Năng lực và việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh cấp Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo chủ đề liên quan đến ancol hóa học 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 25 - 27)

Trung học phổ thơng

1.4.1. Khái niệm năng lực

Khái niệm năng lực (competency) cĩ nguồn gốc từ tiếng Latinh “competentia”. Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ, trách nhiệm. Hiện nay cĩ rất nhiều khái niệm khác nhau về năng lực nhưng năng lực đều được hiểu là sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với cơng việc. Theo Bernd Meiner – Nguyễn Văn Cường, năng lực được định nghĩa như sau: “Năng lực là khả năng thực hiện cĩ trách nhiệm

và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng nhƣ sẵn sàng hành động” [2].

1.4.2. Năng lực giải quyết vấn đề

Theo Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường, cấu trúc chung của năng lực hành động được mơ tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên mơn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. Bốn năng lực thành phần này cũng cĩ thể được chia nhỏ hơn thành tám năng lực cụ thể như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngơn ngữ, năng lực tính tốn. Trong đĩ, năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực quan trọng, giúp HS thích ứng được với cuộc sống.

Năng lực GQVĐ là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nĩ bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đĩ – thể hiện tiềm năng là cơng dân tích cực và xây dựng[..].

Giải quyết vấn đề: Hoạt động trí tuệ được coi là trình độ phức tạp và cao nhất về nhận thức, vì cần huy động tất cả các năng lực trí tuệ của cá nhân. Để GQVĐ, chủ thể phải huy động trí nhớ, tri giác, lý luận, khái niệm hĩa, ngơn

ngữ, đồng thời sử dụng cả cảm xúc, động cơ, niềm tin ở năng lực bản thân và khả năng kiểm sốt được tình thế.

Như vậy, theo chúng tơi năng lực GQVĐ cĩ thể hiểu như sau: “ Năng lực GQVĐ là khả năng “huy động” của một cá nhân, kết hợp một cách linh hoạt và cĩ tổ chức với kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… để hiểu và giải quyết vấn đề trong tình huống nhất định một cách hiệu quả, nhanh chĩng và với tinh thần tích cực cao”.

1.4.3. Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề [1]

Dựa vào bảng chuẩn đầu ra các năng lực học sinh cấp THPT, chúng ta cĩ thể thấy được các biểu hiện của năng lực GQVĐ. Các biểu hiện này cĩ thể được sắp xếp theo mức độ từ thấp đến cao như sau:

1, Phát hiện được vấn đề cần giải quyết

2, Lựa cho ̣n các nguờn tài liệu đo ̣c phù hợp liên quan đến vấn đề ; Tìm kiếm, chọn lọc và ghi chép được thơng tin cần thiết , phân tích, tĩm tắt những thơng tin thu thập được về vấn đề cần giải quyết ...

3, Độc lập trong suy nghĩ để hình thành ý tưởng về giải pháp cho vấn đề dựa trên các nguờn thơng tin đã cho ; chủ động nêu ý kiến về các ý tưởng mới và biết tơn trọng ý kiến trái chiều...

4, Đề xuất một hoặc nhiều giải pháp khả thi ; so sánh và bình luận về các giải pháp đề xuất; lựa cho ̣n được giải pháp phù hợp.

5, Lập kế hoạch giải quyết vấn đề

6, Suy nghĩ và khái quát hĩa vấn đề đã giải quyết thành kiến thức mới của bản thân; áp du ̣ng tiến trình đã biết vào giải quyết tình huớng tương tự với những điều chỉnh hợp lý...

1.4.4. Các cơng cụ đánh giá năng lực và năng lực giải quyết vấn đề

Việc đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực được thực hiện đánh giá theo chuẩn và sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đĩ khơng chỉ là kiến thức, kỹ năng mà là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần cĩ để thực hiện nhiệm vụ học tập tới chuẩn nào đĩ.

Theo “Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh” [5], đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng

khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nĩi cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ

trong bối cảnh cĩ ý nghĩa.

Đặc trưng của đánh giá năng lực là sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau. Phương pháp đánh giá càng đa dạng thì mức độ chính xác càng cao vì kết quả đánh giá phản ánh khách quan tốt hơn[12]. Vì vậy, trong đánh giá năng lực nĩi chung và năng lực GQVĐ nĩi riêng, ngồi phương pháp đánh giá truyền thống như đánh giá chuyên gia (GV đánh giá HS), đánh giá định kì bằng bài kiểm tra thì GV cần chú ý các hình thức đánh giá khơng truyền thống như:

1) Đánh giá bằng quan sát;

2) Đánh giá bằng phỏng vấn sâu (vấn đáp); 3) Đánh giá bằng hồ sơ học tập;

4) Đánh giá bằng sản phẩm học tập (power point, tập san,...); 5) Đánh giá bằng phiếu hỏi học sinh;

6) Sử dụng tự đánh giá (HS tự đánh giá quá trình học tập của mình) và đánh giá đồng đẳng (bạn học đánh giá nhau).

Tuy nhiên, tất cả các phương pháp đánh giá trên đều cĩ yêu cầu phải chú trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống học tập (hoặc tình huống thực tế) và chú trọng đánh giá việc sáng tạo lại kiến thức của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo chủ đề liên quan đến ancol hóa học 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)