Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.1. Các tiêu chí đánh giá
Căn cứ vào tiêu chuẩn trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và các tiêu chuẩn định tính, định lượng của các thực nghiệm sư phạm, chúng tơi xây dựng các tiêu chí đánh giá gồm:
3.4.1.1. Về định tính
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra khả năng nhận thức của học sinh
về thao tác lập luận so sánh trong văn nghị luận, đánh giá trình độ nhận biết cách thực hiện thao tác đó trong các văn bản cụ thể và đánh giá mức độ vận dụng những tri thức đã học và quá trình tạo lập văn bản nghị luận.
3.4.1.2. Về định lượng
+ Mức độ lý thuyết mà học sinh nắm được trong bài học.
+ Kĩ năng nhận biết và vận dụng các tri thức đã học vào thực hành.
Các chỉ tiêu trên được cụ thể hóa trên các phiếu trắc nghiệm, phiếu kiểm tra của học sinh. Vì khơng trực tiếp kiểm tra, nên chúng tơi chỉ có thể xem xét mức độ vận dụng tri thức về thao tác lập luận so sánh của học sinh thông qua các bài kiểm tra. Việc xem xét này được căn cứ vào các mức độ:
+ Biết sử dụng phối hợp các thao tác lập luận so sánh với các thao tác lập luận khác đã học vào bài văn.
Từ những căn cứ trên, chúng tôi xác định mức độ nhận thức của học sinh như sau:
+ Nhận thức tốt: Biết cách vận dụng các thao tác lập luận so sánh và biết phối hợp các thao tác lập luận đã học ở các lớp dưới vào quá trình tạo lập văn bản nghị luận.
+ Nhận thức khá: Biết vận dụng tương đối tốt thao tác lập luận so sánh trong quá trình tạo lập văn bản.
+ Nhận thức trung bình: Biết sử dụng thao tác lập luận so sánh nhưng còn một số chỗ chưa hợp lý trong quá trình triển khai nội dung nghị luận.
+ Nhận thức yếu: Thực hiện được thao tác lập luận so sánh nhưng chưa tốt và chưa biết cách phối hợp các thao tác nghị luận được học.
+ Nhận thức kém: Không biết vận dụng tri thức và các thao tác vào thực hành