Phần 2 : Kinh Tế Lâm Nghiệp
3. Thẩm định về mặt kinh tế các dự án lâm nghiệp
3.2.2. Theo quy định hiện hành
Nghiên cứu khả thi: Nghiên cứu khả thi là quá trình cụ thể hố các tư tưởng của dự án. Sản phẩm của quá trình này là bản nghiên cứu khả thi. Với nhiều dự án, đặc biệt là những dự án lớn người ta thường chia thành 2 giai đoạn: Nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi. Về cơ bản, những nội dung của 2 loại hoạt động này khác nhau chủ yếu ở mức độ cụ thể, chi tiết của các vấn đề được trình bày và phân tích cũng như về sai số của các đánh giá, phân tích. Để bảo đảm chất lượng của hoạt động nghiên cứu khả thi, người ta đề cập tới các yêu cầu sau đây:
Phải khẳng định lại các kết luận về cơ hội của dự án, làm rõ được tính cấp bách, sự cần thiết và hiệu quả của dự án. Bám sát yêu cầu, mục tiêu đầu tư, làm rõ những mục tiêu đó và ảnh hưởng của việc thực hiện dự án.
Phải thu thập và cung cấp được những thông tin cơ bản nhưng then chốt, cho phép nhìn nhận đánh giá dự án một cách dài hạn và trên tổng thể.
Phải đảm bảo tính chính xác, nhưng địi hỏi chi phí ở mức có thể chấp nhận được. Đánh giá và lựa chọn dự án: Đánh giá dự án trong giai đoạn chuẩn bị dự án là những hoạt động nhằm kiểm tra, đánh giá lại các nội dung, trình tự thực hiện hoạt động được nêu trong dự án để có thể có quyết định đúng về việc có chấp nhận hay khơng chấp nhận dự án, đồng thời lựa chọn được những phương án thực hiện dự án một cách có hiệu
quả. Nó bao gồm 3 loại hoạt động chủ yếu là thẩm định dự án, đánh giá dự án và quyết định về dự án (lựa chọn hay bác bỏ).
Thẩm định dự án: Là tổng hợp những hoạt động đánh giá có tính kiểm định đối với một dự án cả về mặt nội dung và hình thức, vừa kiểm tra, xác định tính đúng đắn của dự án, vừa kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của dự án và các tài liệu của nó. Theo quy định, mọi dự án đều phải được thẩm định. Những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thẩm định dự án có những lợi ích, có những mục đích thẩm định khác nhau, có thể áp dụng những phương pháp cũng như những quy trình thẩm định khác nhau đối với dự án của họ. Những nội dung của thẩm định dự án thường là:
- Tính hợp lý, khoa học, lơgíc của các căn cứ được sử dụng để xây dựng dự án. - Tính phù hợp của dự án với các yêu cầu của chủ dự án và với môi trường cũng như với khả năng khai thác các nguồn lực của dự án.
- Tính lơgíc và khoa học của bản thân các tài liệu dự án.
- Tính xác thực, đúng đắn và tồn diện của các thơng tin được sử dụng trong xây dựng dự án.
- Tính khoa học của các phương pháp được áp dụng trong quá trình xây dựng dự án. Trái với quan niệm thông thường cho rằng thẩm định dự án chủ yếu nhằm xác định những điểm bất hợp lý, những sai sót trong dự án, việc này còn phải làm rõ cả những ưu điểm trong dự án cũng như những nguyên nhân dẫn đến những ưu nhược điểm đó, đồng thời chỉ ra những điểm có thể cải tiến, những thay đổi có thể và cẩn phải thực hiện. Dự án và các tài liệu dự án, văn bản dự án được đánh giá, phân tích trên cơ sở những kết quả thẩm định trên và những thông tin xác thực đã được kiểm tra.
Thơng thường, những dự án lớn có tổ chức đấu thầu, có thể có nhiều bản nghiên cứu khả thi phản ánh những phương án triển khai và phải được so sánh với nhau để lựa chọn phương án có hiệu quả hơn. Việc so sánh này được tiến hành trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hoặc các tác động xã hội của dự án.
Có thể tóm tắt nội dung thẩm định dự án đầu tư như sau:
Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước phải được thẩm định về:
- Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn.
- Các ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung.
- Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng.
- Phương án kiến trúc, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng. - Sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định cư (nếu có).
- Phịng, chống cháy nổ, an toàn lao động và các vấn đề xã hội của dự án.
- Các vấn đề rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.
- Đánh giá tổng thể về tính khả thi của dự án.
Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước phải được thẩm định các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư và phương án hoàn trả vốn đầu tư của dự án.