Nhóm hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện từ liêm hà nội đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương (Trang 79 - 86)

2.5.5 .Nội dung đào tạo

3.2. Các nhóm biện pháp

3.2.3. Nhóm hỗ trợ

3.2.3.1. Biện pháp 1: Tăng cường mối quan hệ với lãnh đạo các cấp, tạo sự ủng hộ vể chủ chương, đường lối đổi mới của trung tâm

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp:

Để kế hoạch đổi mới hoạt động của Trung tâm thực hiện và đạt hiệu quả, trước hết cần sự ủng hộ và giúp đỡ của cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý. Do vậy, cần tăng cường mối quan hệ với lãnh đạo các cấp, tạo sự ủng hộ về chủ chương, đường lối đối mới của Trung tâm.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:

- Nhờ các mối quan hệ sẵn có của trung tâm, mở rộng mối quan hệ với lãnh đạo các cấp, các đơn vị liên quan, các đơn vị liên kết tạo để mở rộng quy

- Đưa các chính sách hỗ trợ của nhà nước về Trung tâm.

- Phát triển mối quan hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, nhờ UBND huyện tác động để mối quan hệ này mang tính ràng buộc lẫn nhau trong quá trình đào tạo nghề cho lực lượng lao động của huyện.

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình với các tổ chức xã hội của địa phương như (đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân…) để điều tra nhu cầu về nghề nghiệp của địa phương, công tác tuyên truyền vận động lao động tích cực tham gia vào cơng tác GDHN và Dạy nghề

3.2.3.2. Biện pháp 2: Tăng cường kế hoạch hóa liên kết với các đối tác để đa dạng hóa các loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và vận dụng tư tưởng “QL sự thay đổi” vào thực hiện công tác liên kết này

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp:

Kế hoạch hoá là một công cụ quản lý. Do thực tế Trung tâm còn chưa xây dựng được quy hoạch đào tạo tổng thể. Việc mở lớp liên kết của Trung tâm còn bị động. Để khắc phục những hạn chế đó thì cơng tác kế hoạch việc liên kết đào tạo theo lí thuyết “cân bằng động” là rất cần thiết và phát huy tác dụng trong bối cảnh nhiều thách thức, thay đổi hiện nay

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:

Nội dung của biện pháp này gắn với những vấn đề cụ thể sau:

- Xác định mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch và điều chỉnh nếu thấy cần thiết: Kế hoạch triển khai đào tạo hệ liên kết góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương dựa trên các chủ trương, chỉ tiêu đào tạo của thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Do đó Trung tâm cần phải lấy đó làm cơ sở cho công tác dự báo nguồn tuyển sinh để lập kế hoạch cho việc tuyển sinh và quản lý quá trình dạy và học của các lớp liên kết. Tuy nhiên khi lập kế hoạch mở lớp cần phân tích nhu cầu của những người liên đới như các cơ sở sử dụng "đầu ra" của lớp và chính ở cả những người học; Từ nhu cầu đó lập kế hoạch mở lớp: ngành nghề cần mở lớp, số

lớp, thời điểm mở lớp - Qui trình và kế hoạch tổ chức lớp học phù hợp với số đông nguyện vọng người học và các đối tác.

- Dự thảo qui trình thực hiện kế hoạch tổ chức lớp: Dự thảo qui trình thực hiện kế hoạch cho việc tuyển sinh. Dựa trên kết quả điều tra nhu cầu học tập của địa phương. Sau đó lên kế hoạch báo cáo cơ quan chủ quản (Sở Lao động thương binh và xã hội), UBND huyện Từ Liêm xin mở lớp liên kết. Từ kế hoạch đào tạo hàng năm và yêu cầu của địa phương trong cơ cấu ngành nghề đào tạo, UBND huyện đồng ý và có văn bản đề nghị các trường Trung ương tạo điều kiện để mở lớp tại địa phương.

- Dự thảo qui trình thực hiện kế hoạch dạy- học, kiểm tra-đánh giá. Kế hoạch là cơng cụ chủ yếu của việc quản lí đào tạo.Việc xây dựng kế hoạch cần chú ý đến các điều kiện cụ thể của đối tượng học viên là vừa làm vừa học, nên phải có sự cân đối hài hịa giữa cơng việc và học tập. Cũng căn cứ trên việc xây dựng kế hoạch của trung tâm, các trường trung ương sẽ có kế hoạch sắp xếp giảng dạy, điều động giáo viên về giảng tại trung tâm phù hợp để đảm bảo tính khả thi cao.

- Quản lý quá trình dạy học ở một trung tâm là quản lí bằng kế hoạch, nhằm tận dụng tối đa các điều kiện về nhân lực, phương tiện để đạt mục đích giúp học viên có đủ thời gian tham gia học tập và có cơ hội tiếp nhận kiến thức ở mức cao nhất, đồng thời đó cũng là cơng cụ hợp tác với các trường trung cấp, cao đẳng, đại học.

Kế hoạch phải thực sự đi trước một bước, trong đó lịch làm việc, thời khóa biểu là các văn bản quan trọng có tính kế hoạch cao, cần phải được xây dựng một cách chi tiết, chuẩn xác tới từng ngày, từng giờ. Phải làm cho lịch làm việc, thời khóa biểu trở thành mệnh lệnh hành động của cán bộ giáo viên, học viên thực hiện tại Trung tâm và là cơ sở để xây dựng kế hoạch cho hoạt động tiếp theo của đơn vị.

- Triển khai kế hoạch đó đến các phịng ban có liên quan thơng qua việc: Thông báo lịch học - kiểm tra đến mỗi thành viên của các bộ phận cũng như tới các học viên liên quan đến các kế hoạch đó trước mỗi kì học.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch: Khi có quyết định mở lớp thì Trung tâm cùng với trường liên kết có kế hoạch tuyển sinh theo đúng qui chế của Bộ GD- ĐT. Trung tâm giao cho phòng Đào tạo bán và tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh. Sau đó chuyển hồ sơ ra trường liên kết để xét tuyển sinh (đối với các lớp từ xa), còn đối với các lớp tại chức thì cần có kế hoạch ơn tập và thi tuyển sinh.

+ Thông qua kế hoạch đào tạo được thống nhất với trường liên kết, trung tâm theo dõi thời gian tiến độ giảng dạy của thày thông qua phiếu báo giảng. Hàng ngày cán bộ quản lý các lớp học có trách nhiệm theo dõi giờ giảng, nếu cần thiết có thể trao đổi với giáo viên giảng dạy để thực hiện đúng kế hoạch.

+ Mỗi buổi học cán bộ quản lý lớp học lên lớp điểm danh việc học tập của học viên, cuối đợt học kết hợp với giáo viên giảng dạy để lên danh sách học viên đủ điều kiện dự thi hết môn theo qui định của Bộ GD- ĐT.

+ Trung tâm tham gia vào việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên: Trung tâm cần thống nhất với trường liên kết như sau: Tách rời quá trình dạy, coi thi và chấm thi. Trung tâm phối hợp với trường tổ chức kiểm tra, đánh giá theo đúng qui chế, trường liên kết chịu trách nhiệm ra đề thi. Trong mỗi đợt thi giảng viên của trường liên kết và cán bộ quản lý của trung tâm tham gia coi thi đảm bảo có đủ 2 giám thị một phịng thi, mỗi phịng thi có nhiều nhất 30 thí sinh. Sau khi thu bài tiến hành niêm phong bài thi gửi về trường liên kết để các khoa chuyên môn đánh giá và gửi kết quả lại phòng đào tạo, từ đây kết quả được thông báo cho học viên.

- Đánh giá việc thực hiện kế hoạch: Cần đánh giá việc tuyển sinh có theo đúng kế hoạch hay khơng (về cơ cấu ngành nghề, số lượng, chất lượng học viên...)

Việc tuyển sinh có thực hiện theo đúng qui chế hay khơng? cịn tồn tại yếu kém ở khâu nào? Từ đó đưa ra kế hoạch mới về tuyển sinh.

+ Cần kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học - kiểm tra, đánh giá theo từng khối lớp có đúng kế hoạch không?

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các phịng, ban có liên quan và cán bộ quản lý học viên có đúng qui trình qui định chưa?

- Đánh giá việc thi, kiểm tra hết học phần/mơn học của học viên có đúng qui chế khơng. Có phản hồi với trường trung ương về vấn đề thi cử của học viên.

Chúng ta biết rằng, dù nội dung chương trình có được soạn thảo chu đáo tới đâu, người thầy có giỏi và tận tâm đến mức nào, nếu người học khơng tích cực tham gia vào hoạt động lĩnh hội kiến thức, không chủ động trong quá trình đào tạo thì khơng thể có chất lượng đào tạo cao. Ở đây cần chú ý đến đặc trưng vừa làm vừa học của học viên. Họ bận việc nên thường bị phân tán tư tưởng và mất nhiều thời gian để lao động. Vì vậy việc quản lí q trình học tập của học viên và kiểm tra-đánh giá nghiêm túc khách quan là khâu then chốt trong việc bảo đảm chất lượng đào tạo.

Xuất phát từ quan điểm học viên vừa là đối tượng của quản lý, vừa là chủ thể của quá trình học tập, Trung tâm phải phát huy tính chủ động, tinh thần làm chủ của học viên trong quá trình quản lý, phát huy tinh thần tự quản lý, tự rèn luyện để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Song như thế khơng có nghĩa là trung tâm không tham gia vào việc quản lý quá trình học tập của học viên. Muốn làm tốt khâu này, mỗi học viên khi vào học phải nắm được mục tiêu, chương trình, thời gian đào tạo, những quy chế do bộ GD&ĐT ban hành cùng những quy định của Trung tâm để thực hiện. Quản lý các khâu địi hỏi phải đảm bảo tính liên tục, có hệ thống, quản lí chặt chẽ từ khâu tiếp thu kiến thức trên lớp, bằng cách quản lý sự có mặt của học viên

tập và giải đáp thắc mắc đúng kế hoạch (Đối với đào tạo từ xa ). Sau đó phối hợp với trường Trung ương kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên một cách khách quan, trung thực.

Điều kiện để triển khai các nội dung trên cần:

- Tìm hiểu các yếu tố cấu thành của một kế hoạch mở lớp liên kết - Lập kế hoạch mở lớp cho từng giai đoạn trên cơ sở dự báo - Cụ thể hoá kế hoạch cho từng lớp

- Tổ chức thực hiện kế hoạch và coi trọng khâu đánh giá, điều chỉnh. Mỗi nội dung cần cụ thể hố thành các tiêu chí và minh chứng.

3.2.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường kết hợp chặt chẽ với các cơ sở tuyển dụng lao động nghề phổ thông để đào tạo nghề theo địa chỉ,

a. Mục đích, ý nghĩa biện pháp:

Các cơ sở đào tạo nhân lực, với tính chất và phạm vi hoạt động của mình chỉ cung ứng nhân lực cho một số cơ sở sử dụng nhân lực nhất định và các doanh nghiệp này là khách hàng thường xuyên của cơ sở đào tạo đó. Do vậy, thiết lập mối quan hệ với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về chất cũng như về lượng nhân lực để cung ứng cho thích hợp là một yêu cầu cáp thiết trong cơ chế thị trường.

Không những thế, các doanh nghiệp là đơn vị sản xuất trực tiếp, có các trang thiết bị hiện đại, phù hợp với ngành nghề đào tạo nhất định của Trung tâm, do đó có thể nhờ mối quan hệ này để giáo viên và học sinh được tiếp cận với trang thiết bị tại doanh nghiệp.

Việc xây dựng mối quan hệ này nhằm gắn hoạt động đào tạo với thị trường lao động, từng bước chuyển dần sang thị trường hóa việc đào tạo những ngành nghề phổ biến, có nhu cầu lớn trong xã hội và nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

b . Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:

Như quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng nhân lực thể hiện qua các hình thức sau:

- Cung cấp cho nhau thông tin về đào tạo của trung tâm, thông tin về sản xuất, kinh doanh nhân lực của các cơ sở sử dụng lao động, trên cơ sở đó xác định được tiềm năng và nhu cầu phát triển của các cơ sở đào tạo; xác định rõ nhu cầu đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại nhân lực của các cơ sở sử dụng lao động.

- Thí điểm áp dụng mơ hình song hành, trong đó học viên vừa học nghề vừa làm việc tại cơ sở sản xuất.

- Khuyến khích các cơ sở đào tạo mở xưởng thực hành, thực nghiệm và sản xuất các sản phẩm do các cơ sở này sản xuất được miễn hoặc giảm thuế.

- Tăng cường hoạt động đào tạo theo các đơn đặt hàng. Xác lập hình thức đào tạo theo hợp đồng giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, người sử dụng lao động.

Hoạt động này giúp cơ sở đào tạo tiết kiệm được cơng sức và kinh phí lớn như: điều chỉnh được cơ cấu ngành nghề và số lượng đào tạo, thu được kinh phí đào tạo từ cơ sở sử dụng lao động…

Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến việc làm. Một trong những mơ hình xúc tiến việc làm điển hình hiện nay là tổ chức hội chợ việc làm, chú trọng đến công tác tổ chức các hoạt động xúc tiến lao động, huy động mọi thành phần trong xã hội tham gia. Thu hút các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, trung tâm giới thiệu việc làm tham gia vào việc giới thiệu thông tin về kế hoạch tuyển dụng, chỉ tiêu đào tạo và nhu cầu của địa lương trong tương lai.

Mời giáo viên thỉnh giảng từ các cơ sở sử dụng lao động để tăng tính thực tiễn của q trình dạy học.

- Phối hợp với các cơ sở sử dụng lao động điều chỉnh, xây dựng, đổi mới nội dung chương trình giảng dạy để phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

- Tăng tỉ lệ học viên đào tạo theo mức độ kết hợp toàn diện giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động.

- Tổ chức hội nghị khách hàng thường xuyên.

- Huy động nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật công nghệ, các xưởng sản xuất kinh doanh của cơ sở sử dụng lao động... phục vụ cho quá trình đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện từ liêm hà nội đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)