Công tác quản lý học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện từ liêm hà nội đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương (Trang 56 - 60)

2.5.5 .Nội dung đào tạo

2.5.7. Công tác quản lý học sinh

Cơng tác quản lý học sinh tuy đã có sự gắn bó của các ban, ngành song vẫn cịn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, ý thức tự chủ của học sinh vẫn chưa cao. Nguyên nhân có thể là do ngoại cảnh tác động đến, như hiện nay xu thế học nghề bị xã hội coi là bất đắc dĩ, thay vì cho việc đi học đại học.

Đội ngũ cán bộ quản lý học sinh cịn thiếu, cơng việc thì nhiều, các cộng sự như cán bộ các lớp không đủ kinh nghiệm để giúp bộ phận quản lý học sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phần lớn các em học sinh là từ các tỉnh, huyện vùng nơng thơn có hồn cảnh gia đình khó khăn, nên các em thường bỏ học hoặc không chuyên tâm học để sau này đi làm. Do đó, cơng tác quản lý học sinh gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy vậy, trong công tác quản lý học sinh, vai trò quản lý của nhà trường vẫn được thể hiện rõ rệt thông qua việc lập kế hoạch, phân công, điều hành, giám sát kiểm tra toàn diện và đánh giá rút kinh nghiệm cho công tác này ngày một tốt hơn.

2.6. Thực trạng quản lý trung tâm hƣớng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Trong những năm qua lãnh đạo trung tâm đã có những đổi mới cơng tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDHN và DN thể hiện trong các nội dung sau:

Khâu kế hoạch: Hàng năm căn cứ vào đánh giá thực trạng và khảo sát

nhu cầu thực tế địa phương Trung tâm đã xây dựng kế hoạch hàng năm như xác định chỉ tiêu hướng nghiệp và dạy nghề, phát triển ngành nghề, phát triển đội ngũ, đầu tư CSVC, trang thiết bị

Khâu tổ chức: Công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ rõ ràng, Trung tâm

xây dựng chức năng, nhiệm vụ của từng phịng ban chun mơn và từng phòng ban xây dựng nhiệm vụ của từng thành viên, từ đó lấy căn cứ để phân cơng tổ chức thực hiện đảm bảo khách quan và phát huy được năng lực chuyên môn của từng thành viên

Khâu lãnh đạo, chỉ đạo: Trung tâm đã phân cấp quản lý để tạo sự chủ

Khâu kiểm tra, đánh giá: Việc kiểm tra đánh giá toàn diện các hoạt

động của trung tâm tuy chưa có chuẩn áp dụng chung toàn hệ thống nhưng trung tâm đã xây dựng các tiêu chí đánh giá áp dụng trong toàn trung tâm và hàng năm có xin ý kiến chuyên gia điều chỉnh các tiêu chí phù hợp với thực tế. Cơng tác kiểm tra đánh giá được thực hiện nghiêm túc đã phản ánh tương đối kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đó có cơ sở điều chỉnh các hoạt động khác của trung tâm

Khâu thu thập và xử lý thông tin: Trung tâm xác định thông tin là cơ sở

quan trọng để xây dựng và điều chỉnh từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo – chỉ đạo và kiểm tra đánh giá, thông tin được nhận từ nhiều phía với nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo chính xác, tin cậy.

Để kiểm chứng chúng tôi đã thực hiện khảo sát đối với cán bộ giáo viên nhân viên (kể cả giáo viên thỉnh giảng), kết quả cho thấy như sau:

Bảng khảo sát đánh giá kết quả thực hiện tốt các hoạt động của trung tâm theo 4 chức năng quản lý.

Chức năng QL Nội dung QL Kế hoạch Tổ chức Lãnh đạo, chỉ đạo Kiểm tra – đánh giá tốt Thông tin Công tác hướng nghiệp 70% 70% 65% 65% 70% Công tác dạy nghề 80% 80% 75% 75% 75% Công tác phát triển đội ngũ 75% 70% 65% 60% 65% Cơ sở vật chất/ tài chính 65% 55% 55% 60% 65%

2.7. Đánh giá thực trạng quản lý trung tâm hƣớng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm Hà Nội

Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng các hoạt động của trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm, đặc biệt là công tác quản lý trung tâm có chúng tơi đánh giá tóm tắt các mặt được và chưa được như sau:

Công tác quản lý đã bám sát vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm, các hoạt động của trung tâm đúng hướng cụ thể: công tác GDHN và Dạy ghề phổ thông đã được phối hợp với các trường phổ thông triển khai; công tác hướng nghiệp cho lao động nông thôn chuyển đổi nghề nghiệp được từng bước đẩy mạnh thiết thực; chất lượng dạy nghề được nâng lên; liên kết đào tạo nhằm đa dạng hóa các loại hình đào tạo được chú trọng đã tạo được nhiều cơ hội học tập cho người dân địa phương và các vùng lân cận. Tuy nhiên với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Từ Liêm cơng tác quản lý cịn bộc lộ nhiều hạn chế:

Một là: Công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia học nghề còn đơn điệu, chưa gắn kết tốt với chính quyền địa phương chưa thực sự kéo họ vào công tác tuyên truyền nên chất lượng tuyên truyền chưa cao, chưa phối hợp tốt với gia đình và các tổ chức xã hội trong cơng tác GDHN và Dạy nghề dẫn đến nhận thức của người dân còn coi nhẹ việc học nghề

Hai là: Chưa có chính sách thỏa đáng để thu hút, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên có tay nghề cao, ý thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên cịn mang nặng tính bình qn chủ nghĩa, chưa thực sự có ý thức trau rồi chuyên môn nghiệp vụ

Ba là: Trang thiết bị dạy học hiện đại cịn thiếu, chưa có các biện pháp tốt để xã hội hóa cơng tác hướng nghiệp và dạy nghề, chưa có các xưởng thực tập gắn với lao động sản xuất cung cấp các dịch vụ phù hợp với dạy nghề

Bốn là: Nội dung chương trình chưa phù hợp, cịn nặng lý thuyết việc thực hành còn đơn điệu

Năm là: Số lượng nghề đào tạo cịn ít, chưa có những khảo sát rộng rãi để lấy cơ sở mở ra các nghề phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

Với những phân tích, đánh giá trên, để đưa ra được các biện pháp quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện Từ Liêm đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương chúng tôi xác định các điểm mạnh; các điểm yếu; các thời cơ và các thách thức trong giai đoạn hiện nay như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện từ liêm hà nội đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)