Thực tiễn học Làm văn của học sinh Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 34 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Thực tiễn học Làm văn của học sinh Trung học phổ thông

Cơng cuộc đổi mới chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học nói chung đã đem lại cho học sinh một vị trí mới. Học sinh là chủ thể trong giờ học, học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức và tự do sáng tạo mà không phải chịu sự áp đặt của người thầy. Vì thế, mà trong những năm gần đây chất lượng học tập mơn Làm văn có sự tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt với làm văn nghị luận, đã có rất nhiều bài văn của học sinh đã thể hiện được sức sáng tạo trong tư duy, lối lập luận sắc sảo. Các em đã xác định chính xác được yêu cầu nghị luận và lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp với vấn đề cần nghị luận. Ngoài ra, trong các bài văn ấy, các em đã thể hiện được vốn hiểu biết rộng lớn từ chính những kiến thức trong nhà trường và kiến thức thực tế cuộc sống, đặc biệt có chính kiến và thái độ sống đúng đắn trước thực tế cuộc sống. Chẳng hạn với đề bài: “Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật

người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu” các em đã biết lực chọn thao

tác lập luận so sánh phối hợp với thao tác lập luận phân tích để so sánh đối chiếu vẻ đẹp riêng của từng nhân vật trên từng phương diện như cảm hứng sáng tác của nhà văn (Kim Lân miêu viết về người vợ nhặt với cảm hứng lãng

mạn, con người đặt trong mối quan hệ giai cấp, con người có một q trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao. Người đàn bà trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu lại được viết bằng cảm hứng thế sự - đời tư trong khuynh hướng nhận thức thực tại cho nên con người ở đây có phần đa dạng phức tạp hơn).

Sau khi so sánh và phân tích các vấn đề trên các em đã rút ra nhận xét (cả hai

nhân vật nhỏ bé đều là nạn nhân của hồn cảnh song trong họ vẫn tốt lên một vẻ đẹp rất đáng trân trọng đó là vẻ đẹp của những người phụ nữ Việt Nam hiền hậu, ý tứ, giàu lòng vị tha ln khát khao hạnh phúc). Thêm vào đó

chương trình và sách giáo khoa của chúng ta hiện đã có những đổi mới cơ bản theo hướng tích hợp, giảm tải, tăng thực hành, tăng vận dụng, gắn thực tế… giúp học sinh biết viết các văn bản nhật dụng nên phần nào góp phần làm các em thấy được tầm quan trọng và lợi ích trong cuộc sống của mơn Văn nên có thể xem đây cũng là một trong những yếu tố có tính động lực kéo các em gần hơn với việc học văn và làm văn. Đạt được những điều trên đây chính là nỗ lực của tồn ngành giáo dục nói chung và cũng là tâm huyết của các thày cô giáo trực tiếp đứng trên bục giảng nói riêng.

Nhưng những cố gắng trên chưa thể đem lại kết quả tồn diện, đồng bộ khi cịn một bộ phận học sinh khơng nhỏ cịn thờ ơ, chán ghét mơn Làm văn, học mang tính chất đối phó bắt chước nên thiếu kỹ năng và phương pháp làm văn, kiến thức mơ hồ, thiếu sự trải nghiệm và bản lĩnh sống.

Có rất nhiều lí do lí giải cho vấn đề trên. Một phần nhỏ vì học văn làm văn khơng phục vụ cho quyền lợi thiết thực của các em khi thi đại học và vào đời (môn văn không phải là môn thi bắt buộc vào các trường thời thượng ở thời điểm hiện tại). Một phần là do chính là do sự lúng túng và bối rối về phương pháp làm văn do các em cịn ít được tiếp xúc với tài liệu hướng dẫn về phương pháp làm văn cụ thể, rõ ràng trong khi đó những sách tham khảo tập trung giải quyết những bài văn cụ thể thì rất nhiều. Tuy nhiên, sâu xa nhất vẫn là các em không thấy được ý nghĩa đích thực và quan trọng của mơn học này bởi vì trong cuộc sống, dù làm việc ở bất cứ một lĩnh vực nào thì chúng ta cũng cần phải biết diễn thuyết trước đám đông một cách thuyết phục, cần phải biết đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh, giải thích cho một đề án, một kế hoạch mà mình đề ra… Chính vì thế mà trong quá trình tạo lập các thể loại

văn bản đa phần các em cịn máy móc, rập khn, xào xáo văn mẫu đặc biệt các em còn mắc lỗi diễn đạt, lỗi viết câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả…rất trầm trọng và phổ biến. Thực tế cho thấy rằng dù cho học sinh học đã tốt phần tiếng Việt, hoặc đã đọc – hiểu tốt phần văn bản văn học nhưng lại rất yếu về kỹ năng tạo lập văn bản thì kết quả chung của tồn bộ phận mơn Ngữ văn cũng khó đạt được điểm cao.

Thiết nghĩ những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải có sự đổi mới trong tư duy, phải nhìn nhận đúng vị trí, vai trị của phân mơn Làm văn trong nhà trường phổ thông, phải cố gắng rèn luyện trau rồi nhiều hơn nữa bởi mơn Văn nói chung, phân mơn Làm văn nói riêng có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo tiền đề vững chắc cho sự thành công nối tiếp thành công trong tương lai của các em.

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN SO SÁNH TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Có thể thấy thời đại ngày nay đang chứng kiến những biến động vô cùng to lớn với những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, của cuộc cách mạng số, cách mạng thông tin chưa kể đến sự thao túng của đồng tiến đang len lỏi vào những giá trị đạo đức truyến thống tốt đẹp của con người dân tộc. Tất cả những điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.

Thực trạng dạy và học Ngữ văn nói chung, dạy và học Làm văn hiện nay nói riêng đang thực sự trở thành sức ép không nhỏ đối với toàn ngành giáo dục. Đứng trước thực trạng ấy việc cơ chế dạy học mới ra đời cùng với những đổi mới về phương pháp giảng dạy Ngữ văn một cách kịp thời đã phần nào khắc phục được những hạn chế, yếu kém thiếu sót trong cơng việc giảng dạy và học tập ngữ văn nói chung và làm văn vói riêng. Từ nguyên lý truyền thống tập trung hướng vào văn bản, hướng trọng tâm vào người thầy giáo, thầy đóng vai trị vị trí độc tơn đến việc hướng vào mục tiêu cuối cùng là giải phóng tiềm năng, phát huy cá tính sáng tạo của người học sinh. Trong cơ chế dạy học mới chức năng của thầy và trị cũng có sự thay đổi. Từ phương pháp dạy học cũ, thày là người truyền đạo giảng dạy theo phương pháp rót bình học sinh là bình chứa thụ động thì sang cơ chế dạy học mới thầy đóng vai trị là người tổ chức, cố vấn, chỉ đạo học sinh là chủ thể tham gia tích cực vào q trình khám phá và chiếm lĩnh kiến thức. Phương pháp dạy học mới đã tích cực hố hoạt động bên trong của học sinh từ việc tri giác ngôn ngữ đến tưởng tượng tái hiện đến phân tích, đánh giá, khái quát, tự nhận thức mà gọi chung là q trình cảm xúc hố.Tuy nhiên nói như vậy khơng có nghĩa là cơ chế dạy học mới phủ nhận vai trị của người thầy càng khơng phải tuyệt đối hoá vai

trò của học sinh. Một giờ học thành cơng ln cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và thao tác của trị và có thể xem đây là điều kiện thuận lợi nhất để học sinh được làm việc nhiều hơn, tự mình chiếm lĩnh kiến thức, tự mình rèn luyện kỹ năng, tự mình cho ra đời những tác phẩm nhỏ vừa mang tính chất thực hành tổng hợp vừa mang tính sáng tạo của riêng cá nhân. Tương tự như vậy để có được những giờ học rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong làm văn nghị luận đạt hiệu quả luôn cần đến sự cố gắng, nỗ lực, cần đến sự chuẩn bị chu đáo cùng với tất cả những công việc cần thiết của thầy và trò cả ở giờ dạy học lý thuyết và giờ dạy học thực hành.

2.1. Rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)