Phân tích kinh tế chung và kinh tế lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 24 pptx (Trang 49 - 50)

Phần 2 : Kinh Tế Lâm Nghiệp

1.2.Phân tích kinh tế chung và kinh tế lâm nghiệp

1. Vai trị phân tích kinh tế trong ngành Lâm nghiệp

1.2.Phân tích kinh tế chung và kinh tế lâm nghiệp

Căn cứ vào nội dung, phân tích kinh tế được chia thành: Phân tích kinh tế chung và kinh tế - kỹ thuật ngành (như kinh tế lâm nghiệp chẳng hạn):

- Phân tích hoạt động kinh tế được tiến hành dựa trên quan điểm tổng thể và quan điểm hệ thống đối với đối tượng, tính tốn ảnh hưởng của từng yếu tố đến các chỉ tiêu khái quát (tổng hợp).

- Phân tích kinh tế chung được thực hiện theo chế độ báo cáo định kỳ và hướng vào việc nghiên cứu các chỉ tiêu giá trị tổng hợp của hoạt động kinh tế. Phân tích chung tổng thể nền kinh tế, tổng thể ngành. Phân tích kinh tế - kỹ thuật ngành (như kinh tế lâm nghiệp) để tăng cường phân tích kinh tế chung, nó nghiên cứu một cách chi tiết, đánh giá trình độ kỹ thuật của xí nghiệp và ảnh hưởng của nó đến các chỉ tiêu.

1.2.1. Phân tích kinh tế chung

Phân tích kinh tế chung là việc khảo sát, nghiên cứu và đánh giá một cách tổng hợp việc sử dụng tất cả các nguồn lực kinh tế và kết quả hoạt động của nền kinh tế quốc dân (có thể phân tích kết quả hoạt động hàng năm hoặc phân tích kết quả hoạt động 5 năm... tuỳ theo mức độ quản lý). Để từ đó, nghiên cứu hành vi, cách ứng xử các ngành riêng biệt của nền kinh tế hoặc của các đơn vị ra quyết định cá biệt trong nền kinh tế; nghiên cứu hoạt động của toàn bộ nền kinh tế hoặc tổng thể rộng lớn của đời sống kinh tế; nó nghiên cứu trên quy mơ tồn cục tổng sản lượng, công ăn việc làm, mức thất nghiệp và lạm phát chung, cung cấp tiền tệ, thâm hụt ngân sách và giá cả.

Qua phân tích kinh tế chung có thể đi đến xác định được mức độ đạt được các mục tiêu cơ bản của nền kinh tế để có những quyết sách kịp thời, đó là:

- Sản lượng sản phẩm quốc dân: nền kinh tế phải đạt sản lượng ngày càng cao cả trong thực tế và so với tiềm năng đất nước.

- Tăng trưởng nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng nhanh.

- Công ăn việc làm: tạo được nhiều công ăn việc làm. Sử dụng hết lao động; tỷ lệ thất nghiệp phải giảm và chỉ được duy trì ở mức tối thiểu.

- Ấn định mức giá đối với thị trường tự do (giá cả, tiền lương). Kiểm soát được lạm phát.

- Bảm bảo cán cân thanh toán, cân bằng xuất nhập khẩu. - Ấn định tỷ giá hối đoái.

1.2.2. Phân tích kinh tế - kỹ thuật lâm nghiệp

Phân tích kinh tế - kỹ thuật ngành lâm nghiệp (ở đây xin lưu ý: hiện nay khái niệm ngành có khác nhau, có ý kiến cho lâm nghiệp là một lĩnh vực trong ngành nơng nghiệp, có ý kiến cho rằng khi đề cập đến ngành kinh tế - kỹ thuật, lâm nghiệp là một ngành kinh tế - kỹ

thuật). Cho nên phân tích kinh tế - kỹ thuật ngành lâm nghiệp là việc khảo sát, nghiên cứu và đánh giá việc sử dụng các nguồn lực lâm nghiệp và kết quả hoạt động của ngành lâm nghiệp (thơng thường là phân tích hoạt động 5 năm, mà chủ yếu là hàng năm trong một đơn vị lâm nghiệp: bộ, sở, lâm trường, ban quản lý rừng phịng hộ, rừng đặc dụng... ).

Qua phân tích kinh tế - kỹ thuật lâm nghiệp phải đánh giá cho được các tiêu thức cơ bản:

a) Hoạt động bảo vệ rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.

b) Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững, kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng.

c) Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo các quy định của luật Bảo vệ và phát triển rừng, luật Đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng.

d) Bảo đảm hài hồ lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phịng hộ, bảo vệ mơi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng.

Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừng theo quy định của luật Bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật, khơng làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác.

Từ những kết quả phân tích nêu trên, cơ quan chủ quản, chủ rừng tìm ra những quyết sách cần thiết bảo đảm cho việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Một phần của tài liệu Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 24 pptx (Trang 49 - 50)