HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Hoạt động ngân hàng đại lý là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Đây là một nhánh của lĩnh vực ngân hàng quốc tế nên không những chịu ảnh hưởng bởi các quy định của Việt Nam mà còn chịu sức ép từ quy định của các ngân hàng nước ngồi và hệ thống quy chuẩn quốc tế.
Tóm lại, ngân hàng đại lý đóng vai trị như một đại lý của một ngân hàng tại một quốc gia khác và cung cấp các dịch vụ ngân hàng như đã thỏa thuận. Nền tảng công nghệ của hoạt động ngân hàng đại lý là mạng SWIFT và các quy định chuẩn hóa của SWIFT do Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO quy định mà các ngân hàng phải tuân theo khi trở thành thành viên của SWIFT. Điều này giúp cho nghiệp vụ trong quá trình xử lý sẽ quy chuẩn hơn và tránh được các sai sót, nhầm lẫn.
Bài học kinh nghiệm từ hệ thống ngân hàng Trung Quốc và Hàn Quốc giúp các ngân hàng TMCP Việt Nam rút ra được bài học về tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống ngân hàng đi cùng với quá trình CNH-HĐH, cách tổ chức hệ thống ngân hàng và việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để đẩy mạnh hoạt động ngân hàng đại lý.
Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có nhiều hoạt động liên kết, hợp tác với nhiều quốc gia khác trong lĩnh vực ngân hàng nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính mình. Hoạt động này sẽ cịn sơi
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam nổi hơn trong lộ trình Việt Nam thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường và những quy định khác của WTO.
Hoạt động ngân hàng đại lý của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay chủ yếu xoay quanh hai nghiệp vụ chính là nghiệp vụ chuyển tiền và thanh tốn xuất nhập khẩu. Đây đồng thời cũng là lĩnh vực nhiều tiềm năng để ngân hàng phát triển dịch vụ thanh tốn nói chung và mạng lưới ngân hàng đại lý nói riêng. Bên cạnh những thời cơ và cơ hội, các ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Điều này địi hỏi các ngân hàng phải ln có kế hoạch và chiến lược nhằm giảm thiểu khó khăn và phát huy hơn nữa thế mạnh của mình.
Mạng lưới ngân hàng đại lý phát triển với số lượng nhiều chưa hẳn là tốt, hiệu quả và thời gian duy trì sự hợp tác giữa ngân hàng và các ngân hàng đại lý mới là yếu tố quyết định năng lực của một ngân hàng. Đây chính là định hướng phát triển quan hệ đại lý của các ngân hàng thương mại Việt Nam – phát triển theo chiều rộng trong giai đoạn đầu và củng cố mối quan hệ theo chiều sâu trong những bước phát triển tiếp theo.
Từ những thực trạng trong hoạt động ngân hàng đại lý, Chương 3 đề ra hai nhóm giải pháp chính nhằm cải thiện và làm rõ định hướng lâu dài trong việc phát triển quan hệ đại lý của các ngân hàng Việt Nam như sau:
- Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại trên cơ sở nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý về quy trình, nghiệp vụ, nhân viên, hạ tầng CNTT, chiến lược quản lý tiền trong tài khoản Nostro…
- Nhóm giải pháp nhằm mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng nước ngoài bằng cách tăng cường hoạt động ngoại giao và gia nhập vào các mạng lưới thanh tốn uy tín của thế giới
KẾT LUẬN
Xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, trong đó phải kể đến ngành tài chính – ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm và quan trọng nhất của nền kinh tế. Hình thức hợp tác đơn giản và phổ biến nhất chính là việc thiết lập quan hệ đại lý giữa ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài. Điều này đã được khẳng định là một nhu cầu tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế đang mở ra nhiều cơ hội mới và các ngân hàng Việt Nam đang từng khẳng định năng lực của mình. Quan hệ đại lý một mặt giúp các ngân hàng thương mại nâng cao uy tín và sự cạnh tranh, mặt khác đây chính là bước đệm để các ngân hàng tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường ra nước ngồi. Thực tiễn cho thấy hoạt động ngân hàng đại lý của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tốt, mạng lưới ngân hàng đại lý đã có mặt ở nhiều khu kinh tế trọng yếu như Châu Âu, Châu Mỹ và khu vực Đơng Á. Doanh số thanh tốn quốc tế qua cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng đại lý đang đứng trước nhiều trở ngại vì thiếu nguồn nhân lực vững chuyên môn và kinh nghiệm đàm phán; đồng thời vẫn chưa có những kế hoạch mang tính chiến lược nhằm quản lý tốt các tài khoản Nostro và việc duy trì quan hệ đại lý với các đối tác nước ngoài. Để khắc phục tình trạng này, các ngân hàng Việt Nam trước hết cần cải thiện năng lực cạnh tranh của mình bằng việc nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên. Hoạt động ngoại giao và các chiến lược marketing hiệu quả cũng cần được chú trọng nhằm duy trì quan hệ lâu dài, bền vững với các ngân hàng đại lý. Có như vậy, ngành ngân hàng Việt Nam sẽ từng bước phát triển theo hướng hiện đại và có cơ hội tham gia ngày càng sâu rộng vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung.
Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam