Tỉ lệ đi học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp đảm bảo tỉ lệ đi học của học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 33 - 35)

2 .Mục đích nghiên cứu

8. Cấu trúc luận văn

1.3 Tỉ lệ đi học của học sinh

1.3.1 Khái niệm

+ Theo quan điểm của tác giả: “Tỉ lệ đi học của học sinh” hay “Tỉ lệ đi học đều của học sinh” hoặc “Tính chuyên cần trong học tập của học sinh” là những cụm từ xét về một khía cạnh chung nhất chúng có nghĩa tƣơng đồng nhau. Ở đây chúng đƣợc hiểu chung nhất đó chính là mức độ, thái độ trong học tập của học sinh

+ Tỉ lệ học sinh đi học là sự miệt mài, đều đặn có mặt của học sinh trong các buổi học. Nó phản ánh thái độ học tập tích cực của học sinh.

1.3.2 Tỉ lệ đi học của học sinh

+ Tỉ lệ đi học của học sinh đƣợc tính trên cơ sở số học sinh trong lớp hoặc khối lớp hay một đơn vị trƣờng đi học trong một buổi (ngày, tuần, tháng, quý, năm) trên tổng số học sinh của lớp hoặc khối hay toàn trƣờng:

Tỉ lệ học sinh đi học =

Số học sinh có mặt ở lớp Tổng số học sinh

+ Tỉ lệ đi học có ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh và chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng.

Nhƣ vậy, muốn nâng cao đƣợc chất lƣợng giáo dục chung của một đơn vị trƣờng thì trƣớc tiên phải đảm bảo đƣợc tỉ lệ đi học, hay nói cách khác đó chính là đảm bảo số lƣợng học sinh đi học.

+ Mối quan hệ giữa số lƣợng và chất lƣợng học tập của học sinh là mối quan hệ tác động qua lại, ảnh hƣởng trực tiếp đến nhau.

1.3.3 Tỉ lệ đi học của học sinh vùng cao

+ Tỉ lệ đi học của học sinh vùng cao không chỉ là nỗi trăn trở của những ngƣời làm công tác giáo dục ở vùng cao mà nó cịn là nỗi niềm chung của ngành giáo dục.

+ Bản thân tác giả là giáo viên vùng cao nên đƣợc biết, nếm trải đầy đủ các “dƣ vị” của sự mệt nhọc, vất vả mà giáo viên vùng cao phải trải qua đặc biệt nhất là giáo viên vùng cao luôn ấn tƣợng về sự mệt mỏi, vất vả của công việc đi gọi học sinh ra lớp.

+ Quan niệm và suy nghĩ về cuộc sống tiểu nông, tự ti đã ăn sâu vào tiềm thức của cả cộng đồng dân cƣ, thật khó để thay đổi. Chính vì thế, học sinh vùng cao ln nghỉ học mỗi khi có cơ hội.

+ Cha mẹ học sinh đa số là nông dân, cuộc sống lam lũ nên họ cũng khơng có thời gian chăm lo con cái, quan tâm đến việc học tập của con, thậm chí có gia đình cịn ủng hộ việc con cái bỏ học. Vì vậy, để có học sinh đến trƣờng, để có thể lên lớp giảng bài thì bắt buộc giáo viên vùng cao phải đi tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp.

+ Đồng bào các dân tộc thiểu số thƣờng có các tục lệ nhƣ: cấm rừng, cúng rừng, cƣới hỏi, ma chay, giỗ tết, lễ hội... rất cầu kỳ, phức tạp và tốn kém nhiều về tiền của, sức ngƣời. Những dịp nhƣ thế, học sinh

đƣợc ngƣời lớn cho phép nghỉ học ở nhà để vui chơi, ăn uống...Sau mỗi lần nhƣ vậy, dƣờng nhƣ tất cả các em học sinh đều "quên" việc đi học trở lại.

+ Sau mỗi ngày lên lớp, giáo viên cùng Ban Giám hiệu nhà trƣờng lại phải rà soát tỉ lệ đi học của học sinh trong ngày và chia nhau đi gọi học sinh. Nhiều cặp vợ chồng con cái cịn nhỏ nhƣng vì nhiệm vụ và trách nhiệm vẫn phải lặn lội đến đêm khuya mới về.

+ Những lần kiểm tra học kỳ, tốt nghiệp... các nhà trƣờng thƣờng huy động tổng lực tồn bộ cán bộ, cơng nhân viên để đi gọi các em học sinh về ở nội trú, nấu cơm cho các em ăn, chăm lo cho các em nhƣ con cái của mình để các em ở lại học. Nhƣng chỉ cần lơ là một chút, lập tức học sinh lại trốn về nhà.

+ Chính vì thế, tỉ lệ đi học của học sinh vùng cao rất thấp. Và đây luôn là mối quan tâm hàng đầu của giáo dục vùng cao. Tƣởng chừng đó là bài tốn đơn giản nhƣng thật sự thì lời giải của nó thật là một khó khăn, thử thách quá lớn cho ngành giáo dục, thậm chí cho cả hệ thống chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp đảm bảo tỉ lệ đi học của học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)