CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC PHÂN HÓA
1.6. Ƣu điểm và những thách thức của dạy học phân hóa trong trƣờng phổ
phổ thơng
1.6.1. Ưu điểm dạy học phân hóa
DHPH phát huy tốt khả năng cá nhân hóa hoạt động của HS, đƣa HS trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo phù hợp với năng lực nhận thức của bản thân. Bên cạnh đó GV có cơ hội hiểu và nắm đƣợc mức độ nhận thức của từng HS để đề ra những biện pháp tác động, uốn nắn kịp thời và có đánh giá một cách khách quan, chính xác.[18]
DHPH gây đƣợc hứng thú học tập cho mọi đối tƣợng HS, xóa bỏ mặc cảm tự ti của các HS nhận thức kém, giúp mọi đối tƣợng HS cùng tham gia tìm hiểu nội dung, yêu cầu của bài học. Kích thích, gây hứng thú học tập cho
các đối tƣợng HS khá giỏi phát huy hết khả năng, trí tuệ của mình. Khơng gây cảm giác nhàm chán cho HS khá giỏi.[18]
DHPH trong giờ dạy Toán dễ dàng thực hiện, do đặc điểm, tính chất và vai trị của bộ mơn. Khơng nhất thiết phải có các phƣơng tiện thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại.
1.6.2. Những thách thức trong dạy học phân hóa
Một bộ phận cán bộ quản lý và thầy cô giáo, nhất là đối tƣợng lớn tuổi vẫn cịn thể hiện rõ sự bảo thủ, trì trệ, chủ quan và hạn chế nhiều trong nhận thức. Họ suy nghĩ rằng: “Những phƣơng pháp dạy học mới cũng thế thôi. Ta cứ dạy phƣơng pháp truyền thống mà đạt hiệu quả, học sinh hiểu bài và thi đỗ là đƣợc.”
Nhiều GV thiếu kiên trì với phƣơng pháp dạy học mới đặc biệt là DHPH. DHPH yêu cầu GV phải tốn nhiều thời gian, phải vất vả, tìm tịi, sáng tạo trong khâu thiết kế bài dạy, chuẩn bị hệ thống bài tập phân hóa một cách tỉ mỉ; sử dụng nhiều phƣơng án, tình huống sƣ phạm, chun mơn để dẫn dắt, gợi mở HS tìm hiểu, suy nghĩ, tƣ duy...
Số HS ở các lớp học ở các trƣờng phổ thông hiện nay đều tƣơng đối đơng thêm vào đó là trình độ chênh lệch về nhận thức giữa các em còn khá lớn nên tổ chức các hoạt động trong lớp cịn gặp nhiều khó khăn.