tiêu chí đánh giá kết quả dự án, Giáo viên đánh giá tổng thể và các nhóm đánh giá chéo nhau. Dành thời gian cho các nhóm thảo luận về nhiệm vụ, cách hoàn thành, thời gian thực hiện…Nhóm trưởng phân cơng nhiệm vụ cho các cá nhân và thư kí nhóm ghi chép vào sổ theo dõi dự án, sau đó báo cáo lại cho giáo viên.
2.2.3. Một số dự án dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang học”
Dựa vào phân phối chương trình và nội dung chương “Mắt. Các dụng cụ quang học” đã trình bày ở trên, nhóm tác giả xây dựng được 3 dự án dạy học gồm:
Dự án 1: Tìm hiểu ứng dụng của lăng kính và thấu kính trong thực tế.
Dự án 2: Tìm hiểu các tật khúc xạ về mắt. Nguyên nhân và cách phòng tránh các bệnh về mắt.
Dự án 3:Tìm hiểu kính lúp, kính thiên văn, kính hiển vi và sáng tạo một số dụng cụ quang học.
2.2.4. Quy trình tiến hành các dự án
2.2.4.1.Tìm hiểu về ứng dụng của lăng kính và thấu kính trong thực tế
Lí do chọn chủ đề
Lăng kính và thấu kính là những dụng cụ quang học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Lăng kính có liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng thường xuyên gặp trong thực tế cuộc sống. Từ thấu kính có thể chế tạo ra nhiều dụng cụ quang học như kính lúp, kính hiển vi, kính thiên
văn…phục vụ cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong thực tiễn cũng như trong nghiên cứu.
Mục tiêu[7]
Kiến thức
- Lăng kính và các đặc điểm cấu tạo của lăng kính
- Trình bày được hai tác dụng chính của lăng kính là tán sắc chùm sáng
trắng và làm lệch về phía đáy một chùm tia sáng đơn sắc
- Viết được cơng thức về lăng kính
- Các ứng dụng trong thực tiễn của lăng kính - Nêu được thấu kính và phân loại thấu kính
- Vẽ được ảnh và nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính[8] - Nêu được những cơng dụng quan trọng về thấu kính
Kĩ năng
- Vẽ được đường truyền của một tia sáng bất kì qua thấu kính mỏng hội tụ,
phân kì và hệ hai thấu kính.
- Dựng được ảnh của một vật thật tạo bởi thấu kính[12]. Thái độ
- Có tinh thần hợp tác nhiệt tình khi thực hiện dự án
- Nghiêm túc nghiên cứu các ứng dụng của lăng kính và thấu kính trong
thực tiễn.
Năng lực hình thành
Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Tìm hiểu ứng dụng thực tiễn của lăng kính và thấu kính. Từ đó có thể tự làm một số dụng cụ quang học đơn giản từ thấu kính phục vụ cho cuộc sống và nghiên cứu Vật lí. Thời gian dự kiến: 3 tiết và 5 – 7 ngày thực hiện ở nhà
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên
- Sử dụng các loại thấu kính hay mơ hình để giới thiệu cho học sinh - Các băng quang học làm thí nghiệm tạo ảnh với thấu kính
Học sinh
- Bảng phân cơng nhiệm vụ các thành viên trong nhóm
- Bản báo cáo bằng powerpoin hoặc giấy A0 sau khi hoàn thành xong dự án
Phương pháp dạy học
- Phương pháp DHDA - Giải quyết vấn đề
Các hoạt động dạy học
TIẾT 1: HƯỚNG DẪN HỌC SINH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Hoạt động 1(20 phút): Đưa ra mục tiêu và yêu cầu của dự án
- Mục tiêu: Tạo tình huống học tập nhằm gây hứng thú và thu hút sự chú ý
của học sinh vào kiến thức mới
- Định hướng và gợi ý cho HS: Chia học sinh thành 4 nhóm. Học sinh có 5 –
7 ngày tìm hiểu về lăng kính và thấu kính với 2 hoạt động: + Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo của lăng kính và thấu kính + Hoạt động 2: Tìm các ứng dụng thực tế của lăng kính và thấu kính
- Yêu cầu sản phẩm:
Học sinh chuẩn bị nội dung đã tìm hiểu được ra giấy A0 hoặc powerpoint
- Nội dung cần có:
+ Cấu tạo của lăng kính và thấu kính
+ Các khái niệm về quang tâm, trục, tiêu điểm (ảnh, vật), tiêu cự, độ tụ của thấu kính mỏng
+ Các cơng thức về lăng kính và thấu kính + Các ứng dụng quan trọng của thấu kính
Hoạt động 2(25 phút): Giúp học sinh hình thành hướng đi cho dự án
GV đưa ra các câu hỏi gợi ý hình thành hướng đi cho học sinh[12]:
Lăng kính
- Về mặt quang học, lăng kính có những đặc trưng gì? - Đường truyền của tia sáng qua lăng kính có đặc điểm gì? - Các cơng thức tính của lăng kính là gì?
- Những cơng dụng của lăng kính trong khoa học và trong thực tiễn? Thấu kính
- Đặc điểm cấu tạo của thấu kính? Có những loại thấu kính nào? Các loại
thấu kính đó có đặc điểm gì nổi bật?
- Sự tạo ảnh bởi thấu kính có đặc điểm gì? Nêu cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính - Thấu kính và các cơng thức về thấu kính?
- Thấu kính có những ứng dụng gì trong khoa học và trong thực tiễn