Yêu cầu rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 38 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Yêu cầu rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết

Trong những năm qua việc dạy học phân mơn Làm văn đã có nhiều đổi mới song vì nhiều lí do khác nhau mà vẫn cịn những bộ phận học sinh không phân biệt được các kiểu bài, khơng có phương pháp viết văn nói chung và văn nghị luận nói riêng, lý thuyết về làm văn cịn mù mờ nên có lúc khơng hiểu mình đang làm gì, viết gì trước một yêu cầu nghị luận. Bên cạnh đó, giáo viên phổ thơng cũng gặp khơng ít khó khăn và cịn lúng túng trước những biện

pháp đổi mới. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tồn tại trên? Có lẽ nguyên nhân sâu sa là do trong q trình dạy học chưa có sự phối kết hợp hài hồ giữa lý thuyết với thực hành. Giờ dạy học làm văn vẫn nặng tính lý thuyết trong khi phân mơn làm văn lại có tính chất thực hành việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt và là nơi thể nghiệm những kiến thức về nhiều mặt của học sinh. Và như vậy vơ hình dung đã làm mất đi tính thiết thực, tính ứng dụng một đặc điểm vốn có của phân mơn Làm văn.

Để rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết thì giáo viên cần phải tổ chức giờ dạy theo một quy trình khoa học, hợp lí để học sinh vừa nắm bắt được tri thức một cách vững chắc, cụ thể vừa biết rõ được cách thức để vận dụng vào thực hành. Để làm được điều đó, theo chúng tơi, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

2.1.2.1.Về nội dung

Trong một giờ dạy lý thuyết từ việc giáo viên đưa ngữ liệu và tổ chức phân tích ngữ liệu, học sinh hình thành được khái niệm thao tác lập luận so sánh, nắm được những đặc điểm mang tính bản chất và các thao tác cụ thể của lập luận so sánh. Bên cạnh đó, một mặt học sinh phân biệt được lập luận so sánh với so sánh lơgíc, so sánh tu từ mặt khác các em nhận thức được vai trò, giá trị của thao tác lập luận so sánh khi sử dụng chúng vào làm văn nghị luận, từ đó các em có kỹ năng và ý thức sử dụng thao tác này thường xuyên và sáng tạo hơn. Cuối cùng, các em vận dụng toàn bộ những tri thức, những hiểu biết của mình để nhận diện thao tác lập luận so sánh và bước đầu tạo lập được những văn bản có chứa lập luận so sánh một cách hiệu quả.

2.1.2.2.Về phương pháp

Đối với một giờ dạy lý thuyết việc phối hợp hài hoà giữa lí thuyết và thực hành là một yêu cầu rất quan trọng tuy nhiên công việc này phải được giáo viên vận dụng một cách linh hoạt bởi quỹ thời gian của một tiết học là rất ngắn chỉ có 45 phút mà khối lượng cơng việc lại nhiều. Vì thế việc sử dụng

phương pháp dạy học nào để vừa đảm bảo được yêu cầu trên vừa phát huy được tính tích cực của học sinh và đạt được mục tiêu của bài học cần được giáo viên lựa chọn cho phù hợp.

Có thể sử dụng phương pháp diễn dịch hoặc phương pháp quy nạp. Diễn dịch và quy nạp đều là những thao tác tư duy lơgíc. Nếu diễn dịch đi từ một nguyên lý chung suy ra những hệ luận những đoán định cụ thể, đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến cụ thể thì quy nạp là quá trình suy nghĩ vận động tự xem xét những bộ phận đối tượng riêng lẻ tìm ra mối liên hệ bản chất giữa chúng với nhau từ đó nâng lên thành nhận định khái quát và những đặc điểm tính chất chung của chúng.

Ví dụ: Khi muốn hình thành khái niệm so sánh có thể đưa ra một đoạn văn mẫu “Những kẻ nho nhoe năm ba câu học vấn, mặt sáng nhỏ như hạt

đậu, kinh lịch chẳng ra khỏi nhà, gặp một vài chú đi cày, năm ba chị hàng xén đã tưởng mình là trí thức, trên trời dưới đất chỉ có một mình ta, khơng phải là người tự trọng.

Người tự trọng vốn ở trong nhân quần, vốn tơn kính bậc tiền bối, tài đức kiến thức tự đủ, việc đã làm khơng sợ khó, trí đã định khơng rút rè, thân mình tự trị, không sai pháp luật, khơng trái đạo lí, khơng dối mình, khơng dối người, khơng thấy người sang, quyền quý mà nịnh hót, khơng thấy người bần tiện mà khinh bỉ”. [Theo Nguyễn Bá Học]

Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Người tự trọng khác người không tự trọng theo Nguyễn Bá Học ở những điểm nào? Từ đó giúp học sinh hình thành khái niệm so sánh.

Tuy nhiên, trong một giờ dạy lý thuyết nếu chỉ dùng một trong hai phương pháp trên thì rất dễ gây nên sự nhàm chán cho học sinh. Vì thế, giáo viên cịn có thể dạy học theo phương pháp gợi mở. Phương pháp dạy học gợi mở tức giáo viên nêu câu hỏi gợi mở nêu vấn đề nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh.

Ví dụ: Trong chương trình Trung học cơ sở các em đã được học về so sánh, trong đời sống và trong văn học nghệ thuật chúng ta cũng thường hay dùng so sánh ví von để nhận biết sự vật, hiện tượng. Em hãy lấy ví dụ về những cách nói so sánh mà em biết? Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên định hướng để cho học sinh phân biệt cách so sánh với vai trò nghệ thuật tu từ các em đã học ở trung học cơ sở và so sánh với vai trò là một lập luận trong văn nghị luận ở trung học phổ thông. Với phương pháp này, giáo viên vừa tích hợp kiến thức rất nhiều cho học sinh vừa trách được sự nhầm lẫn khơng đáng có trong q trình nhận thức cũng như sử dụng thao tác lập luận so sánh trong làm văn nghị luận.

Cũng có thể sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ. Đây là phương pháp chia lớp ra thành từng tổ nhóm để các em thảo luận và trình bày những hiểu biết, những nhận định của mình trước một yêu cầu cụ thể. Chẳng hạn, có thể cho học sinh thảo luận để tìm ra mục đích, u cầu của thao tác lập luận so sánh từ đó học sinh rút ra được các bước thực hiện thao tác lập luận so sánh. Ngồi ra phương pháp này cịn ứng dụng vào làm bài tập nhanh và hiệu quả ngay sau khi học lý thuyết.

Ví dụ: Hãy sử dụng thao tác lập luận so sánh để viết một đoạn văn theo chủ đề mà em yêu thích ví dụ như “Quan niệm sống của thanh niên ngày nay” Mỗi phương pháp dạy học lại có những ưu điểm riêng điều này có nghĩa trong dạy học địi hỏi tài năng sự nhạy bén linh hoạt của người thày để phát huy tối đa thế mạnh của mỗi phương pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)