Nhà trƣờng Trung học cơ sở ở Si Ma Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp đảm bảo tỉ lệ đi học của học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 50 - 62)

2 .Mục đích nghiên cứu

8. Cấu trúc luận văn

2.3 Nhà trƣờng Trung học cơ sở ở Si Ma Cai

2.3.1. Đặc điểm của nhà trường Trung học cơ sở ở Si Ma Cai

+ Nhà trƣờng ở đây cũng phải thực hiện mọi công việc nhƣ nhà trƣờng ở vùng đồng bằng, thành thị. Nhƣng ngoài giờ lên lớp, cán bộ giáo viên ở miền núi thƣờng phải đi gọi học sinh ra lớp, vận động phụ huynh đồng ý cho con em họ đến trƣờng....ngoài ra, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học, đội ngũ giáo viên, nhân viên của các đơn vị trƣờng về cơ bản vẫn thiếu về số lƣợng và hạn chế ở một số bộ mơn do khơng có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm...

+ Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Si Ma Cai, tính đến đầu năm học 2010 – 2011 vẫn thiếu giáo viên một số bộ mơn nhƣ: Hố học, Mỹ thuật, Âm nhạc, Ngoại ngữ, Tin học, Thể dục.

+ Ngồi ra, tình trạng giáo viên do điều kiện cuộc sống khó khăn, đồng lƣơng dạy học không đủ trang trải cuộc sống cùng với những gian nan vất vả của công việc đã bỏ nghề, giáo viên mới không lên nhận công tác...thƣờng xuyên diễn ra dẫn đến tình trạng ngành giáo dục nói chung và các đơn vị trƣờng nói riêng ln trong tình trạng bị động về mặt nhân sự.

2.3.2 Đặc điểm học tập của học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Si Ma Cai

Nhiệm vụ học tập của học sinh ở đâu cũng nhƣ nhau, nhƣng do từng điều kiện và hoàn cảnh khác nhau cộng thêm các yếu tố môi trƣờng xung quanh dẫn đến đặc điểm học tập của học sinh ở các vùng khác nhau là khác nhau. Tất nhiên, yếu tố chính quyết định vẫn là tự ý thức học tập của các em. Học sinh vùng cao Si Ma Cai do hoàn cảnh sống nên đã quy định một số đặc điểm học tập ở các em:

+ Trƣớc hết, học sinh vùng cao do địa hình hiểm trở, giao thơng khó khăn, phức tạp, đa số nhà học sinh ở xa trƣờng nên việc đi lại là yếu tố ảnh hƣởng quan trọng đến việc học tập của các em.

+ Gia đình các em sống ở nông thôn, điều kiện sống, cung cách, không gian và lịch sinh hoạt gia đình khơng đảm bảo cho các em trong học tập. Khi ở trƣờng học về, các em lập tức phải lao động giúp đỡ gia đình mọi việc từ cơng việc ruộng nƣơng đến các việc vặt trong gia đình.

Cơng việc nhà nông bận bịu tối ngày nên học sinh thƣờng khơng có thời gian học bài buổi tối ở nhà, khi công việc xong xi thì cũng vào lúc khuya và cũng mệt mỏi nên khơng cịn sức để học nữa. Cùng với đó là do đặc điểm làm nhà của đồng bào dân tộc thiểu số nên khơng có chỗ dành riêng cho các em học tập....

+ Quan niệm sống và tƣ duy của đồng bào dân tộc thiểu số hạn chế nên họ thƣờng không ủng hộ việc học lên cao của con cái mình. Rất nhiều gia đình cha mẹ chỉ chấp nhận cho con cái đi học hết bậc Tiểu học vì các em cịn nhỏ, khơng làm đƣợc nhiều việc cho bố mẹ, hơn nữa khi các em đi học thì bố mẹ đƣợc yên tâm để đi làm. Nhƣng sang cấp Trung học cơ sở, các em đã giúp đƣợc mọi việc trong nhà cho bố mẹ, kể cả đi làm ruộng nƣơng, vì thế các em đƣơng nhiên trở thành lao động chính của gia đình, các em phải nghỉ học.

Nhƣ vậy, học sinh miền núi Si Ma Cai do những quy định vơ hình, hữu hình, do hồn cảnh sống... đã quy định đặc điểm học tập của các em về cơ bản khác với học sinh các vùng miền còn lại.

2.3.3 Điều kiện học tập của học sinh Trung học cơ sở huyện Si Ma Cai

+ Đa số gia đình học sinh miền núi sống trong điều kiện kinh tế khó khăn nên việc học tập của các em bị ảnh hƣởng rất nặng nề.

+ Ngƣời dân vùng cao do điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, địa hình canh tác) khó khăn, phức tạp, tập quán canh tác lạc hậu (chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian), sản xuất chỉ dựa vào sức ngƣời là chính và

việc thành bại của mùa vụ nhờ vào trời (khơng có mƣa mùa vụ sẽ mất trắng...). Nên một điều rất đơn giản là học sinh cũng trở thành lao động chính trong gia đình, thậm chí có em cịn là lao động chủ lực.

+ Ngƣời dân vùng cao có “cái lý” mà họ thƣờng đƣa ra mỗi khi cán bộ, giáo viên đến động viên họ cho con em mình ra trƣờng “Đi làm mới

ra hạt ngô hạt gạo ăn no bụng. Đi học cái chữ không ăn no bụng được”. Tất nhiên đó là sự bao biện bởi cũng có nhiều ngƣời nhận thức

đƣợc việc học tập của con cái sẽ tốt về tƣơng lai sau này cho các em. Tuy nhiên đó là số ít, cịn đại đa số đều khơng muốn con em họ đi học vì các em đi học sẽ khơng có ngƣời đi làm ruộng làm nƣơng, giúp đỡ công việc nhà cho bố mẹ.

+ Các em đi học nhƣng khơng có thời gian học bài ở nhà vì khi về đến nhà các em phải phụ giúp cơng việc cho gia đình. Nhiều em sáng đến trƣờng, chiều về đi làm nƣơng, tối ngủ trên nƣơng và sáng hôm sau lại từ nƣơng đi học nên việc học bài ở nhà của các em là điều khơng thể.

+ Mặt khác, do thói quen sinh sống phụ thuộc vào nƣơng rẫy nên các hộ gia đình thƣờng “bám” theo nƣơng rẫy, vì thế họ thƣờng sống rải rác. Điều này có ảnh hƣởng đến việc đi học của con em họ bởi đƣờng đi lại đến trƣờng xa xơi, vơ cùng khó khăn vất vả.

+ Ngoài ra, các điều kiện khác phục vụ cho việc học tập của các em ở nhà hồn khơng có.

Tóm lại, điều kiện học tập của học sinh miền núi rất khó khăn. Các em khơng có thời gian học tập, khơng đƣợc sự ủng hộ của cha mẹ, khơng có đủ các điều kiện khác phục vụ cho việc học tập.

Hơn thế, nhà trƣờng Trung học cơ sở ở vùng cao thƣờng có tỉ lệ chuyên cần học sinh rất thấp bởi tâm lý và sinh lý của học sinh vùng cao.

2.3.3.1 Tâm lý của học sinh

+ Ngại học vì điều kiện kinh tế khó khăn

Từ bao đời nay, cái nghèo đói ln đồng hành với sự thất học. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống kinh tế đƣợc cải thiện, cái đói cái rét khơng còn là nỗi lo ám ảnh thƣờng trực với ngƣời dân và trẻ em đƣợc chăm sóc, đƣợc cắp sách đến trƣờng vì tƣơng lai phía trƣớc. Nhƣng trên thực tế khơng phải ở đâu cũng đƣợc nhƣ vậy. Những vùng nông thôn xa xôi, nơi vùng cao hẻo lánh cái nghèo nàn và sự đói rét vẫn thƣờng xuyên tồn tại xung quanh đồng bào. Nhƣ vậy, cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và thất học vẫn cịn tồn tại.

Học sinh lứa tuổi Trung học cơ sở các em đã quá đủ để nhận thức đƣợc hoàn cảnh sống và điều kiện kinh tế của gia đình và xã hội. Vì đa số các em sống trong hồn cảnh gia đình khó khăn nên tự bản thân các em cũng muốn ở nhà làm việc giúp cha mẹ và các em rất ngại đi học mặc dù khi đến trƣờng có thể các em sẽ đƣợc đáp ứng về vật chất (ăn, mặc, chỗ ở Nội trú dân nuôi). Nhƣ vậy, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn đã tác động đến tâm lý các em và làm cho các em không muốn đến trƣờng học.

Tiếp xúc với các em học sinh dân tộc thiểu số chúng tôi nhận thấy rằng các em học sinh ở đây đã biết ý thức về nguồn gốc của mình. Cái nghèo đói ln nhắc nhở con ngƣời sống trong cảnh khốn cùng cần hiểu sâu sắc về nguồn gốc, về điều kiện, hoàn cảnh sống của bản thân. Nghèo đói đã thúc giục con ngƣời ta phải vƣợt lên nhƣng nghèo đói cũng làm cho

con ngƣời ta ln mặc cảm, tự ti, phó mặc với cuộc sống hiện tại. Mặc cảm số phận đã khiến con ngƣời khơng thể thốt khỏi những thiếu thốn vật chất, không thể vƣơn xa hơn không gian sống hiện tại. Học sinh ngƣời dân tộc thiểu số rất ít khi có sự hồn nhiên của tuổi trẻ, bởi ngồi lúc đi học các em cịn phải miệt mài trên nƣơng rẫy để lo cho cuộc sống vật chất của gia đình đang chật vật, thiếu thốn. Hơn ai hết những giáo viên vùng cao chúng tôi hiểu đƣợc sự thấm thía của nỗi nhọc nhằn khi thƣờng xuyên phải "mò mẫm" vào tận thơn bản, đến từng hộ gia đình để động viên giải thích và đƣa các em đến trƣờng. Nhiều khi chúng tơi phải bỏ tiền lƣơng của mình để mua quà, đồ dùng học tập cho các em mới thuyết phục đƣợc các em trở lại trƣờng. Nhƣng có lúc cũng khơng thành công.

Chúng tôi cho rằng vấn đề then chốt là ở chỗ cái nghèo truyền kiếp đã quy định trách nhiệm của các em đối với gia đình. Bữa ăn hàng ngày cịn chƣa có, chƣa đủ thì làm sao họ nghĩ đến học chữ. Suy nghĩ của phụ huynh và học sinh là nhƣ thế. Họ khơng hiểu rằng, chính việc đi học để biết chữ, biết tính tốn sẽ giúp con ngƣời ta thoát khỏi cuộc sống nghèo khó hiện tại, giúp chúng ta biết hoạch định tƣơng lai. Vì thế vào thời điểm mùa màng, số lƣợng học sinh trên lớp học rất ít. Có khi giáo viên đến lớp khơng có học sinh lại phải báo cáo lại Ban giám hiệu nhà trƣờng để bố trí ngƣời đi gọi học sinh ra lớp. Thầy cô giáo lại tìm cách đi xuống bản, đến từng gia đình học sinh, giảng giải cho các em, thuyết phục gia đình các em cần phải cho các em đi học bởi các em còn trong độ tuổi đến trƣờng. Nhƣng không phải lúc nào cũng thành công, nhiều trƣờng hợp phụ huynh

không chịu hợp tác và dành cho các thầy cô giáo những thái độ và hành động không thiện cảm.

Một số em có ý thức học tập, khi mùa vụ đến cũng xin phép giáo viên chủ nhiệm, nhà trƣờng nghỉ phép vài hôm, nhƣng rồi các em cũng quên trở lại trƣờng khi mùa gặt kết thúc. Giáo viên lại phải cất cơng tìm đến tận nhà vận động các em đến trƣờng.

Con ngƣời là chủ thể nhận thức. Nhận biết về bản thân, về mọi vật xung quanh là sự sống bản năng của con ngƣời. Ngƣời dân tộc thiểu số luôn ý thức về nguồn gốc, về điều kiện sống, hồn cảnh sống của mình. Chính điều này đã tạo rào cản ngăn cách hoạt động sống của các em với môi trƣờng xã hội rộng lớn, làm cho các em khó tiếp xúc, hịa nhập cộng đồng.

Nhìn ra đƣợc cái hạn chế, điều tốt đẹp của bản thân là con ngƣời đã phát triển ở một mức nào đó về nhận thức. Nghĩa là con ngƣời đã biết đặt mình trong nhiều mối quan hệ trong xã hội. Ý thức là nguồn động viên cho sự vƣơn lên thốt khỏi hồn cảnh thực tại nhƣng cũng có ý thức tạo cho con ngƣời tính mặc cảm, tự ty thân thế, số phận, làm thui chột hao mòn năng lực, tri thức bản thân. Học sinh dân tộc thiểu số thƣờng đến trƣờng trong tâm thế tự ti đó. Các em cũng biết nhìn ngắm những trang phục của các bạn học sinh ngƣời Kinh, nhìn lại trang phục của mình. Trong những trƣờng Nội trú, tình trạng trên ít xảy ra, nhƣng với các trƣờng có cả hai đối tƣợng học sinh, ngƣời Kinh và ngƣời dân tộc thiểu

dân tộc thiểu số nhiều hơn học sinh ngƣời Kinh thì tình trạng trên ít xảy ra, cịn nếu số lƣợng học sinh thiểu số ít hơn số lƣợng học sinh ngƣời Kinh thì tình trạng trên càng diễn ra nặng nề. Trong lớp chắc chắn sẽ có sự phân biệt, kỳ thị ở hai đối tƣợng học sinh trên. Một bộ quần áo, một đôi dép hay những phụ kiện đơn giản khác của các bạn khi đến trƣờng cũng làm cho các em băn khoăn, suy nghĩ về nhau, so sánh lẫn nhau. Nhiều em học sinh ngƣời dân tộc thiểu số chân đất đến trƣờng, hoặc trong trang phục cũ kỹ, hay với những đồng phục bắt buộc nhàu nát bởi ngồi mặc ở trƣờng các em cịn mặc làm việc và sinh hoạt ở nhà, hay cùng với những sách vở bị bỏ quên ngay sau khi rời lớp. Tâm tƣ ấy cũng phần nào làm cho tinh thần ra lớp của các em học sinh ngƣời dân tộc thiểu số bị suy giảm.

Nhƣ đã phân tích ở trên, chính điều kiện sống nhƣ thế đã khơng tạo cho các em một môi trƣờng học tập, một góc học tập cá nhân, lại càng không thể xây dựng trong các em ý thức học tập, rèn luyện. Chính vì thế, các em rất ngại phải giao tiếp bằng tiếng Việt, lo sợ phải phát biểu xây dựng bài trong giờ học, lo ngại phải giao tiếp với giáo viên ngoài giờ học, đặc biệt là các em rất khó tiếp thu bài ở những mơn học khác. Điều này đồng nghĩa với việc kiềm hãm sự phát triển tƣ duy ở các em, khó tạo ra một mơi trƣờng giáo dục thân thiện! Học sinh đã bắt đầu lo lắng cho mỗi giờ đến lớp, các em rất "sợ" phải đến trƣờng. Học tập lúc này là cơng việc q khó khăn đối với các em.

Một yếu tố nữa có ảnh hƣởng rất lớn đến tâm lý các em mỗi khi đến trƣờng học đó là kiến thức của bài học khó đối với các em. Điều này là tình trạng chung không chỉ riêng học sinh miền núi mới vậy. Chúng ta khơng có đƣợc cơ chế linh động cho giáo viên và học sinh vùng khó, mặt khác bản thân các nhà giáo dục cũng không chịu thay đổi tƣ duy, cách làm mới để phù hợp với thực tế. Thật khó khăn, nếu có ai đó dám thay đổi, dám suy nghĩ về cái mới, dám lƣợc bỏ bớt nội dung trong sách giáo khoa, thay đổi cách thức dạy học để các em học sinh thích nghi đƣợc thì sẽ khơng đƣợc chấp nhận vì: thiếu nội dung, sai phƣơng pháp, tự ý thay đổi cách dạy.... Bởi trình độ và năng lực của các nhà quản lý giáo dục ở đây đa số non kém và ấu trĩ trong cung cách quản lý, làm việc.

Dƣ luận trong và ngoài ngành giáo dục đều lên tiếng về thực trạng quá tải của chƣơng trình sách giáo khoa cho học sinh phổ thông. Rất nhiều lần chỉnh lý, sửa đổi, giảm tải nội dung nhƣng xem ra chƣơng trình học vẫn nặng với học sinh nói chung và học sinh miền núi nói riêng.

Chính vì thế, để có thể đến trƣờng đi học đã là sự cố gắng phấn đấu hết sức của các em học sinh nhƣng khi đến trƣờng thì nội dung bài học đã làm các em khơng thể cố gắng đƣợc nữa. Từ đó sinh ra tâm lý ngại đến trƣờng đến lớp do không hiểu bài.

+ Môi trƣờng nhà trƣờng

Điều quan trọng nữa mà chúng ta cần chú ý đó chính là mơi trƣờng sƣ phạm trong nhà trƣờng. Môi trƣờng sƣ phạm là yếu tố quan trọng nhằm thu hút các em học sinh tới trƣờng. Giáo dục của chúng ta cũng đã chú ý

đến điều đó nhƣng dƣờng nhƣ vẫn chƣa đủ bởi vì khác với học sinh ngƣời Kinh, trƣớc khi đến trƣờng đa số các em chƣa biết sử dụng tiếng Việt. Các em đã làm quen và phải sử dụng tiếng Việt qua Mẫu giáo và cấp Tiểu học nhƣng vì những lí do khác nhau nên khả năng hiểu bài và giao tiếp bằng tiếng Việt của các em vẫn bị hạn chế. Trong sinh hoạt gia đình và đời sống cộng đồng tất cả học sinh chỉ sử dụng tiếng của thành phần dân tộc mình chính vì thế khi bƣớc vào thế giới nhà trƣờng phổ thông tiếng Việt trở thành ngôn ngữ thứ hai của các em, các em sẽ ít nhiều gặp khó khăn khi giao tiếp với thầy cô giáo và nghe giảng bài. Trƣờng học cũng là một môi trƣờng sinh hoạt khác lạ đối với các em làm các em e ngại, rụt rè khi đến trƣờng.

Hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp đảm bảo tỉ lệ đi học của học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện si ma cai tỉnh lào cai (Trang 50 - 62)