5.1 .Quy trình xây dựng dự ánđầu tư nói chung và trong lâm nghiệp
7. Theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA
7.2. Các nguyên tắc của hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA ở Việt Nam
7.2.1. Hữu ích
Để trợ giúp việc ra quyết định, các phát hiện đánh giá phải phù hợp và hữu ích, và phải được trình bày rõ ràng và súc tích. Chúng cần phản ánh một cách đầy đủ những lợi ích và nhu cầu khác nhau của các bên tham gia và phải dễ tiếp cận. Qui trình đánh giá cần làm sáng tỏ hơn các mục tiêu, tăng ường trao đổi thông tin và học hỏi, phải trở thành cơ sở cho các hoạt động tiếp theo. Các đánh giá phải kịp thời tức là chúng phải sẵn có tại thời điểm thích hợp.
7.2.2. Cơng bằng và độc lập
Các qui trình theo dõi và đánh giá phải công bằng và độc lập với các qui trình chuyển giao và quản lý hỗ trợ phát triển. Tính cơng bằng góp phần tăng độ tin cậy của đánh giá và tránh sai lệch trong các phát hiện, phân tích và kết luận. Sự độc lập đảm bảo tính hợp pháp cho cơng tác đánh giá và hạn chế mâu thuẫn tiềm ẩn về lợi ích có thể nảy sinh nếu các nhà quản lý chỉ đơn thuần chịu trách nhiệm về việc đánh giá các hoạt động của riêng họ. Nguyên tắc này không loại trừ việc khuyến khích các nhà quản lý theo dõi thực hiện nội bộ. Cơ cấu tổ chức quản lý đánh giá có nhiều ảnh hưởng tới tính cơng bằng và độc lập.
7.2.3. Tin cậy
Độ tin cậy của đánh giá phụ thuộc vào khả năng chuyên môn, sự độc lập của người đánh giá và mức độ minh bạch của qui trình đánh giá. Tính tin cậy địi hỏi việc đánh giá phải báo cáo cả những thành công cũng như thất bại. Các cơ quan tiếp nhận viện trợ cần phải tham gia đầy đủ vào việc đánh giá nhằm tăng độ tin cậy và sự cam kết.
Sự minh bạch của qui trình đánh giá có vai trị thiết yếu để đảm bảo tính tin cậy và hợp pháp của quy trình đánh giá.
Để đảm bảo sự minh bạch, cần đảm bảo các u cầu sau đây:
- Tồn bộ quy trình đánh giá phải hết sức cởi mở và các kết quả phải được công bố rộng rãi.
7.2.4. Cùng tham gia
Nhất quán với nguyên tắc hợp tác, bất kỳ khi nào có thể, các nhà tài trợ và Chính phủ cần tham gia đầy đủ vào quy trình đánh giá vì các phát hiện đánh giá liên quan đến cả 2 phía, nên các điều khoản tham chiếu về đánh giá phải đề cập tới các vấn đề hai bên quan tâm.
Đánh giá cần phản ánh được những quan điểm của cả hai phía về hiệu quả và tác động của các hoạt động liên quan. Nguyên tắc về tính cơng bằng và độc lập trong suốt quá trình đánh giá phải được áp dụng như nhau đối với cả bên tài trợ và bên nhận tài trợ.
Trong mọi trường hợp, các quan điểm và chuyên mơn của các nhóm cần được đưa vào cơng tác đánh giá.
7.2.5. Hài hòa
Sự hài hòa của các quy trình quản lý ODA có vai trị thiết yếu để tránh được sự chồng chéo và đảm bảo cho tất cả các cơ quan liên quan đến chương trình, dự án ODA rút ra được những bài học kinh nghiệm.
Sự hài hòa trong các quy định về thủ tục giữa các cơ quan của Chính phủ giúp hạn chế nhầm lẫn và chồng chéo, đồng thời làm tăng cơ hội hình thành các quá trình tiết kiệm thời gian.
Sự hài hòa giữa các nhà tài trợ cần được khuyến khích nhằm xây dựng các phương pháp đánh giá, chia sẻ các báo cáo và thông tin, và tăng khả năng tiếp cận các phát hiện đánh giá.
Để hỗ trợ lập kế hoạch đánh giá hỗn hợp, các nhà tài trợ và Chính phủ cần trao đổi kế hoạch đánh giá một cách có hệ thống và sớm trước khi tiến hành thực hiện các chương trình, dự án.
7.2.6. Theo dõi và đánh giá được đưa vào lịch trình
Do nguồn nhân lực và tài lực cho đánh giá có hạn nên việc sắp xếp lịch trình đánh giá cho từng giai đoạn là rất quan trọng. Lịch đánh giá phải dựa trên các nhu cầu và ưu tiên của một số lượng lớn các chương trình, dự án ODA đang được thực hiện ở mỗi bộ và tỉnh. Lịch đánh giá này phải đảm bảo cân bằng giữa các ngành địa phương, nhà tài trợ và loại hình đánh giá.
7.2.7. Các đánh giá cần được thiết kế khoa học
Mỗi đánh giá phải được thiết kế và lập kế hoạch một cách khoa học với các điều khoản tham chiếu cụ thể được đưa ra nhằm:
- Xác định mục đích và phạm vi đánh giá, bao gồm việc chỉ rõ đối tượng tiếp nhận các phát hiện đánh giá.
- Mô tả các phương pháp được sử dụng trong đánh giá chương trình, dự án ODA. - Chỉ ra các tiêu chuẩn hoặc mục tiêu để dựa vào đó đánh giá cơng tác thực hiện.
- Xác định các nguồn lực và thời gian cần thiết để hoàn thành đánh giá.
7.2.8. Hiệu quả chi phí
Chi phí để đạt được những kết quả từ công tác theo dõi và đánh giá phải thấp hơn những lợi ích mang lại qua việc sử dụng những kết quả này. Do việc đánh giá có thể địi hỏi chi phí rất cao nên nguyên tắc này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn một số chương trình, dự án điển hình có tính chiến lược để đánh giá thay vì đánh giá tất cả các chương trình, dự án. Lập chương trình và thiết kế đánh giá, số lượng các chỉ số và các loại chỉ số sử dụng trong theo dõi và đánh giá có ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí.
7.2.9. Báo cáo, truyền thơng và phản hồi kết quả
Các báo cáo đánh giá phải rõ ràng, giảm thiểu các thuật ngữ kỹ thuật phức tạp, và thường bao gồm những nội dung sau: tóm lược, giới thiệu ngắn gọn các hoạt động được đánh giá, mô tả các phương pháp được sử dụng để đánh giá, các phát hiện chính, các bài học kinh nghiệm, các kết luận và khuyến nghị.
Phát hiện và kết luận của đánh giá là những lời giải cho các câu hỏi được nêu ra và được lựa chọn để đánh giá. Bài học kinh nghiệm và khuyến nghị kết nối kết quả đánh giá với sự cải tiến không ngừng công tác quản lý các chương trình, dự án ODA.
Việc phổ biến một cách hệ thống các phát hiện đánh giá dưới một số hình thức cho tất cả các cơ quan tham gia và các bên tham gia là việc làm rất cần thiết nhằm đảm bảo cải tiến việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình, dự án ODA trong tương lai.
7.2.10. Sử dụng các kết quả vào công tác quản lý
Những kết quả theo dõi cung cấp thông tin thường xuyên về tiến độ thực hiện dự án và nếu được sử dụng có thể hỗ trợ công tác quản lý dựa trên kết quả.
Những bài học rút ra từ việc theo dõi giúp cải tiến không ngừng và hỗ trợ công tác quản lý việc thực hiện chương trình, dự án
Các kết quả đánh giá cung cấp các thông tin định kỳ về các đầu ra, các kết quả đạt được và ảnh hưởng của chúng tới việc thực hiện các mục tiêu chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.