1.1. Cơ sở lí luận về văn thuyết minh
1.1.6. Định hướng so sánhđối chiếu khi dạy làm văn thuyết minh
Theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, tập 1:“So sánh là đối chiếu sự vật, sự
việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng”. Từ điển Tiếng Việt giải
thích: “Đối chiếu là so sánh với nhau trong đó có một cái làm chuẩn.” (dẫn theo Từ điển Tiếng Việt, viện Ngơn Ngữ học).Có một điều dễ nhận thấy rằng làm văn thuyết minh có những đặc điểm khác biệt so với các dạng bài làm văn khác ở yêu cầu về tri thức khách quan, khoa học và tính hữu ích của nó với đời sống con người. Từ đó, dạng văn này giúp học sinh làm quen với lối làm văn có tư duy, mang tính khách quan, khoa học, chính xác.Là dạng bài làm văn mới đưa vào chương trìnhlàm văn ở bậc học phổ thơng, văn thuyết minh mặc dù rất phổ biến trong cuộc sống song cũng gây khơng ít bỡ ngỡ cho cả người dạy và người học. Giáo viên căn cứ vào sách vở, tài liệu để giảng dạy các kiến thức và kỹ năng để làm bài văn thuyết minh, học sinh theo đó tiếp thu và làm bài…Nhưng một điều nghịch lý là rất nhiều các em học sinh thậm chí kể cả giáo viên khi được hỏi cũng không hiểu được một cách cặn kẽ: vậy bản chất của văn thuyết minh là gì, có điểm gì khác biệt giữa văn thuyết minh với các dạng bài tập làm văn khác. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh có gì khác với miêu tả một danh lam thắng cảnh? Thuyết minh về một tác phẩm văn học khác gì với bài nghị luận về tác phẩm văn học ấy? Vậy thuyết minh có phải là một bài giới thiệu
khơng? Xuất phát từ những băn khoăn trên, chúng tôi đề xuất các định hướng so sánh đối chiếu trong dạy học làm văn thuyết minh trong trường Trung học phổ thơng. Lựa chọn văn thuyết minh làm trục chính, chúng tơi lấy đặc điểm của các kiểu loại văn bản khác để đối chiếu, từ đó tìm ra những biện pháp hiệu quả để định hướng cho phần dạy làm văn thuyết minh trong chương trình lớp 10.