Tình hình thực hiện theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 24 pptx (Trang 27 - 29)

5.1 .Quy trình xây dựng dự ánđầu tư nói chung và trong lâm nghiệp

7.1.1.Tình hình thực hiện theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA

7. Theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA

7.1.1.Tình hình thực hiện theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA

7.1. Tổng quan theo dõi và đánh giá tại Việt Nam

7.1.1.Tình hình thực hiện theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA

Việc theo dõi, đánh giá các dự án ODA ở nước ta mới ở giai đoạn khởi đầu. Thực hiện công tác quản lý ODA trong thời gian qua cho thấy hầu hết các bước (các hoạt động) trong qui trình thu hút, quản lí và sử dụng ODA (được qui định ở điều 4 của Nghị định 17/2001/NĐ-CP) đã được tuân thủ ở mọi cấp. Tuy nhiên, kết quả thực hiện của các bước (các hoạt động) trong chuỗi chu trình liên hồn quản lý ODA cịn chưa đồng đều cả về chất lượng và hiệu quả. Một số bước (hoạt động) được tập trung chỉ đạo thực hiện và đã đạt được kết quả tốt (như vận động, đàm phán, ký kết…), một số bước (hoạt động) mặc dù đã có nhiều cố

gắng, nhưng hiệu quả đạt được còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của cả Chính phủ và nhà tài trợ (tiến độ thực hiện dự án, giải ngân vốn ODA…).

Cơng tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA, nếu được thực hiện tốt, sẽ đóng góp tích cực vào việc cải thiện thực hiện các chương trình đã ký kết, cũng như góp phần đẩy nhanh và thực hiện tốt công tác chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt các dự án đã được cam kết. Đặc biệt, nếu như việc đánh giá các dự án ODA được thường xuyên sẽ đúc kết được những bài học kinh nghiệm quí báu, đưa ra những khuyến nghị có giá trị cho cơng tác quản lý ODA, góp phần cải thiện hiệu quả sử dụng ODA ở mọi cấp độ (dự án, ngành, lãnh thổ...).

Hiện tại ở nước ta còn nhiều bất cập trong theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA.

Đến nay ở Việt nam có rất ít, hay nói cách khác là chưa có kinh nghiệm về theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện dự án ODA ở cấp chủ dự án và ban quản lý dự án. Công tác theo dõi dự án ODA hầu như mới chỉ tập trung vào việc báo cáo tiến độ, tình hình thực hiện và giải ngân dự án… chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu của cấp trên, của nhà tài trợ để được giải ngân vốn đối ứng và vốn ODA.

Ở góc độ nào đó, người làm báo cáo, đơn vị làm báo cáo chưa thấy hết lợi ích, tác dụng của việc báo cáo đầy đủ, kịp thời, còn đơn vị nhận được báo cáo cũng chưa coi trọng việc phản hồi kịp thời và hiệu quả cho đơn vị đã gửi báo cáo, còn thiếu một chế tài thích hợp đối với chế độ báo cáo. Cũng như vậy, công tác đánh giá các dự án ODA cũng mới chủ yếu tập trung vào đánh giá trong giai đoạn hình thành, chuẩn bị văn kiện dự án (đánh giá bằng việc thẩm định dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt) hoặc đánh giá thực hiện dự án để đưa ra quyết định điều chỉnh, bổ sung các hoạt động, vốn đầu tư của dự án, hoặc gia hạn, kéo dài thời gian thực hiện dự án.

Các cơ quan quản lí ODA, cơ quan chủ quản cũng chưa tiến hành các đánh giá độc lập các dự án ODA theo qui định của Nghị định 17/2001/NĐ-CP. Tuy vậy, cũng đã có sự phối hợp, tham gia cùng với các cán bộ, tư vấn của nhà tài trợ đánh giá một số dự án ODA (đánh giá định kỳ theo văn kiện dự án, hoặc đánh giá kết thúc dự án theo thủ tục, qui trình và bằng ngân sách của nhà tài trợ).

Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác theo dõi và đánh giá các dự án ODA ở các cấp, đặc biệt là ở các ban quản lý dự án cũng còn nhiều bất cập. Các mơ hình tổ chức đơn vị thực hiện theo dõi ODA còn chưa thể hiện được những ưu điểm nổi trội, cán bộ làm theo dõi và đánh giá hầu hết là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về kỹ năng theo dõi và đánh giá các dự án ODA. Các nguồn lực dành cho công tác theo dõi và đánh giá còn hạn hẹp và chưa được thể chế hóa cụ thể.

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 24 pptx (Trang 27 - 29)