Tiến trình xây dựng tiết học theo phƣơng pháp dạy học khám phá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá chủ đề bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn ở lớp 10 (Trang 29 - 34)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Một số vấn đề cơ bản của dạy học khám phá

1.2.7. Tiến trình xây dựng tiết học theo phƣơng pháp dạy học khám phá

Qua tham khảo Roger Bybee và các cộng sự, tác giả Nguyễn Ngọc Giang [4] có những chỉnh sửa bổ sung và đƣa ra quy trình dạy học khám phá gồm 5 bƣớc nhƣ sau :

Bƣớc 1: Tạo chú ý (Engage)

GV nêu vấn đề khám phá, và giao nhiệm vụ cho HS . Lúc này, HS chủ động tìm hiểu vấn đề bằng các liên kết các kiến thức đã có với vấn đề cần giải quyết, từ đó đƣa ra những kiến thức cơ sở để giải quyết vấn đề và tạo hứng thú cho HS để thực hiện khám phá vấn đề . Việc đặt các câu hỏi gợi ý, chỉ ra vấn đề trong tình huống, đƣa ra các thơng tin mới hoặc tiếp tục xây dựng các hoạt động chứa vấn đề là những cách tạo sự chú ý, hứng thú cho HS đồng thời hƣớng HS vào đúng trọng tâm của chủ đề.

Bƣớc 2: Khảo sát (Explore)

Từ những học liệu, tài nguyên và thông tin gợi ý đƣợc cung cấp sẵn thì HS bắt dầu tiến hành q trình tìm tịi khám phá. HS tập trung tìm hiểu và vận dụng kiến thức đã có cùng với kinh nghiệm của bản thân để trao đổi, giao lƣu chia sẻ, thảo luận nhằm tìm ra hƣớng giải quyết vấn đề.

Bƣớc 3: Giải thích (Explain)

HS bắt đầu thiết lập đƣợc những hiểu biết tổng quan về chủ đề thông qua những thông tin mà HS thu nhận đƣợc sau quá trình trao đổi, giao lƣu, chia sẻ với các bạn trong nhóm, trong lớp. Trong quá trình thảo luận, ngơn ngữ giúp việc trình bày và thể hiện những hiểu biết này chính xác, sâu sắc và logic hơn. Ở đây, quá trình giao lƣu, giao tiếp, tiếp xúc của HS với phƣơng tiện dạy học giúp HS hiểu vấn đề bằng cách kết nối các ý tƣởng, những vấn đề đặt ra, các giả thuyết và kết quả quan sát đƣợc. Việc giao tiếp đã thúc đẩy quá trình dạy học khám phá, nó giúp GV đƣa ra các gợi ý, hỗ trợ HS đúng lúc, và giúp HS phát triển các ý tƣởng, lập luận các nội dung, xác lập giả thuyết, từ đó trình bày ý kiến của bản thân.

Bƣớc 4: Phát biểu (Elaborate)

HS đƣợc mở rộng vốn kiến thức của bản thân bằng cách kết nối những thông tin mới với những kiến thức đã biết có liên quan và vận dụng những

bài tập hay tình huống thực tế nếu đƣợc. Từ đó đƣa ra các kết luận và phát biểu đƣợc các ý kiến trƣớc tập thể.

Bƣớc 5: Đánh giá (Evaluation)

Đánh giá là bƣớc cuối cùng trong học tập khám phá. Ở học tập khám phá, GV không là ngƣời duy nhất thực hiện đánh giá, mà việc đánh giá này sẽ đƣợc thực hiện ở các đối tƣợng sau: cá nhân HS tự đánh giá, HS đánh giá chéo nhau, GV đánh giá kết quả của HS hay HS đánh giá tình huống, vấn đề trong hoạt động khám phá.Nhƣ vậy việc kiểm tra và đánh giá có thể xảy ra tại mọi thời điểm trong quá trình học tập. Một số công cụ để thực hiện kiểm tra đánh giá nhƣ: các bài kiểm tra,phiếu đánh giá trắc nghiệm, hay phỏng vấn trực tiếp về các vấn đề, tình huống cụ thể gắn với mục đích đánh giá. Những kết quả của quá trình đánh giá sẽ là gợi ý để tiếp tục quá trình khám phá mới và lên kế hoạch cho những bài học tiếp theo.

Để thực hiện đƣợc một chủ đề theo dạy học khám phá, ta cần thực hiện theo các giai đoạn nhƣ sau:

1.2.7.1. Chuẩn bị

GV cần thực hiện cơng tác chuẩn bị cho tiết học có áp dụng phƣơng pháp dạy học khám phá theo các bƣớc dƣới đây:

Bƣớc 1: Xác định mục đích đạt đƣợc.

Bƣớc 2: Chia chủ đề thành các vấn đề nhỏ cần khám phá.

Bƣớc 3. Xây dựng các nhiệm vụ, hoạt động khám phá cho từng vấn đề. Bƣớc 4: Dự kiến về thời gian cho từng nhiệm vụ.

Bƣớc 5: Hình thức hoạt động của HS.

Dạy học khám phá trong nhà trƣờng thƣờng đƣợc tổ chức bằng cách cho học sinh làm việc theo nhóm.Số lƣợng HS trong mỗi nhóm là bao nhiêu tùy thuộc vào nội dung của từng hoạt động GV xây dựng, nhƣng luôn phải đảm bảo đƣợc sự hợp tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm.

Sau các hoạt động khám phá, phải đảm bảo đƣợc HS sẽ nhận thức đƣợc kiến thức mới và áp dụng đƣợc kiến thức đó dƣới sự hƣớng dẫn của GV.

Bƣớc 7: Phiếu học tập.

Trong phiếu học tập, HS đƣợc giao cho một vài nhiệm vụ cụ thể mục đích để đƣa tới nội dung kiến thức mới ,kĩ năng mới hay dùng để rèn luyện tƣ duy cho HS. Điều quan trọng là phiếu học tập phải trở thành một công cụ, một phƣơng tiện cho việt hƣớng dẫn của GV trong hoạt động khám phá[4].

1.2.7.2. Tổ chức dạy học khám phá

Sơ đồ 1.3. Lộ trình tổ chức dạy học khám phá trong nhà trƣờng

Dựa vào lộ trình trên, có thể tổ chức dạy học khám phá dựa trên trình tự nhận thức của HS nhƣ sau

Bƣớc 1: Tiếp nhận và nhận định đƣợc vấn đề cần giải quyết trong hoạt động. - GV đƣa ra hoạt động và các yêu cầu cần đạt đƣợc dựa trên các câu hỏi. HS tiếp nhận vấn đề và chỉ rõ đƣợc mình cần giải quyết đƣợc những gì trong hoạt động này.

Lƣu ý, GV ở bƣớc này, chỉ đƣa ra vấn đề và yêu cầu, chƣa có sự hƣớng dẫn ngay, để HS tự nhận diện.

Bƣớc 2: Cách thức và phƣơng hƣớng giải quyết.

Sau bƣớc 1, HS đã biết mình cần phải làm đƣợc điều gì để từ đó đƣa ra các phƣơng án thực hiện.

Chú ý GV phải chỉ rõ hình thức làm việc của học sinh là làm một mình hay làm theo các nhóm ngay từ đầu. Sau đó HS mới tiến hành thực hiện hoạt động phám phá. Ở bƣớc này HS có thể phán đốn sai hƣớng thực hiện, GV chỉ nên đƣa ra các hỗ trợ để HS tự hiệu chỉnh, không nên gạt bỏ trực tiếp các phƣơng án.

Bƣớc 3:Tìm kiếm, xử lý,phân tích và tổng hợp dữ liệu.

- Dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, HS tìm kiếm dữ liệu, thơng tin và phân tích chúng để chứng minh phƣơng án đƣợc đƣa ra có thể thực hiện.

- Từ đó, HS sẽ loại bỏ đi những phƣơng án không phù hợp và lựa chọn đƣợc một số phƣơng án hợp lí.

- Trong bƣớc này sẽ xảy ra việc HS thử phƣơng án tìm đƣợc để giải quyết vấn đề bị sai, GV cần kịp thời đƣa ra các hƣớng dẫn để HS tự huy động vốn tri thức và kinh nghiệm cũ, quy nạp để tự mình giải quyết vấn đề.

Bƣớc 4: Trình bày và đánh giá các phƣơng án giải quyết.

Trong bƣớc này, HS đƣợc trao đổi, tranh luận về các phƣơng án thực hiện đƣợc đƣa ra.

Vì thế sẽ có các ý kiến ủng hộ và bác bỏ, HS lúc này phải tự mình biện luận bảo vệ ý kiến của cá nhân hay của nhóm.

Ở bƣớc này, GV sẽ là ngƣời đƣa ra đánh giá xen kẽ cùng các ý kiến của HS khác trong các cuộc thảo luận thông qua các câu hỏi.

Bƣớc 5: Kết luận.

- HS đánh giá chéo các kết quả của nhau, và cũng tự đánh giá kết quả của bản thân.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại ý quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học khám phá chủ đề bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn ở lớp 10 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)