Nội dung và cách thức thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học văn thuyết minh trong chương trình trung học phổ thông từ định hướng so sánh đối chiếu (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Nội dung và cách thức thực nghiệm

3.3.1. Nội dung thực nghiệm

Với những biện pháp đã đề xuất, chúng tôi tiến hành áp dụng các biện pháp cụ thể để “Dạy học văn thuyết minh từ định hướng so sánh đối chiếu”. Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm bài “Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh”,tiết 58, tuần 20, học kỳ II, lớp 10, ban cơ bản.

3.3.2. Cách thức thực nghiệm

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ về nội dung thực nghiệm và các điều kiện cần thiết, tôi tiến hành thực nghiệm với các cách thức như sau:

-Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm

Thiết kế bài giảng “Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh” theo tinh thần của đề tài nghiên cứu. Tại lớp đối chứng giáo viên dạy trên giáo án soạn, giảng lên lớp hàng ngày vẫn dạy. Tại lớp thực nghiệm giáo viên dạy trên giáo án của chúng tôi soạn giảng. Cho học sinh tham quan, trải nghiệm từ thực tế để tiến hành viết văn bản thuyết minh.

Gặp gỡ, trao đổi với giáo viên khối 10 về mục đích, u cầu, tiến trình dạy học của tiết dạy thực nghiệm trong giờ sinh hoạt chuyên môn của tổ Ngữ văn- Trường trung học phổ thơng Nguyễn Khuyến. Sau đó, tổ chức triển khaidạy ởbốn lớp: 10A1, 10A3 là lớp đối chứng, tiến hành dạy theo giáo án soạn giảng của giáo viên và lớp 10A2, 10A4 là lớp thực nghiệm dạy theo giáo án thực nghiệm. Trong quá trình dạy thực nghiệm của chúng tơicó sự tham gia dự giờ của các giáo viên trong cùng khối, có giáo viên khác tham gia giảng dạy để trực tiếp quan sát hoạt động của giáo viên và học sinh. Từ đó chúngtơi đón nhận những phản hồi kịp thời từ phía giáo viên và học sinh về mức độ phù hợp, hứng thú, những điều cần chỉnh sửa, bổ sung… qua trò chuyện, trao đổi và thăm dò ý kiến.

-Giai đoạn 3: Thu thập, xử lý kết quả thực nghiệm

Sau quá trình dạy học và cho học sinh lớp thực nghiệm thực hiện bài viết kiểm tra, khuyến khích các em vận dụng những gì đã rèn luyện được vào bài làm văn của mình, chúng tơi thu lại sản phẩm và tiến hành phân tích, từ đó đánh giá kết quả sau cùng của việc dạy học văn thuyết minh trong ý thức so sánh, đối chiếu. Có thể nói, kết quả là một trong những nội dung quan trọng của thực nghiệm, bởi kết quả thực nghiệm có tác dụng làm sáng rõ tính đúng đắn và khẳng định tính khả thi của những đề xuất trong luận văn. Do đó trước khi thực nghiệm, chúng tơi cũng tiến hành xây dựng các tiêu chí và cách thức đánh giá kết quả thực nghiệm.

3.3.3. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm

Sự tiến bộ ở mỗi cá nhân học sinh, nhất là sự tiến bộ về kĩ năng làm văn thuyết minh không phải là điều có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường sau vài ba tiết dạy thực nghiệm ngắn ngủi mà phải có một q trình để hình thành và phát triển, vì vậy chúng tôi chọn cuối đợt thực nghiệm để tiến hành kiểm tra, đánh giá, từ đó khách quan nhìn nhận sự tiến bộ của các em so với thực trạng ban đầu, đồng thời thẳng thắn nhìn lại những cái được và chưa được trong việc áp dụng các hình thức, biện pháp rèn luyện mà luận văn đã đề xuất. Tuy nhiên,

chúng tơi khơng dám kì vọng vào sự tiến bộ vượt bậc mà chỉ mong nhìn thấy sự thay đổi tích cực trong tinh thần nhận diện văn bản thuyết minh và viết bài văn thuyết minh hiệu quả, thể hiện qua từng trang viết, câu chữ của các em.

Ở đây, chúng tơi chọn hình thức kiểm tra là đưa ra các bài tập (bằng những đề văn thuyết minh cụ thể) để yêu cầu các em thực hiện các thao tác viết đoạn văn từ định hướng so sánh, đối chiếu,tiến tới viết bài văn hồn chỉnh. Sau đó, chúng tơi thu lại kết quả, tiến hành chấm bài, thống kê kết quả đạt hay không đạt yêu cầu theo các tiêu chí vừa nêu, rồi so sánh kết quả kiểm tra của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học văn thuyết minh trong chương trình trung học phổ thông từ định hướng so sánh đối chiếu (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)