Đơn vị: Tỷ VND STT NGÂN HÀNG VỐN ĐIỀU LỆ VND Nhóm 1 (VĐL trên 3.000) 1 NHTMCP Ngoại thương 12 100 2 NHTMCP Xuất nhập khẩu VN 7 200 3 NHTMCP Á châu 6 536 4 NHTMCP Sài Gịn Thương tín 5 116 5 NHTMCP Đông Nam Á 4 068 6 NHTMCP Quân đội 3 400
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam 7 NHTMCP Sài Gòn 3 299 8 NHTMCP Kỹ thương 3 642 Nhóm 2 (VĐL trên 2.000) 1 NHTMCP Đông Á 2 880 2 NHTMCP An Bình 2 705 Nhóm 3 (VĐL từ 1.000 trở lên) 1 NHTMCP Việt Á 1 359 2 NHTMCP Nam Việt 1 000 Nguồn: [18]
Thứ hai, hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập. Điều này sẽ hạn chế sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại và các hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thứ ba, bản thân các ngân hàng thương mại chưa thực sự có kế hoạch nhằm duy trì và củng cố quan hệ hợp tác với mạng lưới ngân hàng đại lý. Nhược điểm này có thể xuất phát từ việc các ngân hàng Việt Nam chưa có định hướng rõ ràng, cũng có thể hiểu do các ngân hàng chưa đề ra các chiến lược cụ thể để duy trì sự hợp tác dẫn đến quan hệ đại lý có thể bị phá vỡ bất kỳ lúc nào nếu nền kinh tế biến động và có những rủi ro hệ thống xảy ra. Điển hình trong đợt khủng hoảng cuối năm 2008, các ngân hàng Việt Nam đã có động thái rút bớt tiền gửi thanh toán trong tài khoản Nostro tại các ngân hàng nước ngồi nhằm dự phịng rủi ro và bảo vệ nguồn tiền vì e ngại trước sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng có uy tín tại Mỹ. Như vậy, vấn
đề thiết lập quan hệ đại lý đặt ra nhu cầu phải tính đến sự hợp tác lâu dài và dự báo trước những đổi thay của nền kinh tế để có kế hoạch thích ứng phù hợp.
Một nhược điểm khác cũng đáng lưu tâm là các ngân hàng Việt Nam chưa có kế hoạch phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đang nằm trong các tài khoản Nostro. Đối với những ngân hàng có mạng lưới đại lý rộng khắp thì việc duy trì tài khoản sẽ khiến ngân hàng bị chơn một lượng tiền khá lớn và nếu khơng có kế hoạch điều tiết và phân bổ hợp lý sẽ rất dễ rơi vào tình trạng mất tính thanh khoản tạm thời. Mặt khác, vấn đề chọn lựa đồng tiền duy trì trong tài khoản Nostro cũng buộc các ngân hàng phải suy nghĩ rất nhiều: đâu là đồng tiền nên duy trì trong tài khoản Nostro vừa tránh được rủi ro về tỷ giá, vừa có khả năng linh hoạt chuyển đổi khi có nhu cầu? Việc này địi hỏi các giám đốc tài chính một cái nhìn sắc bén và nhạy cảm trước những diễn biến thị trường, đồng thời phải linh hoạt điều tiết nguồn vốn trong các tài khoản Nostro .
Ngoài ra, phần lớn các dịch vụ liên kết giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng đại lý thường xoay quanh các dịch vụ thanh tốn truyền thống thơng qua điện SWIFT và phương thức bù trừ. Như vậy, trên thực tế sự hợp tác liên kết về dịch vụ tư vấn vẫn chưa phát triển nhiều – trong khi đây mới chính là nền tảng để phát triển nhiều dịch vụ ngân hàng tiềm năng khác. Phát triển lĩnh vực tư vấn đòi hỏi các ngân hàng phải có đội ngũ chuyên viên có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng. Chính vì vậy, phát triển mạnh về lĩnh vực tư vấn chứng tỏ ngân hàng có đội ngũ chuyên viên giỏi. Đây là một yếu tố cạnh tranh quan trọng mà mỗi ngân hàng đều đang chú trọng. Bên cạnh đó, dịch vụ tư vấn được xem là một hình thức bán chéo sản phẩm nhằm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng. Nguồn thu từ dịch vụ tư vấn sẽ bao gồm phí tư vấn và các nguồn thu khác từ các dịch vụ đi kèm.
2.4.3. Thời cơ
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ngành ngân hàng thế giới đã trải qua nhiều thập kỷ với những bước phát triển vượt bậc, chính vì vậy đây là cơ hội để các ngân hàng Việt Nam tiếp thu những giá trị cốt lõi trong quản lý và điều hành. Thiết lập quan hệ đại lý không những giúp thắt chặt sự hợp tác của hai ngân hàng mà còn là
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam hình thức giao thoa văn hóa doanh nghiệp giúp các bên phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình. Hiện tại, hoạt động ngân hàng đại lý đang đứng trước những cơ hội tiềm năng như sau:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kiều hối trong những năm qua là tiền đề để xem đây là một cơ hội cho việc phát triển hoạt động ngân hàng đại lý. Lượng kiều hối tăng liên tục qua các năm, cao nhất vào năm 2007. Năm 2009 có phần chững lại do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng con số 6.28 tỷ USD cũng đã nói lên được tiềm năng thu hút nguồn vốn đầu tư hiệu quả này. Theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện Việt Nam có gần 4 triệu người
đang sinh sống tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới tập trung ở các nước thu nhập bình quân cao như Hoa Kỳ, Úc, Canada và khu vực Tây Âu. Lực lượng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài những năm gần đây cũng tăng đáng kể cả về số lượng và tiềm lực, có nhiều ảnh hưởng tích cực đến quan hệ nhiều mặt của Việt Nam với nước sở tại và quốc tế. Với những thay đổi tích cực trong Pháp lệnh ngoại hối khuyến khích kiều bào về đầu tư, mua nhà ở Việt Nam, đây chính là động lực thu hút dịng kiều hối chảy về Việt Nam và trở thành một nguồn vốn đầu tư hiệu quả. Cũng theo kết quả thống kê của Ủy ban Nhà Nước về người Việt Nam ở nước ngồi, hiện tại có khoảng 3.000 dự án của kiều bào đầu tư về nước với tổng vốn gần 2 tỉ USD, trong đó 2/3 dự án đã làm ăn có hiệu quả.
Tăng trưởng kiểu hối thúc đẩy các dịch vụ chuyển tiền thông qua ngân hàng và các dịch vụ thanh tốn khác. Như vậy, để mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng, các ngân hàng Việt Nam cần thiết phải xây dựng mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp nhằm giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí dịch vụ. Nếu xem đây là tiềm năng phát triển dịch vụ thanh tốn, các ngân hàng sẽ có động lực để phát triển hơn nữa mạng lưới ngân hàng đại lý với các ngân hàng đối tác nước ngoài.
Thứ hai, lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng mang lại tiềm năng phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Xuất nhập khẩu đặt ra nhu cầu thanh toán rất lớn giữa hai bên đối tác. Thêm vào đó, xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại của một quốc gia nên là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với một nền kinh tế. Việt Nam là một nước đang phát triển, Chính phủ
đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và giảm dần tỷ trọng nhập khẩu. Cùng với những cam kết mở cửa thị trường khi Việt Nam gia nhập WTO, có thể nói hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu trong những năm tới sẽ sơi nổi hơn. Mặt khác, việc thanh tốn nhanh chóng, ít tốn thời gian và giảm thiểu được rủi ro cũng như chi phí hoa hồng sẽ thiết lập mối quan hệ làm ăn bền vững với đối tác – đặc biệt là những đối tác nước ngồi đã quen với văn hóa giao thương chun nghiệp. Chính vì vậy, phát triển quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngồi chính là chìa khóa hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu và góp phần tạo nên hình ảnh đẹp của các ngân hàng Việt Nam với đối tác người nước ngoài.
Cuối cùng, tháng 8 năm 2009 vừa qua, Tổng cơng ty bưu chính Việt Nam (Vnpost) đã chính thức gia nhập mạng thanh tốn quốc tế Eurogiro. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới cho hệ thống bưu chính và mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành ngân hàng.