Chƣơng 2 : BIỆN PHÁP DẠY HỌC TỪ VỰNG TỪ QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
2.3. Tích hợp trong kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học nhằm đánh giá toàn bộ kết quả của q trình dạy học. Kết quả đó chính là tiền đề cho sự điều chỉnh, đổi mới phƣơng pháp, nội dung dạy học cho phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Hiện nay, kiểm tra, đánh giá vẫn chỉ chú trọng điểm cuối của quá trình dạy - học, mục đích của kiểm tra đánh giá vẫn để phục vụ quản lý nhƣ xếp loại HS, xét lên lớp, cấp chứng chỉ… Trong khi đó, chức năng cung cấp thông tin phản hồi cho HS và GV về quá trình dạy - học của kiểm tra, đánh giá vẫn chƣa đƣợc chú trọng. Rất nhiều HS nghĩ rằng tất cả những gì họ đang làm trong lớp học nhƣ viết bài luận hay làm các bài kiểm tra khơng có nhiều liên quan gì đến cuộc sống thực tế.
Giáo dục đang chuyển dần từ đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng sang đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực và phân làm các cấp độ nhận thức cơ
năng lực HS, trong đó đặc biệt chú trọng năng lực đọc hiểu, sử dụng tiếng Việt, năng lực hợp tác và các phẩm chất nhân văn.
Kiểm tra đánh giá trong DHTH theo định hƣớng năng lực nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS là một yêu cầu cần thiết trong hoạt động dạy và học ở trƣờng THCS trong giai đoạn mới.
Kiểm tra, đánh giá theo định hƣớng năng lực là một thành tố quan trọng của dạy học theo định hƣớng năng lực. Việc dạy học này quan tâm rèn luyện cho HS cách thức vận dụng tổng hợp kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống xung quanh hơn là cung cấp cho các em một khối lƣợng có tính hàn lâm, kinh viện.
Ba chức năng của kiểm tra đánh giá: Xác nhận kết quả học tập của HS, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh việc dạy học.
Chƣơng trình Ngữ văn đƣợc xây dựng theo tinh thần tích hợp, do vậy, câu hỏi tích hợp trong kiểm tra, đánh giá từ vựng là loại câu hỏi tình huống khai thác yếu tố đồng qui giữa hợp phần Từ vựng với các phân môn Văn, Làm văn, cũng nhƣ giữa từ vựng với các môn học khác và kiến thức ngồi cuộc sống. Vì thế khi ơn tập và tiến hành kiểm tra, đánh giá, GV cần giúp HS nắm chắc các vấn đề. Các kiến thức về Văn, tiếng Việt, Tập làm văn đều cùng dựa vào một văn bản chung (hoặc nhiều văn bản cùng thể loại) để khai thác và hình thành.
Khi hƣớng dẫn HS ơn tập GV cần lƣu ý HS không nên học tủ, học lệch mà phải học toàn diện, đầy đủ. GV cần lƣu ý xây dựng đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kỳ theo yêu cầu tích hợp. Hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra phải hƣớng vào việc phát triển năng lực ngƣời học theo bốn cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
2.2.3.1. Nguyên tắc chung
Việc biên soạn những câu hỏi kiểm tra theo định hƣớng phát triển năng lực cũng phải tuân thủ quy trình chung biên soạn câu hỏi kiểm tra kiến thức của HS, bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và chủ đề kiểm tra, xây dựng ma trận đề kiểm tra, biên soạn câu hỏi, làm đáp án và xây dựng thang điểm. Điều cần chú ý trong ma trận là
loại câu hỏi này thuộc vào mức độ hiểu và vận dụng, đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với câu hỏi ở mức độ biết, từ đó làm cho cơ cấu về mức độ của ma trận đề thi nghiêng về mức độ cao (hiểu, vận dụng bậc thấp, vận dụng bậc cao).
Kĩ thuật biên soạn câu hỏi "mở" địi hỏi phải dùng các dạng câu hỏi thích hợp thể hiện đúng phạm vi và mức độ cần hỏi và phù hợp với bản chất của thực tiễn xét từ góc độ bộ mơn. Sở dĩ nhƣ vậy, vì các vấn đề thực tiễn thƣờng liên quan đến kiến thức của nhiều mơn học khác nhau trong nhà trƣờng, có thể giải quyết từ nhiều góc độ khác nhau; việc đặt câu hỏi cần giới hạn lại trong phạm vi liên quan đến kiến thức của mỗi môn học.
Thông thƣờng các vấn đề thực tiễn luôn vận động và phát triển (nói cách cụ thể là ln thay đổi). Theo dõi thƣờng xuyên để cập nhật các thông tin cần thiết là cách thức tốt nhất để hiểu đúng bản chất vận động của sự vật, hiện tƣợng. Từ đó, đƣa ra các câu hỏi có mức độ và phạm vi nội dung phù hợp với tình hình hiện tại, tránh trƣờng hợp nêu câu hỏi sớm hơn hoặc chậm hơn so với sự kiện.
2.2.3.2. Biện pháp kiểm tra, đánh giá
- Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phƣơng pháp kiểm tra đánh giá khác nhau, kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận. Các câu hỏi và bài tập cần có bối cảnh thực tiễn, nội dung tích hợp gắn với bối cảnh.
- Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hoá.
- Đánh giá năng lực HS thông qua các bảng kiểm tra, quan sát các hoạt động học tập của HS.
- Tăng cƣờng các phƣơng thức đánh giá trong giờ, ngồi giờ, chính thức và khơng chính thức. Đặc biệt cần chú trọng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng thực hành, thái độ hành vi của các em thông qua các sản phẩm học tập.
- Khi kiểm tra đánh giá cần đảm bảo đúng, đủ các tiêu chí nhƣ đánh giá đƣợc toàn diện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ, hành vi của HS, đảm bảo độ tin cậy khả thi, đảm bảo yêu cầu phân hoá, đảm bảo giá trị, hiệu quả cao.
Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá đã hỗ trợ thêm cho ngƣời dạy các trang thiết bị dạy học hiện đại, cũng nhƣ việc ra đề kiểm tra một cách khoa học, giúp tiết học trở nên sinh động.
- Tổ chức các chuyên đề, tổ chức nhóm HS dƣới hình thức câu lạc bộ giúp các em giao lƣu, trao đổi, trải nghiệm sáng tạo để từ đó các em học tập tiến bộ.
Bảng mơ tả mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá theo định hƣớng năng lực: Câu hỏi/bài tập về từ vựng đánh giá theo định hƣớng năng lực thƣờng có các dạng: Câu hỏi/bài tập định tính, bài tập định lƣợng, bài tập thực hành.
Trƣớc khi xây dựng các câu hỏi/bài tập, cần lập Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá theo định hƣớng năng lực nhƣ sau:
Chủ đề tích hợp:……………
1) Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chƣơng trình hiện hành. 2) Năng lực cần hƣớng tới.
3) Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề:
Bảng 0.1: Các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề
Nội dung
Loại câu hỏi Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) Ghi chú Câu hỏi/bài tập định tính Bài tập định lƣợng Bài tập thực hành
4) Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả.
Các yêu cần đạt theo các mức trong câu hỏi/bài tập về từ vựng đƣợc cho nhƣ sau:
- Thông hiểu: Hiểu sâu sắc bản chất của kiến thức; Phân tích đƣợc vai trò, cách thức và hiệu quả sử dụng.
- Vận dụng thấp: Vận dụng kiến thức trong phân tích, đọc hiểu văn bản; Vận dụng kiến thức trong tạo lập văn bản.
- Vận dụng cao: Vận dụng kiến thức trong các tình huống giao tiếp thực. Để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng của dạy học từ vựng, khâu kiểm tra đánh giá phải đƣợc xem là một bộ phận khăng khít của q trình dạy học, là một phần bình thƣờng và thƣờng xuyên trong các hoạt động diễn ra trên lớp. Kiểm tra đánh giá theo quan điểm tích hợp sẽ giúp đánh giá năng lực học tập của HS một cách tồn diện và hình thành cho HS ý thức liên hệ nội dung kiến thức về từ vựng với các phân môn, hợp phần trong môn Ngữ văn cũng nhƣ với kiến thức các môn học khác và kiến thức ngoài cuộc sống.