Giải pháp kỹ thuật.

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 48 - 54)

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hầm bộ hành khu vực nội đô.

2.1.1 Giải pháp kỹ thuật.

Thực tế nhiều hầm gặp những lỗi từ rất lớn tới rất nhỏ về thiết kế, thi công. Các thiết kế không những không đạt tiêu chuẩn thực dụng mà cịn khơng có mối tương quan thẩm mỹ. Cách khắc phục chi tiết như sau:

1.Hầm tại nội đô Hà Nội hiện trạng đang xuống cấp trầm trọng:

Xuống cấp và thậm chí có hầm khơng sử dụng được (hầm H4 và H8) trên dọc tuyến Phạm Hùng) là thực tế Hầm tại nội đơ Hà nội. Tại sao tình trạng như vậy vẫn tiếp tục diễn ra và biện pháp khắc phục? Việc đầu tiên là phải gán trách nhiệm tới các cơ quan, tổ chức có liên quan trách nhiệm đối với cơng trình hư hỏng (nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát,…). Để từ đó, họ phải có trách nhiệm là kiểm tra, khảo sát lại, đưa ra nhưng biện pháp xử lý sớm nhất, tránh tình trạng hư hỏng thêm, không giải quyết được nữa.

Giải pháp kỹ thuật: Với hệ thống hầm cho người đi bộ không sử dụng do nước ngập, cần bơm nước ra ngồi, dọn sạch trong lịng hầm, dùng biện pháp chuyên môn xử lý vết nứt, xử lý thấm nước dọc hầm. Đồng thời sửa chữa lại tất cả hệ thống điện, nước của hầm. Với hư hỏng nhỏ cần sửa chữa như: lát lại nền, sơn sửa lại tường bong tróc. Nhiều chi tiết lỗi, chưa tạo được cho người đi bộ có cảm giác thoải mái tiện dụng nhất như bậc thang không phù hợp với bước chân, độ dốc còn quá lớn, chiếu sáng còn chưa hợp lý, nhiều chỗ phân bố không đủ, nhiều nơi lại quá lãng phí. Để khắc phục lỗi này cần tính tốn, nghiên cứu lại để có những biện pháp sửa chữa phù hợp với lỗi đó. (cần phân tích thêm và cụ thể: khơng khí, hệ thống nước thải,…)

Đánh giá phương pháp: việc tạo ra một phương tiện tốt, đầu tiên phương tiện đó phải đáp ứng các nhu cầu tối thiết yếu cho người sử dụng. Hầm bộ hành cũng vậy: mọi thiết bị, mặt bằng, hệ thống liên quan phải chất lượng, rõ ràng, sử dụng dễ dàng. Trong buổi đi thực tế tại các hầm dọc đường Phạm Hùng, nhóm đã có buổi phỏng vấn nhỏ, và có phần thất vọng khi hỏi 1 người phụ nữ trung tuổi khi đang đi qua dải phân cách: “ Tại hầm trông nhếch nhác quá! Cô không muốn đi qua.” Đây là sự thật đáng buồn. Ai cũng để ý tới bề ngoài trước khi đánh giá kỹ một thứ gì. Do vậy việc sửa chữa, cải tạo dù nhỏ cũng là việc quan trọng hàng đầu trước khi tiếp tục khai thác. Yêu cầu việc sửa chữa cần đúng thiết kế nguyên bản, quan tâm hơn nữa tới chất lượng, tính thẩm mỹ của các chi tiết.

2.Hầm chưa hợp lý về vị trí khai thác:

Trong q trình xây dựng, người thiết kế có quy hoạch vị trí đặt hầm cho phù hợp với điều kiện thi công, xã hội, và đặc biệt đặc tính đi lại của người đi bộ. Đặc tính đó là người đi bộ chỉ đi được 100 tới 200 m để tới được vị trí nơi có hầm. Chính vì vậy hầm tại vành đai 3 hiện nay có khoảng cách nhau khá đều, thường rơi vào 400 tới 500m. Tuy nhiên xã hội ngày nay phát triển khơng ngừng, ngày càng nhiều những khu giải trí lớn mọc lên, những khu vui chơi, khu đô thị hay cả những khu dân cư tập chung, điều này làm gia tăng số lượng người đi qua đường tập trung, cục bộ tại 1 ví trí, vị trí này cách 1 khoảng cách khá xa với hầm ( ví dụ ảnh). Với số lượng người lớn như vậy thì khơng tránh khỏi tình trạng sẽ có người băng qua đường mà không sử dụng hầm. Việc xây mới lại hầm, hoặc di chuyển hầm là hồn tồn khơng khả thi, vì chi phí q lớn, ảnh hưởng tới các cơng trình lân cận. Xây dựng thêm cầu vượt qua đường tại những vị trí này là khơng thể do có đường vành đai III phía trên. Do vậy biện pháp hiệu quả nhất là làm hầm trở lên dễ nhận biết, để người đi bộ đoán được khoảng cách tới hầm. Người dân ta nói chung khơng đi tới địa điểm khi chưa biết khoảng cách vì nghĩ nó xa. Biện pháp đưa ra như sau:

+ Sử dụng hệ thống biển báo chỉ dẫn tới hầm từ xa: thực tế tất cả các hầm hiện có đều có biển chỉ dẫn xuống hầm, nhưng thường đặt cách hầm khoảng 3 tới 5 mét, cịn với khoảng cách >100 m thì khơng hầm nào có chú thích dẫn tới. Điều này thực sự là 1 trở ngại lớn, ví dụ với 1 người lần đầu tiên vào thành phố hoặc chưa quen đường nơi tồn tại hầm thì chắc chắn họ sẽ băng qua đường. Bổ sung các biển chỉ dẫn là điều nên làm ngay, vì có như vậy mới để người đi bộ dễ dàng tiếp cận hầm,… (hình vẽ). Biển chỉ dẫn có thể bố trí bằng hệ thống các cột biển báo, có chú thích tên hầm, khoảng cách tới hầm, kèm hình vẽ, số liệu minh họa. Biển báo bố trí dưới nền gạch vỉa hè bằng cách sử dụng màu gạch khác, sơn trực tiếp nên vỉa hè hoặc sử dụng biển chỉ dẫn bằng đèn LED nhấp nháy chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Đánh giá hiệu quả phương pháp: thực dụng và chắc chắn đem lại hiệu quả cao. Sử dụng phương pháp này tạo được tính dễ dàng tiếp cận hầm . Chi phí đầu tiên nhỏ, ảnh hưởng tới xã hội không đáng kể( không lấn chiếm, che chắn mất vỉa hè,….)

Hình 3.4: Ví dụ biển báo chỉ dẫn người đi tới nơi có hầm đi bộ

+ Xây dựng kiến trúc hầm, thẩm mỹ hầm có đặc trưng dễ nhận biết từ xa. 17 hầm tại vành đai III chỉ có hai kiểu mái chủ yếu là mái hình chữ nhật và mái cong, rất đơn điệu. Trong khi đó, màu sơn tường, màu gạch lát, màu mái che khơng có gì nổi bật, bị lẫn vào với màu nhà dân xung quanh, màu của đường phố. Bên cạnh đó một thực tại phổ biến ở Hà Nội hàng quán vỉa hè rất nhiều, che chắn và làm hẹp đi tầm nhìn tới hầm. Muốn người đi bộ phát hiện ngay ra hầm, ngồi sử dụng biển báo thì cần thiết kế cửa hầm và những bộ phận ngồi hầm dễ nhận biết: trang trí bên ngồi hầm, sơn màu tường nổi bật, có những cây leo bên ngồi hay mái hầm có kiến trúc độc đáo sẽ rất thu hút ánh mắt của người sử dụng.

Ví dụ thiết kế tiêu biểu: vật liệu composit với tính tạo hình kết hợp khung thép đang được sử dụng ngày càng nhiều để làm đẹp cho các cửa hàng, hay các cơng trình cao tầng. Chúng ta sử dụng vật liệu này vào thiết kế mái che. Thiết kế mái cong lượn hình sóng, hoặc mái vát chắc chắn chi phí khơng cao như việc sử dụng mái kính phía trên hầm vành đai 3, và không dễ hỏng như mái bằng nhựa như hầm Ngã Tư Sở. Tường nên lát loại gạch lau chùi dễ dàng, có ánh sáng, vừa dễ nhận biết vừa đảm bảo an tồn giao thơng. Việc sử dụng sứ để lát ngoài cũng rất hợp lý cho yêu cầu nhận biết. Nếu tường được chát xi măng và sơn ngồi, thì việc lựa chọn sơn cũng phải khó bắt bụi và thuận tiện cho việc lau dọn. Tổng thể bên ngồi hầm cũng nên có sự cân nhắc: nên thiết kế ít nhất cũng có kiểu thiết kế khác với màu sắc, kiểu cách các nhà dân xung quanh. Mái hầm Ngã Tư Sở có mầu xanh mà xung quanh đó có rất nhiều biển hiệu cửa hàng, cây cối màu xanh, nên cần sửa chữa màu khác là việc nên làm.

Đánh giá phương pháp: đơn giản, dễ dàng thực hiện, thi cơng, có tính kinh tế mà hiệu quả đem lại khơng hề nhỏ.

Hình 3.5: Một cửa hầm có kiến trúc rất dễ nhận biết

+ Tạo điểm nhấn về thiết kế, tạo ra những đặc trưng riêng mà chỉ hầm mới có kiến trúc như vậy để từ đó người dùng có thể phán đốn được vị trí hầm. Sử dụng 1 loại cây đặc biệt, có tán rộng trồng gần hầm, bố trí hệ thống đèn trên mái hầm tạo sự khác lạ về đêm. Như ở Trung Quốc, họ rất coi trọng yếu tố truyền thống: bạn có thể nhìn các cơng trình của họ như cầu, đường, trạm thu phí, ngay cả giải phân cách và biết được mình đang ở trung quốc chứ khơng ở đâu khác. Vậy tại sao khơng áp dụng các các yếu tố có tính đặc trưng lên các kiến trúc này.

Đánh giá phương pháp: phương pháp này tuy không thiết thực vào thời điểm hiện tại do chúng ta vẫn còn yêu cầu cao về tính thực dụng song về lâu dài chắc chắn đạt được hiệu quả, chú ý và gây thiện cảm với người sử dụng

Hình 3.6: Hầm với trang trí khác lạ, tạo ấn tượng ban đầu

3.Thiết kế hầm càng đơn giản càng hiệu quả:

Hầm phải dễ hiểu, dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng, rút ngắn tối đa khoảng thời gian sử dụng hầm, tăng tốc cho xe đạp đi trong hầm,….. Nước ta còn nghèo, chậm phát triển so với các nước khác khá lâu, dân trí cịn thấp nên việc sử dụng hệ thống biển báo chỉ dẫn phức tạp là điểm tối kỵ, tuy nhiên thực tế lại vậy:

+ Tại hầm Ngã Tư Sở biển báo bố trí phía trên, trên tường cạnh lối ra vào, các đường viết rất khó hiểu (hình vẽ minh họa). Bố trí lại biển báo một cách có khoa học, hợp lý, có thể sử dụng ký hiệu xen lẫn với chữ. Xây mới hoặc tu sửa hầm thì cần tuân theo nguyên tắc đơn giản không cầu kỳ hoa mỹ. Hầm Ngã Tư Sở có tới 3 cửa cho mỗi ¼ ngã tư thì thật lãng phí .Cần phối hợp nhuần nhuyễn giữa đặc tính kỹ thuật (chỉ dẫn, bộ phận chi tiết ), mơi trường xung quanh để có thể tạo ra hầm đơn giản dễ sử dụng nhất có thể. Bên cạnh đó hầm phải phù hợp với tất cả các đối tượng. Người già họ mắt kém, đọc chữ là rất khó, do vậy muốn họ phân biệt được cửa ra ta có thể sử dụng hệ thống đèn màu riêng biệt ở các cửa, chỉ cần được trợ giúp 1 lần là họ sẽ nhớ. Trẻ em thì tính phân tích cịn ít, sử dụng những ký hiệu hoạt hình tương tự ở các đầu cửa ra cũng là 1 gợi ý rất hay.

+ Hầm Ngã Tư Sở có tới 3 cửa cho mỗi ¼ ngã tư theo cách chỉ dẫn, chia đường riêng cho xe đạp, đường riêng lên xuống thì đúng nhưng xét theo khía cạnh kinh tế thì thật lãng phí và quan trọng là gây khó khăn cho người sử dụng. Theo như cách làm của riêng nhóm: bố trí ¼ ngã tư gồm có 1 cửa. Tên của cửa sẽ là tên của 2 giao lộ ( cửa Nguyễn Trãi- Láng, cửa Trường Chinh – Tây Sơn,…). Mỗi cửa sẽ gồm 2 đường lên xuống, độ dốc đủ cho xe đạp, đủ rộng

Đánh giá hiệu quả phương pháp: việc thiết kế đơn giản không phải làm đơn điệu Hầm mà là làm hầm trở lên dễ sử dụng hơn. Khi thi công nâng cấp hay làm mới cần áp dụng yêu cầu này

Hình 3.7: Biển rất gọn gàng và dễ hiểu

4.Sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ:

Tiến kịp với đà phát triển chung thế giới, đồng thời khảo sát sự phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam, ta có thể lắp đặt thêm các cơ sở hạ tầng làm tăng tính tiện nghi cho Hầm. Cầu thăng cuộn đã được sử dụng rất nhiều ở các nước trên thế giới, có thể chi phí

đầu vào và bảo dưỡng khai thác lớn, tuy nhiên hiệu quả của nó mang lại là tương đồng: khuyến khích người sử dụng, giảm thời gian đi lại trong hầm, góp phần làm hiện đại văn minh thêm cho hầm,…. Khi đi nhiều hầm như Hầm Kim Liên và Ngã Tư Sở thì nhiều người sẽ có cảm giác khó chịu bởi ơ nhiễm khơng khí, hay khó thở hơn so với đi

bên ngồi. Bố trí thêm các hệ thống điều hịa khơng khí, thơng thống khơng khí trong hầm.

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w