Lư uý khi rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 45 - 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.4. Lư uý khi rèn luyện kỹ năng lập luận so sánh trong giờ dạy học lý thuyết

Trong q trình dạy học nói chung, dạy học làm văn nói riêng rất cần có một sự tích hợp. Tích hợp là một xu hướng mới của lí luận dạy học đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm thực hiện. Tích hợp là sự phối kết hợp của các tri thức của một số mơn học có những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung thường là quan những chủ đề, những kiến thức nguồn. Tích hợp trong môn Ngữ văn được hiểu là sự kết nối tri thức và kỹ năng ba phân môn: văn học – tiếng Việt – làm văn và trong từng phần, từng vấn đề cụ thể góp phần nâng cao tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học nói chung. Khi dạy “Thao tác lập luận so sánh” giáo viên vừa phải chú ý rèn luyện tri thức kỹ năng lại vừa tìm ra và khai thác những yếu tố chung giữa ba phần của mơn Ngữ văn để tích hợp. Chẳng hạn, trong phần hình thành khái niệm về so sánh, lập luận so sánh, để học sinh phân biệt được giữa so sánh lơgíc, so sánh tu từ và thao tác lập luận so sánh giáo viên có thể tích hợp với:

- Kiến thức mở rộng (kiến thức đời sống): Những cách so sánh hơn, kém trong đời sống hàng ngày.

- Kiến thức văn học: văn học dân gian (những câu ca dao); văn học viết (thơ mới trong một số sáng tác của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử…).

- Kiến thức làm văn: Thao tác lập luận phân tích đã học trước đó.

Cùng với tích hợp, giáo viên cần chú ý phối kết hợp các phương pháp sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung từng phần của bài học. Không nên quá cứng nhắc trong việc vận dụng phương pháp dạy học khiến cho bài học trở nên nặng nề và thiếu sự thuyết phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập luận so sánh với việc làm văn nghị luận ở trung học phổ thông (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)