Ảnh của vật tạo bởi kính lúp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí cho học sinh trong dạy học chương mắt các dụng cụ quang học, vật lí 11002 (Trang 57 - 58)

(Nguồn: https://vatlypt.com/ kinh-lup

- Công dụng: làm tăng góc trơng vật bằng cách tạo ra một ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật

- Khi đặt vật trước kính lúp, phải đặt vật nằm giữa quang tâm đến tiêu điểm vật của kính lúp. Khi đó, kính lúp cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.

- Để nhìn thấy ảnh thì phải điều chỉnh sao cho ảnh phải hiện ra trong khoảng nhìn rõ của mắt, đó là khoảng cách từ quang tâm đến thấu kính. Khi quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng ở vị trí đó.

- Khi cần quan sát trong một thời gian dài nên quan sát vật ở điểm cực viễn để mắt không bị mỏi

- Số bội giác (độ bội giác) của kính lúp cho biết ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà khơng dùng kính (độ phóng đại của kính)

- Mỗi chiếc kính lúp đều có một số bội giác riêng (kí hiệu là G) được ghi bằng các con số như 2x, 3x, 5x...

- Số bội giác cho biết tỉ số giữa góc trơng ảnh qua dụng cụ quang (α) với góc trơng trực tiếp vật (α0) khi đặt vật ở điểm cực cận của mắt:

G = 𝛼 𝛼0

Kính hiển vi:

- Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt dùng để quan sát các vật có kích thước rất nhỏ mà mắt thường khơng thể thấy được. Kính hiển vi

có số bội giác lớn hơn nhiều lần so với kính lúp.

- Để thỏa mãn u cầu góc trơng ảnh của vật phải lớn hơn góc trơng vật trực tiếp nhiều lần, người ta đã thiết kế một hệ gồm hai thấu kính hội tụ. Thấu kính thứ nhất giúp phóng đại và cho ta ảnh thật của vật. Thấu kính thứ 2 được dùng như một kính lúp và để quan sát ảnh đã được phóng đại. Và kết quả cho mắt nhìn thấy hình ảnh cuối cùng của vật dưới góc trơng lớn hơn góc trơng trực tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí cho học sinh trong dạy học chương mắt các dụng cụ quang học, vật lí 11002 (Trang 57 - 58)