Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ theo mô hình đại học nghiên cứu, lấy ví dụ cho trường đại học công nghệ, đại học quốc gia hà nội (Trang 46 - 51)

CHƢƠNG 2 : CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề nghiên cứu của luận văn, tác giả sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:

2.2.1 Phương pháp thống kê

Thống kê là một tập hợp các cơng việc (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính tốn các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đốn và ra quyết định. Trong luận văn này, phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để thu thập, tổng hợp các thông tin về hoạt động KH&CN của Trƣờng ĐHBK-HCM và NUS. Các thông tin thu đƣợc từ các

cơng trình cơng bố, từ website, các phƣơng tiện thông tin đại chúng về các đối tƣợng sẽ đƣợc chọn lọc, khái quát hóa để thấy đƣợc bức tranh chung về hoạt động KH&CN của các tổ chức này. Cũng bằng phƣơng pháp thống kê, các thơng tin về mơ hình tổ chức, các kết quả, chỉ tiêu, thành tích hoạt động KH&CN của Trƣờng ĐHCN đƣợc tác giả tổng hợp bằng các bảng biểu số liệu, mô tả đặc trƣng qua các đồ thị; đối sánh với chuẩn của ĐHQGHN từ đó phân tích chỉ ra mối liên hệ giữa các đối tƣợng, đối tác của Trƣờng Đại học Công nghệ làm cơ sở đề xuất các biện pháp.

2.2.2 Phương pháp đối sánh

Phƣơng pháp đối sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc đối chiếu, so sánh số liệu với chỉ tiêu cơ sở. Trong luận văn này, tác giả thống kê, lựa chọn các số liệu, chỉ tiêu về hoạt động khoa học công nghệ của NUS và Trƣờng ĐHBK-HCM làm chỉ tiêu cơ sở, chỉ tiêu so sánh là các số liệu tƣơng tự của Trƣờng Đại học Cơng nghệ. Đối sánh chỉ tiêu, mơ hình tổng quát của hai đơn vị này sẽ cho thấy các điểm yếu, tồn tại của Trƣờng ĐHCN so với NUS và Trƣờng ĐHBK-HCM. Phƣơng pháp đối sánh còn đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ đạt chuẩn ĐHNC của Trƣờng Đại học Công nghệ theo hƣớng dẫn số 1206/HD-ĐBCL ngày 13 tháng 4 năm 2015 của ĐHQGHN (tiêu chuẩn cơ sở) và từ đó có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp cho Trƣờng Đại học Công nghệ.

2.2.3 Phương pháp phân tích SWOT

Mơ hình phân tích SWOT là một cơng cụ hữu dụng đƣợc sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức ( Threats) trong một dự án hoặc tổ chức. Thơng qua phân tích SWOT, tổ chức sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng nhƣ các yếu tố trong và ngồi tổ chức có thể ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu đề ra của tổ chức. SWOT giúp mang lại cái nhìn sâu sắc về một tổ chức, dự án, hay một hoàn cảnh [33].

Trong luận văn này, tác giả sử dụng phƣơng pháp SWOT để thấy đƣợc các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Trƣờng Đại học Cơng nghệ. Phân tích đƣợc thể hiện trong Bảng 2.1:

Bảng 2.1 Bảng phân tích SWOT của Trƣờng ĐHCN, ĐHQGHN

Phân tích

SWOT Tích cực/Có lợi Tiêu cực/Có hại

Các tác nhân bên trong Điểm mạnh (Strengths) - Phát huy đƣợc truyền thống và thế mạnh khoa học cơ bản của ĐHQGHN - Có đội ngũ giảng viên có

trình độ cao

- Năng lực nghiên cứu đƣợc xác lập và cộng đồng thừa nhận

- Có quan hệ hợp tác rộng rãi với các đối tác trong và ngoài nƣớc

- Có thế mạnh nghiên cứu về các lĩnh vực công nghệ mới, phù hợp với xu thế nghiên cứu thế giới hiện nay.

Điểm yếu (Weaknesses)

- Hạ tầng kỹ thuật chƣa tƣơng xứng với sứ mệnh. - Lực lƣợng cán bộ mỏng. - Mơ hình tổ chức chƣa phù

hợp với yêu cầu của một ĐHNC

- Có những hạn chế trong quá trình quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ

Các nhân tổ bên ngoài

Cơ hội (Opportunities)

- Mở rộng hợp tác với các đối tác.

- Đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc đối với đại học nghiên cứu (thể hiện ở Luật Giáo dục đại học năm 2013).

Thách thức (Threats)

- Cạnh tranh về nguồn nhân lực ngày càng cao do sự gia tăng của các trƣờng đại học.

- Yêu cầu phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội theo đúng nghĩa một trƣờng ĐH Công nghệ.

- Yêu cầu về chuyển giao, thƣơng mại hóa các sản phẩm công nghệ.

- Các quy định mang tính pháp lý của Nhà nƣớc chƣa đƣợc đổi mới (VD: quy định về mở ngành đào tạo mới...).

Từ phân tích trên, có thể lựa chọn các chiến lƣợc phù hợp cho Trƣờng Đại học Công nghệ nhƣ sau:

Chiến lƣợc SO: Theo đuổi những cơ hội hợp tác nghiên cứu các

công nghệ mới với mạng lƣới các đối tác hợp tác đã thiết lập đƣợc, dựa trên vị thế của Trƣờng ít nhiều đã đƣợc công nhận.

Chiến lƣợc WO: Hợp tác với mạng lƣới các đối tác để chia sẻ nguồn

nhân lực, hợp tác chia sẻ cơ sở hạ tầng (hệ thống các PTN, các xƣởng sản xuất...); chia sẻ các chính sách về quản lý, điều hành hiệu quả.

Chiến lƣợc ST: Căn cứ vào nhu cầu của xã hội để có chiến lƣợc nghiên

cứu các sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời dựa vào các quan hệ hợp tác để thực hiện chuyển giao, thƣơng mại hóa các sản phẩm.  Chiến lƣợc WT: thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những

điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ mơi trƣờng bên ngồi. Cụ thể là cần phát triển hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng đƣợc nghiên cứu trong việc tạo ra các sản phẩm mang tính ứng dụng thực tế, phục vụ phát triển đời sống kinh tế xã hội. Bên cạnh đó cần có chính sách ƣu đãi, thu hút cán bộ có tình độ cao nhằm làm dày lực lƣợng và tránh chảy máu chất xám...

2.2.4. Phương pháp chuyên gia

Nếu phƣơng pháp đối sánh đƣợc sử dụng để đánh giá một cách tổng quát các tiêu chí, các tồn tại chung về mơ hình ĐHNC của Việt Nam so với ĐHNC quốc tế thì phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng để đánh giá từng mặt, từng yếu tố cụ thể của các hoạt động KH&CN hiện tại của Trƣờng ĐHCN dƣới góc nhìn của các chun gia. Trong luận văn này, tác giả sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để đánh giá một cách khách quan về bộ tiêu chí ĐHNC do ĐHQGHN ban hành và đánh giá mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp tổ chức hoạt động KH&CN cho Trƣờng ĐHNC, thông qua các bƣớc:

- Xác định mục tiêu, đối tƣợng đánh giá; - Xác định thang điểm, trọng số;

- Lựa chọn chuyên gia; - Gửi bảng hỏi;

- Thu thập, phân tích kết quả đánh giá và tổng kết.

Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng phƣơng pháp chun gia thơng qua hình thức thảo luận hội thảo, xin ý kiến chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quản lý hoạt động KH&CN, cụ thể là Thầy hƣớng dẫn của tác giả, từ đó lựa chọn các giải pháp phù hợp nhất cho Trƣờng ĐHCN.

2.2.5 Phương pháp mơ hình hóa

Phƣơng pháp mơ hình hóa cho phép nghiên cứu một cách hệ thống thơng qua việc xây dựng các mơ hình hoạt động của tổ chức. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi biết rõ các yếu tố đầu vào, đầu ra và các phép biến đổi trong hệ thống. Trên cơ sở 2 mơ hình cụ thể và các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của ĐHQGHN về ĐHNC, tác giả khái qt đƣợc mơ hình tổ chức hoạt động KH&CN của một ĐHNC nhƣ hình 2.1 dƣới đây:

Hình 2.1 Mơ hình tổ chức hoạt động KH&CN của ĐHNC

Phƣơng pháp mơ hình hóa cịn đƣợc sử dụng để mơ tả mơ hình tổ chức hoạt động KH&CN hiện tại của Trƣờng ĐHCN thông qua các đối tƣợng bên trong nhà Trƣờng. Từ mơ hình hiện tại của Trƣờng ĐHCN, tác giả sẽ đi vào phân tích các q trình để mơ tả bản chất hoạt động KH&CN của Trƣờng, để

Tổ chức nghiên cứu

Tổ chức

sản xuất thử nghiệm Đơn vị chuyển giao,

biết đƣợc các tổ chức bên trong của Trƣờng làm những gì, có tƣơng tác với nhau nhƣ thế nào. Kết hợp mơ hình tổ chức hoạt động và mơ hình quản lý điều hành hiện tại của Trƣờng Đại học Công nghệ, tác giả sẽ lựa chọn giải pháp, đề xuất (thiết kế) một mơ hình mới bằng việc bổ sung các đối tƣợng mới vào hệ thống và bổ sung các cơ chế hoạt động cho Trƣờng Đại học Công nghệ qua 5 giải pháp cụ thể đƣợc trình bày ở Chƣơng 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ theo mô hình đại học nghiên cứu, lấy ví dụ cho trường đại học công nghệ, đại học quốc gia hà nội (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)