Mỗi một bài thơ là tiếng nói của một ngời thân thơng 1 Lời ông, lời bà nói với các cháu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm các bài thơ trong chương trình TH và cách đọc hiểu các bài thơ đó (Trang 32 - 35)

T B Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xa

2.1.Mỗi một bài thơ là tiếng nói của một ngời thân thơng 1 Lời ông, lời bà nói với các cháu

Hình ảnh ông, bà xuất hiện trong thơ của các em học sinh trong chơng trình đều là những ngời có cách của những con ngời trải nghiệm trớc những lời nói, cử chỉ, hành động: nhờng nhịn, hết mực thơng yêu và trìu mến đối với các cháu nhỏ thơ ngây, ngộ nghĩnh và đáng yêu. Vì vậy các bài thơ là lời ông, bà nói với các cháu thờng xuất hiện ở các lớp đầu cấp và có số lợng không nhiều trong nội dung chơng trình , chỉ là 5 bài trong tổng số 129 bài có trong toàn bộ bậc học, chiếm tỷ lệ 3,9%

Lớp 1: Tặng cháu - Hồ Chí Minh Lớp 2: Thơng ông - Tú Mỡ

Lớp 3: Ông và cháu - Phạm Cúc Thỏ thẻ - Hoàng Tá

Lớp 4: Cháu nghe chuyện của bà - Nguyễn Văn Thắng

Nhà thơ Tú Mỡ là ngời đi đầu và đặc biệt thành công khi ông làm thơ về tình ông cháu. ở đây cái khó không phải là ở chỗ nói cho hết cái thiết tha của tình ông yêu cháu, mà là tình cảm, qua cách nhìn của ngời ông , những nét mới mẻ, đáng yêu trong tính cách đứa cháu ngoan đợc phát hiện. Cử chỉ hồn nhiên đợc xuất phát từ tình cảm thơng mến, quan hệ giữa ông và cháu rất bình đẳng, có sự cảm thông sâu sắc, vì vậy em Việt rất cảm động thấy ông đau chân, chống gậy đi khập khà, khập khiễng, bớc lên thềm nhà, có vẻ đau đớn, bèn lon ton chạy đến nói “ Ông vịn vai cháu, cháu đỡ ông lên” và phổ biến cho ông cách làm thế nào để quên đau.

Khi nào ông đau

Ông nói mấy câu

Không đau, không đau ! Dù đau đến đâu

Khỏi ngay lập tức

Ông chiều ý làm theo và gật đầu nói cho cháu sớng rằng cái mẹo chữa đau của cháu hiệu nghiệm nh thần

Ông phải phì cời

ừ, ông làm theo Thử xem có nghiệm Không đau, không đau! Và ông gật đầu:

Việt ta thích chí: Cháu đã bảo mà …!

(Thơng ông - Tú Mỡ, TV2 - Tập 1)

Có lẽ do đặc điểm về giới tính nên các cháu trai thờng hiếu động, lanh lợi và lém lỉnh hơn các bé gái, bởi vậy ông và cháu trai thờng có khoảng cách “gần” hơn bà và các cháu … lời của ông mộc mạc, sâu lắng còn lời của bà thì nhỏ nhẹ, ân cần. Hình ảnh bà với cái lng còng, đau mỏi nhng vẫn sẵn sàng giúp đỡ ngời khác, trong bài thơ “Cháu nghe câu chuyện của bà” - Nguyễn Văn Thắng ( TV4 - Tập 1) đợc thể hiện qua lời kể của bà có hàm ý thật sâu sắc và đầy xúc động:

Chiều rồi bà mới về nhà Cái gậy đi trớc, chân bà theo sau

Mọi ngày bà có thế đâu Thì ra cái mỏi làm đau lng bà !

Bà rằng: gặp một cụ già Lạc đờng, nên phải nhờ bà dẫn đi

Một đời, một lối đi về

Bỗng nhiên lạc giữa đờng quê, cháu à!

Thông qua lời kể truyền cảm của bà, không cần một lời giáo huấn, nhắc nhở trực tiếp, nhng lời kể đã có tác dụng thật hiệu nghiệm, trớc những trái tim ngây thơ, bé bỏng của cháu:

Cháu nghe câu chuyện của bà Hai hàng nớc mắt cứ nhoà rng rng

Bà ơi, thơng mấy là thơng Mong đừng ai lạc giữa đờng về quê!

Cung bậc quan hệ giữa ông, bà và các cháu là một khoảng cách đủ để nói là xa( vì cách thế hệ bố, mẹ) nhng cũng đủ để nói là gần, bởi tại chỉ có thế hệ ông, bà mới có đủ thời gian trải nghiệm cuộc đời, để có thể hiểu và nói với các cháu đợc những điều nh thế.

Lời tâm tình của ông, bà đối với các cháu thật mộc mạc, giản dị, nhng lại chứa những giá trị sâu sắc, về tình đời, tình ngời. Đối tợng tâm tình thông qua các bài thơ đợc thể hiện rất rõ: Đó là các cháu, lớp mầm non tơng lai của

giống nòi, của đất nớc. Nhân vật trữ tình đợc xuất hiện là những việc tu dỡng và rèn luyện đối với các cháu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm các bài thơ trong chương trình TH và cách đọc hiểu các bài thơ đó (Trang 32 - 35)