CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Một số vấn đề cơ bản của dạy học khám phá
1.2.6. Các nguyên tắc khi xây dựng tiết học bằng phƣơng pháp dạy học
mình,đồng thời học sinh ở lớp cần có sự đồng đều về mặt kiến thức cơ bản.
- Giáo viên phải luôn theo dõi và điểu chỉnh để hoạt động khám phá thực hiện đúng tiến độ và không bị lệch phƣơng hƣớng.Giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi mang tính gợi mở từng bƣớc, giúp học sinh tự lực đi tới mục tiêu của hoạt động. Nếu phải thực hiện hoạt động khám phá tƣơng đối dài thì GV có thể chia hoạt động thành nhiều hoạt động nhỏ, giáo viên qua những kết quả đƣợc báo cáo của HS qua các hoạt động nhỏ để đƣa ra các hƣớng dẫn kịp thời để HS thực hiện đúng hƣớng và tự điều chỉnh đƣợc cách giải quyết vấn đề của mình.
Sơ đồ 1.2. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học khám phá
Nhƣ vậy, bản chất của phƣơng pháp dạy học khám phá chính là việc thực hiện các hoạt động thống nhất giữa thầy với trò nhằm giải quyết vấn đề học tập và các vấn đề phát sinh trong nội dung của tiết học.
Yêu cầu giáo viên khi thiết kế giáo án và lên kế hoạch cho các hoạt động diễn ra cần tuân theo các nguyên tắc để tiết học đạt đƣợc hiệu quả cao.
1.2.6. Các nguyên tắc khi xây dựng tiết học bằng phƣơng pháp dạy học khám phá khám phá
Nguyên tắc 1: Giải quyết vấn đề.
Giáo viên đƣa ra các vấn đề cần giải quyết, và các hƣớng dẫn ở mức độ phù hợp. Học sinh sẽ ở cƣơng vị ngƣời nghiên cứu, tự thực hiện và khám phá các tri thức mới qua vấn đề vừa giải quyết theo trình tự:
+) Nhận biết và phát hiện đƣợc vấn đề cần giải quyết khi đƣợc giao nhiệm vụ hay tình huống trong hoạt động phám phá.
+) Nhận định đƣợc các kiến thức đã biết có liên quan để có thể thực hiện giải quyết vấn đề.
+) Tiến hành tìm kiếm các dữ liệu, từ khóa liên quan, tổ chức thu thập các tài liệu cần thiết, và những thông tin xung quanh vấn đề cần giải quyết.
+) Thực hiện xử lý số liệu, sắp xếp, phân loại lại các tài liệu đã có, bắt đầu phân tích, tổng hợp các dữ liệu có liên quan đến vấn đề.
+) Hình thành đƣợc các phƣơng án, cách thức thực hiện để giải quyết vấn đề.
+) Thử nghiệm các phƣơng án đã tìm ra.
+) Chọn ra đƣợc phƣơng án và cách làm phù hợp nhất với điều kiện hiện tại để giải quyết vấn đề.
+) Kết luận về kiến thức rút ra đƣợc sau khi vấn đề đƣợc giải quyết.
Nguyên tắc 2: Quản lí ngƣời học.
Trong quá trình giải quyết vấn đề, giáo viên cần quan sát, hƣớng dẫn và đƣa ra lƣợng thông tin và thời gian hợp lý để HS không đi chệch hƣớng và việc học có hiệu quả. GV cho học sinh hoạt động cá nhân hoặc hợp tác thành một nhóm và bố trí chỗ ngồi tùy theo từ vấn đề đƣa ra cho phù hợp.
Nguyên tắc 3: Tích hợp và kết nối.
Giáo viên hƣớng dẫn học sinh làm sao để kết hợp kiến thức có trƣớc với mới, và khuyến khích học sinh kết nối với thế giới thực. Các tình huống quen thuộc trở thành cơ sở thông tin mới, tạo hứng thú học tập cho học sinh trong q trình học có hƣớng dẫn của giáo viên và tự học .
Ngun tắc 4: Phân tích thơng tin và giải thích.
Kết quả của việc dạy học khám phá phải đạt đƣợc là hình thành các tri thức khoa học mới cho học sinh thông qua các kiến thức học sinh đã có sẵn, dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. Do đó HS khi học phải tự phân tích tổng hợp đƣợc các thông tin vấn đề đƣa ra để tìm kiếm các thơng tin liên tới, đồng
thời giải thích đƣợc các kết luận tìm ra sau mỗi hoạt động khám phá, chứ không phải học thuộc lòng các câu trả lời đúng.
Trong quá trình tƣ duy của học sinh để giải quyết vấn đề, giáo viên cũng thực hiện thu thập các thông tin để điều chỉnh, tổ chức dạy học khám phá tốt hơn. Lƣu ý GV phải luôn chủ động để nắm bắt đƣợc các thông tin HS tìm hiểu, tránh trƣờng các nguồn thơng tin khơng đƣợc kiểm soát xuất hiện.
Nguyên tắc 5: Thất bại và phản hồi.
Trong quá trình học tập, ngƣời học sẽ tìm ra cho mình vốn kiến thức riêng tức là những kinh nghiệm, các làm để giải quyết vấn đề của họ, do đó dù chƣa đi đến đƣợc kết quả đúng cuối cùng, họ cũng đã có đƣợc các thành quả nhất định. Học tập khám phá không chỉ tập trung vào xây dựng, tìm kiếm các kết quả đúng cuối cùng, mà cịn có những tri thức đƣợc khám phá ra trong quá trình này. Do đó giáo viên có tránh nhiệm hƣớng dẫn và cung cấp các thông tin phản hồi trong q trình dạy học khám phá.
Những bài học thơng qua dạy học khám phá phải đƣợc thiết kế tốt, dựa trên kinh nghiệm của giáo viên và sự tƣơng tác của học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh. Giáo viên nên dẫn dắt qua những tình huống, trị chơi tƣơng tác, dụng cụ trực quan và các kĩ thuật gây chú ý khác để xây dựng sự tò mò và hứng thú cho học sinh tự đi sâu vào vấn đề đặt ra, có cách suy nghĩ mới, hành động và phản ánh về vấn đề. Các kĩ thuật sử dụng trong dạy học khám phá có thể khác nhau, nhƣng mục tiêu luôn ln nhƣ nhau, và đó là cách để học sinh đạt đƣợc kết quả cuối cùng của riêng mình. Bằng cách khai thác và giải quyết các tình huống, đấu tranh với các câu hỏi và những tranh cãi, hoặc bằng cách thực hiện các thí nghiệm, học sinh có khả năng nhớ những khái niệm và kiến thức mới nhanh và nhiều hơn.