Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 80 - 116)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.3. Kết quả thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm được tiến hành theo đúng yêu cầu và theo đúng chương trình nội dung phần ngữ văn 11. Do thời gian và nội dung không nhiều, và thực hiện nhanh nên chúng tôi thu được kết quả như sau:

3.4.3.1. Về giáo viên thực hiện

Hầu hết các giáo viên tham gia dạy thực nghiệm đã vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo. Giáo viên làm việc nghiêm túc, đúng tiến bộ.

3.4.3.2. Về phía học sinh thực nghiệm

Các em có hứng thú trong việc tìm hiểu thao tác lập luận so sánh được sử dụng trong bài văn nghị luận. Bởi vậy việc nhận biết các tri thức tương đối thuận lợi. Theo quan sát trực tiếp chúng tôi đối với học sinh trong giờ thực nghiệm và qua biên bản dự giờ khi giáo viên phân tích… giờ học diễn ra một cách sôi nổi, học sinh hăng hái phát biểu. Điều này khẳng định nội dung dạy học phù hợp vời nhận thức của các em, gây được hứng thú cho các em, vì thế các em rất nhiệt tình học tập.

Trong giờ thực hành, chúng tơi khơng chọn các bài tập ngồi sách giáo khoa bởi chúng tôi muốn đánh giá mức độ nhận thức và việc vận dụng tri thức đã học của học sinh một cách tương xứng với nội dung lí thuyết đã dạy. Trong giờ thực hành, khi tổ chức thảo luận nhóm, các em đã rất sôi nổi, hăng say làm việc và đưa ra những ý kiến của mình về bài tập giáo viên yêu cầu. Nhìn chung, dưới sự cố vấn, định hướng của giáo viên, học sinh đã xác định được khá cụ thể các nội dung cơng việc cần thực hiện khi tìm hiểu thao tác lập luận so sánh trong những bài văn cụ thể. Thông qua các bài tập, nhiều học sinh cũng đã hệ thống và củng cố được các vấn đề lý thut. Đó chính là cơ sở để học sinh tự tin trong giờ luyện tập.

Có thể nói, trong q trình tổ chức thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy mặc dù dạy làm văn là công việc khá phức tạp và khó khăn song khơng vì thế mà khơng tạo ra được những hứng thú học tập cho học sinh. Việc triển khai dạy

nội dung thao tác lâp luận so sánh cho học sinh lớp 11 cho thấy học sinh rất hứng thú khi các em nhận diện, xác định được thao tác này trong những văn bản cụ thể. Qua đó, các em hiểu sâu về vai trị của thao tác này trong những đoạn văn, bài văn nghị luận cụ thể và các em cũng nhận thấy việc tạo lập văn bản không chỉ đơn thuần là việc diễn tả nội dung giao tiếp cịn là một cơng việc có tính chất nghệ thuật, giúp cho việc truyền tải nội dung giao tiếp một cách có hiệu quả, thực hiện được mục đích giao tiếp. Việc vận dụng thao tác lập luận so sánh trong những bài văn cụ thể đòi hỏi người viết vừa phải xác định nội dung vừa phải xác định cách thức thực hiện nội dung đó một cách phù hợp nhằm đạt được hiệu quả nhất định. Sau khi tổ chức thực nghiệm, chúng tôi sơ bộ đánh giá kết quả thực nghiệm như sau:

- Về định tính:

Khơng khí giờ học nghiêm túc, học sinh có hứng thú trong việc chiếm lĩnh kiến thức

Nhìn chung, học sinh tiếp nhận tương đối đầy đủ về các vấn đề tri thức. Biết vận dụng các tri thức đó vào thực hành. Ngồi ra, trong bài kiểm tra của học sinh, các em biết vận dụng thao tác lập luận so sánh khi triển khai các nội dung nghị luận.

Trong tiết dạy lí thuyết, nhiều học sinh thấy hứng thú khi giáo viên giải thích nghĩa câu từ so sánh, mối quan hệ giữa so sánh và phân tích, bác bỏ, bình luận. Như vậy, phần nào khơi gợi được bản chất của vấn đề mà học sinh đang tiếp cận, lôi kéo sự chú ý của các em vào nội dung bài dạy.

Khi thực hành, hầu hết các em đã nhận diện được đặc điểm cơ bản của thao tác lập luận so sánh trong ngữ liệu cụ thể, giờ thực hành diễn ra một cách sôi nổi, đầy hứng thú. Qua thực hành, chúng tôi nhận thấy, việc tổ chức thực hành về thao tác lập luận so sánh trong làm văn đã phần nào tạo sự lôi cuốn trong học sinh vào q trình học tập phần làm văn và đó cũng là cơ sở để việc dạy học làm văn ở trường phổ thông bớt đi sự khó khăn, nặng nề. Hay nói cách khác, đó là cơ sở tạo ra diện mạo mới cho việc dạy học làm văn ở trường

phổ thông theo xu hướng dạy học mới theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Cũng qua các dạng bài tập cụ thể, học sinh có thể hệ thống lại tri thức đã được học ở giờ lí thuyết và biết cách xác định thao tác ấy trong các văn bản khác. Trong giờ thực hành mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể tăng cường. Việc thảo luận giúp các em có điều kiện hỗ trợ nhau về mặt nhận thức, bổ sung kiến thức và cịn giúp giáo viên có điều kiện lắng nghe ý kiến của các em. Chính nhờ điều đó mà giáo viên có thể trình bày hoặc bổ sung kịp thời các tri thức cụ thể. Điều này sẽ giúp học sinh có thể hiểu hơn nội dung kiến thức, điều chỉnh những sai sót trong nhận thức của bản thân các em.

Bên cạnh các giờ thực nghiệm, chúng tơi cịn tham dự một số giờ học ở các lớp đối chứng và thấy rằng: Mặc dù giáo viên đã rất cố gắng trong việc truyền đạt kiến thức, song do nội dung giáo án chưa phù hợp nên không phát huy được tính chủ động tích cực học tập của học sinh và vì vậy cũng khơng tích hợp được kiến thức là bao giờ học trở nên kém sơi nổi. Đến giờ thực hành thì các em trở nên lúng túng, gặp khó khăn trong việc giải quyết bài tập. Từ đó các em ít hứng thú với việc làm văn, chán học làm văn bởi nó vừa khó, vừa khơ khan. Ngay trong giờ học lý thuyết, học sinh không hào hứng phát biểu. Và khi được hỏi về việc dạy lí thuyết làm văn nhiều giáo viên đã thẳng thắn trả lời ngại dạy học Làm văn, còn giờ thực hành thì cứ ra bài tập cho học sinh làm là xong. Khi tham khảo giáo án của một số giáo viên thì nội dung sơ sài, các hoạt động dạy học, nội dung dạy học không được triển khai một cách rõ ràng, khơng có điểm nhấn để tạo ra một cách mới lạ, cụ thể cho các nội dung dạy học lý thuyết. Có lẽ vì vậy mà giờ học khơng lơi cuốn được học sinh tham gia.

- Về định lượng:

Căn cứ vào các bài tập sau khi dạy các nội dung lý thuyết và các bài tập trong giờ thực hành, chúng tôi xác định định lượng của giờ thực hành như sau:

+ Hầu hết đã nắm được những nội dung cơ bản nhất về thao tác lập luận so sánh. Các em nhận diện được thao tác này trong những bài tập cụ thể và chi ra các biểu hiện cụ thể của thao tác này trong việc triển khai nội dung nghị luận

+ Học sinh cũng biết vận dụng vào làm bài tập của mình. Tuy vậy, khơng phải học sinh nào cũng biết vận dụng nhuần nhuyễn tri thức này, có em thực hiện khơng theo trình tự, có em trình bày một cách chung chung, khơng cụ thể. Đó là do thời gian thực hành cịn q ít, nhận thức của các em lại khơng đồng đều nên việc vận dụng là không như nhau.

Hơn nữa, do thời gian hạn chế nên chúng tôi đã sử dụng bài kiểm tra của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng để xem xét, đánh giá. Trong bài kiểm tra ấy, chúng tôi nhận thấy đại đa số các em ở các lớp thực nghiệm đã biết vận dụng các thao tác lập luận so sánh trong bài văn của mình thậm trí nhiều em vận dụng một cách sáng tạo và thuyết phục. Với các lớp đối chứng thì có một số em vận dụng được thao tác lập luận so sánh trong bài văn của mình nhưng việc vận dụng cịn mang tính gị ép, khn mẫu, chưa sáng tạo.

Tóm lại, khi tổ chức thực nghiệm, chúng tơi thấy nếu có thêm thời gian cho nội dung này thì việc dạy thao tác lập luận so sánh hiệu quả sẽ cao hơn. Và việc vận dụng các tri thức vào thực hành sẽ tốt hơn.

Kết quả bài kiểm tra làm văn rèn luyện lỹ năng lập luận so sánh trong làm văn nghị luận như sau:

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp điểm bài kiểm tra

Điểm Đối tƣợng

Điểm 1 - 2 Điểm 3 - 4 Điểm 5 - 6 Điểm7 - 8 Điểm 9-10 Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Thực nghiệm 0 0 7 7,8 48 53,3 35 38,9 0 0 Đối chứng 3 3,3 15 16,7 43 47,8 29 32,2 0 0

Đánh giá chung về đợt thực nghiệm chúng tôi thấy: Đợt thực nghiệm diễn ra đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc rèn luện lập luận so sánh trong làm văn nghị luận có hiệu quả tốt.. Điều đó được thể hiện ngay trong q trình dạy bài lí thuyết. Đây khơng chỉ đơn thuần là việc cung cấp tri thức về thao tác lập luận so sánh và dạng văn bản mà nó cịn địi hỏi phải cung cấp cho học sinh cách thức tạo nên văn bản đó. Hơn thế nữa, việc dạy học Làm văn khơng phải là cung cấp lí thuyết mà thơng qua hệ thống tri thức ấy để tổ chức cho học sinh thực hành để các em hiểu rõ hơn, đúng hơn bản chất của lý thuyết lập luận so sánh. Cũng thông qua giờ thực hành giáo viên có thể chỉ rõ được bản chất của q trình tạo lập văn bản – đó là một q trình sáng tạo co tính chất nghệ thuật. Tính sáng tạo ấy nhằm mục đích cuối cùng là hiệu quả giao tiếp. Có thể nói thơng qua việc dạy học thao tác lập luận so sánh, học sinh được rèn luyện về cách tổ chức nội dung bàn luận cũng như cách tổ chức lập luận, cách tổ chức nội dung văn bản và đó là động lực để học sinh tạo ra được những văn bản hay, chuẩn xác và đầy sáng tạo. Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của việc dạy làm văn trong nhà trường phổ thông.

Căn cứ vào ba giờ thực nghiệm, chúng tôi thấy, việc tổ chức dạy Làm văn theo chương trình ngữ văn hiện nay đã phát huy được tính chủ động tích cực và sáng tạo của học sinh, đồng thời cùng một lúc có thể tích hợp được nhiều đơn vị kiến thức trong một nội dung dạy học, trong một thời gian có hạn. Và cũng giúp cho người dạy có một định hướng cụ thể trong quá trình dạy học làm văn. Điều này cũng giúp chúng ta khắc phục những khó khăn trong quá trình dạy học làm văn ở trường phổ thông.

KẾT LUẬN

Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) trình bày những ý kiến của mình bằng cách dùng lí luận (bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng) để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó nhằm làm cho người đọc (người nghe) hiểu, tin, đồng tình và thậm chí làm theo những gì mình đề xuất. Vì thế, văn nghị luận có một vị trí vơ cùng quan trọng trong đời sống nói chung và trong nhà trường nói riêng.

Văn nghị luận là một nội dung lớn đã được đưa vào giảng dạy ở các cấp học, bậc học. Học sinh học văn nghị luận theo từng cấp độ từ dễ đến khó và các em đã hình thành dần kĩ năng làm văn nghị luận. Việc rèn luyện kỹ năng này là một q trình rất cơng phu của người thầy cũng như sự nỗ lực học tập rất lớn của trò. Người thày sẽ là người định hướng, tổ chức hướng dẫn còn học trò là người chủ động lĩnh hội những đơn vị kiến thức và vận dụng những kiến thức đó vào giải quyết những vấn đề nghị luận cụ thể trong học tập cũng như trong cuộc sống. Để đạt được yêu cầu đó địi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp linh hoạt, sáng tạo để phát huy tính chủ động, tính tích cực của học sinh. Đó cũng là vấn đề chúng tơi trăn trở, suy nghĩ và đặt ra trong luận văn này.

Trong luận văn này, chúng tơi chỉ đi sâu vào tìm hiểu một nội dung đó là lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông nhằm rèn luyện cho các em học sinh trung học phổ thông khả năng sử dụng lập luận so sánh một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn và uyển chuyển trong quá trình giải quyết một vấn đề nghị luận

Như chúng ta đã biết khi tạo lập văn bản nghị luận, bên cạnh việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt cùng với việc lựa chọn được một thao tác lập luận phù hợp có vai trị rất lớn trong việc tổ chức nên bài văn nghị luận. Qua đó, giúp bạn đọc xác định được giá trị nghệ thuật cũng như giá trị

nội dung của từng văn bản nghị luận. Do đó, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong làm văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông trong luận văn của mình, chúng tơi đã đề cập đến sự phối hợp hài hoà nhịp nhàng giữa hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh trong một giờ dạy học. Giáo viên và học sinh là hai chủ thể tích cực trong một giờ lên lớp. Mỗi chủ thể tuy có một vai trị, vị trí hoạt động khác nhau nhưng lại có một mối quan hệ biện chứng với nhau trong hoạt động dạy học.

Đối với giáo viên cần phải có tâm huyết, có sự nỗ lực và phải có sự chuẩn bị chu đáo từ việc đổi mới tư duy dạy học, kết hợp hài hoà giữa giảng dạy lý thuyết với thực hành đến việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, chấm, trả bài cho học sinh…Với mục tiêu rèn luyện cho học sinh phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì người giáo viên phải đóng vai trị là người truyền lửa cho học sinh, phải khơi gợi được niềm đam mê với môn học và nội lực vốn có trong học sinh. Đặc biệt phải biến nhu cầu học văn, làm văn là một nhu cầu thực sự bên trong bản thân của học sinh. Song song với yêu cầu của thầy là nhiệm vụ của của mỗi cá nhân học sinh. Học sinh phải chủ động chiếm lĩnh các đơn vị kiến thức, phải tích cực trong nghiên cứu và giải quyết vấn đề, phải phát huy được tiềm năng sáng tạo của cá nhân. Bên cạnh việc trang bị trau dồi, bồi dưỡng thường xuyên những tri thức cơ bản về lý thuyết làm văn, ngơn ngữ, tiếng Việt, lí luận văn học và một số bộ mơn có liên quan thì việc tự trau dồi cho mình vốn sống, vốn kiến thức xã hội, vốn hiểu biết rộng lớn cũng chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong quá trình học làm văn nghị luận nói chung và vận dụng hiệu quả lập luận so sánh trong văn nghị luận.

Cùng với việc đưa ra những yêu cầu cho giáo viên và học sinh, chúng tôi đã tổ chức rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết và trong giờ dạy thực hành trên cơ sở nghiên cứu kỹ chương trình sách giáo

khoa trung học phổ thơng. Đối với giờ dạy học lý thuyết, ngoài việc trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản vững chắc về lập luận so sánh thì học sinh cịn vận dụng được ở bước đơn giản đó là nhận diện và tạo lập được một lập luận so sánh trước một vấn đề nghị luận. Đây cũng chính là cơ sở để các em bước sang học giờ thực hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Đối với giờ thực hành, chúng tôi tiến hành rèn luyện cho học sinh vận dụng lập luận so sánh để giải quyết một vấn đề nghị luận một cách hiệu quả đó là: vừa nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 80 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)