Bảng 2.5 Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2009 của một số NHTM Đơn vị: Triệu USD

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam (Trang 28 - 30)

Đơn vị: Triệu USD

Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng cộng

Vietcombank 12 460 13 150 25 620

Eximbank 1 093 2 004 3 098

Vietinbank 4 500 7 600 12 100

ACB 5 408 8 112 13 520

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2009 của các ngân hàng

2.2.2.3. Cho vay hợp vốn

Sự hiện diện ngày càng nhiều các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đồng nghĩa với việc mở ra khả năng tiếp cận vốn ngoại dễ dàng hơn với các doanh nghiệp trong nước. Bản thân doanh nghiệp trong nước cũng muốn tiếp cận kênh này vì là vốn nước ngồi nhưng lại được tính khoản vay trong nước, do đó vừa được hưởng

giá vốn rẻ hơn mặt bằng lãi suất của ngân hàng nội, lại tránh được khoản phí khấu trừ nguồn 10% đánh vào lãi suất và không phải xin phép NHNN và Bộ Tài chính. Tuy nhiên, thực tế lại khơng thuận lợi như vậy. Các doanh nghiệp muốn vay cũng không dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của ngân hàng ngoại, thể hiện trong bản báo cáo tài chính và hàng loạt thủ tục trong quá trình đàm phán kéo dài 3- 5 tháng cho một dự án. Ngay cả khi đã được cấp vốn, nếu báo cáo tài chính hằng năm khơng đạt u cầu, phía ngân hàng cũng khơng ngần ngại quyết định ngừng giải ngân. Thông thường, để đạt được thoả thuận vay vốn, thời gian chuẩn bị với một doanh nghiệp mất khoảng 2 - 3 tháng, bao gồm các bước chuẩn bị bản cáo bạch, gặp gỡ đàm phán với các ngân hàng và chờ đợi họ ra quyết định, ở thời điểm này có thể kéo dài hơn 4 - 5 tháng. Tuy nhiên, so với ngân hàng nội, ngân hàng ngoại có thể thu xếp các khoản vay lớn hơn, thời gian ân hạn dài và lãi suất thấp hơn. Mặt khác, đối với những dự án lớn và lâu dài, hiện tại không phải ngân hàng Việt Nam nào cũng có đủ khả năng tài trợ tồn bộ dự án vì bị vướng Quyết định 296/1999/QĐ- NHNN về giới hạn tín dụng cho vay với một khách hàng của Tổ chức tín dụng khơng cho vay vượt q 15% vốn tự có. Điều này được giải thích một phần do quy mơ vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam hiện nay chưa đồng đều, chưa nói đến việc nếu so với các ngân hàng nước ngồi là khá nhỏ. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng khơng muốn mang gánh nặng rủi ro tín dụng vì giá trị dự án thường rất lớn. Chính vì vậy, hoạt động đồng tài trợ quốc tế giữa các NHTM Việt Nam và ngân hàng nước ngoài là một hướng đi đúng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các dự án lớn trong nước, đồng thời nâng cao năng lực của các ngân hàng Việt Nam trong nghiệp vụ tín dụng quốc tế - một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động ngân hàng đại lý. Trong trường hợp ngân hàng Việt Nam không đủ khả năng tài trợ vốn cho các dự án lớn, quan hệ đại lý tốt sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam xem xét cơ hội kêu gọi đồng tài trợ từ các ngân hàng đại lý của mình. Doanh nghiệm có lợi vì được tài trợ vốn bởi một nhóm các ngân hàng trong nước và nước ngoài. Bản thân các ngân hàng thương mại cũng có cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Bên cạnh đó, vì là một trong những ngân hàng đại lý của ngân hàng Việt Nam tại nước ngoài, ngân hàng Việt Nam sẽ phần nào am hiểu quy trình và các quy định của ngân hàng đối tác. Ưu thế này tạo điều kiện để các

Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam GVHD: Phạm Hải Nam ngân hàng thương mại cung cấp thêm một dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ tư vấn nhằm giúp các doanh nghiệp trong khâu chuẩn bị hồ sơ. Tuy nhiên, những quy định

Một phần của tài liệu Hệ thống ngân hàng đại lý tại Việt Nam (Trang 28 - 30)