Hình thức rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 50 - 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học thực hành

2.2.3. Hình thức rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học

Đối với một giờ luyện tập thực hành làm văn trên lớp cho học sinh chúng ta cần rèn luyện cho các em cả kỹ năng nói và kỹ năng viết bởi vì khi các em thành thạo cả hai kỹ năng này thì khi đó các em mới thực sự đáp ứng được yêu cầu của học văn và làm văn ở trung học phổ thông.

Kỹ năng nói trong dạy học Làm văn chính là phương pháp rèn luyện cho học sinh cách thức tổ chức, sắp xếp các yếu tố hoặc phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để thể hiện nội dung giao tiếp cần truyền đạt sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Kỹ năng nói trong làm văn luôn hướng đến hai mục đích và chức năng chính đó là: mục đích và chức năng tác động, tạo nên hiệu quả giao tiếp cao nhất cho con người hiện tại là các em học sinh và con người tương lai (sau khi các em rời ghế nhà trường và hội nhập với cộng đồng xã hội); nếu giáo viên sử dụng tốt phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp thì chúng trở thành một cơng cụ, một phương tiện, một phương pháp hiệu quả phục vụ cho việc dạy và học làm văn.

Dạy học lập luận so sánh trong giờ thực hành việc luyện nói cho học sinh là một hoạt động vô cùng quan trọng và không thể thiếu để giáo viên và học sinh củng cố những tri thức về thao tác lập luận so sánh trong làm văn nghị luận, cũng như hiện thực hoá tri thức lý thuyết đó bằng việc giúp học sinh sử dụng thao tác đó độc lập hoặc phối hợp thao tác đó với các thao tác lập luận khác vào thực tiễn. Tuy nhiên do hạn hẹp về thời gian cho nên muốn tổ chức tốt hoạt động này trong giờ thực hành thì giáo viên phải chuẩn bị nội dung sao

cho gọn gàng, hợp lý, đúng trọng tâm và dung lượng vừa phải cịn học sinh phải có một tâm thế chủ động để vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào các tình huống giao tiếp cụ thể và xử lý tình huống đó thơng qua hệ thống các lí lẽ lập luận sao cho thuyết phục người nghe.

Bên cạnh kỹ năng nói thì kỹ năng viết cũng là một trong những mục tiêu rèn luyện mà phân môn làm văn hướng tới ở mỗi học sinh. Kỹ năng viết sẽ được bộ lộ rõ nét nhất qua mỗi bài viết của mình thơng qua các bài kiểm tra trên lớp, các bài tập giao tại lớp hoặc về nhà. Có thể xem đây cũng chính là một hình thức đánh giá năng lực, trình độ , kỹ năng làm văn hiệu quả trong dạy và học làm văn nghị luận đối với mỗi học sinh. Kỹ năng viết trong dạy học Làm văn chính là phương pháp rèn luyện cho học sinh các cách thức tổ chức sắp xếp các yếu tố, các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện nội dung giao tiếp cần truyền đạt dưới hình thức viết các đơn vị ngôn ngữ (văn bản, đoạn văn, câu, cụm từ, từ) sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Để đạt mục tiêu rèn kỹ năng viết cho học sinh trong giờ thực hành thao tác lập luận so sánh giáo viên cần căn cứ vào thời gian cụ thể trên lớp hoặc về nhà mà đưa ra những đề tài nghị luận phù hợp, vừa sức, có ý nghĩa thiết thực, phát huy được tính sáng tạo, tư duy độc lập của học sinh. Đặc biệt trong quá trình thu bài, chấm bài, trả bài giáo viên phải quan tâm đến độ trưởng thành về năng lực, kỹ năng, sức sáng tạo của từng học sinh từ đó kịp thời động viên, khen thưởng, biểu dương và cũng có hướng điều chỉnh những lỗi chưa phù hợp các em còn mắc phải.

Thông thường trong giờ thực hành làm văn với mục tiêu rèn luyện kỹ năng cho học sinh giáo viên nên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Đây là phương pháp giáo viên chia lớp thành các tổ nhóm, và yêu cầu học sinh thảo luận theo yêu cầu đặt ra. Yêu cầu thảo luận có thể chung một chủ đề do giáo viên đề ra hoặc có thể chủ đề tự chọn. Học sinh tiến hành trao đổi thảo luận và nhóm cử đại diện trình bày bài làm của nhóm trước các nhóm khác.

Các nhóm khác tập trung theo dõi, đối chiếu và có thể có những nhận xét, đánh giá bổ sung thêm. Giáo viên động viên khuyến khích các nhóm học sinh trao đổi thẳng thắn, bộc lộ được những suy nghĩ ý kiến của mình một cách dân chủ, thoải mái và cởi mở. Từ đó, giáo viên nhận xét, tổng kết và rút ra quy trình làm bài theo từng kiểu bài cụ thể… Trong quá trình thảo luận giáo viên phải là người điều khiển một cách khách quan tạo cho học sinh một tâm thế chủ động, tránh áp đặt gị bó và đặc biệt phải bám sát theo dõi sát từng nhóm học sinh làm việc có như vậy giờ thảo luận mới đạt hiệu quả cao. Ngồi ra, giáo viên cịn sử dụng phương pháp nêu mẫu hoặc phương pháp vấn đáp trong từng yêu cầu cụ thể để tích cực hố mọi hoạt động của học sinh trong giờ thực hành làm văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)